Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Út Em chào các mẹ. Tiền sản giật là một bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ 2 – 8% số phụ nữ mang thai.

Dạng nhẹ có thể không gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, tiền sản giật sẽ trở thành mối nguy hiểm lớn với cả mẹ và bé.

11 điều cần biết biết khi mang thai đôi

Út Em chào các mẹ.

Nếu các mẹ mang thai đôi và đang lúng túng không biết phải làm gì thì các mẹ sẽ không phải đối mặt việc này một mình đâu.

Nhiều mẹ mang thai đôi không biết nên làm gì nhưng điều đó không có nghĩa các mẹ không thể học được những kỹ năng để xử lý những vấn đề liên quan. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu được những gì sẽ xảy ra khi mang thai đôi.

Phụ nữ mang thai đôi được cho là nhận được sự may mắn gấp đôi nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn so với mang thai đơn.

Ở Mỹ, theo tổ chức y tế phi chính phủ Mayo Clinic tại Rochester, Minn, cứ khoảng 3 trong số 100 phụ nữ có thai sẽ mang thai đôi hoặc thai ba. Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ mang thai đôi đang ngày càng gia tăng.

Để có sự chuẩn bị tốt, các mẹ hãy làm quen với 11 vấn đề mà các mẹ không biết về mang thai đôi từ khi thụ thai đến khi vượt cạn sinh nở.

Những triệu chứng khi mang thai mẹ không nên bỏ qua

Út Em chào các mẹ. Các mẹ có biết liệu cơn đau đột xuất nào là bình thường hay bất thường cần phải gọi bác sĩ ngay cả khi nửa đêm không?

Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt một số triệu chứng khi mang thai không nên bỏ qua và đó cũng giống như lời chuông cảnh báo một số nguy cơ cho các mẹ.

Thậm chí nếu như các mẹ không thấy mình gặp phải những dấu hiệu đáng lo như liệt kê bên dưới, để tránh những trường hợp đáng tiếc, các mẹ nên thận trọng và gọi cấp cứu hơn là cố chịu đau đớn suốt nhiều giờ hoặc băn khoăn lo lắng không biết liệu có bị sinh non hay giãn dây chằng không.

Rh không tương thích – thông tin quan trọng cần nắm rõ khi mang thai

Út Em chào các mẹ. Nếu phát hiện mình mang thai, một trong những xét nghiệm quan trọng mà các mẹ nên thực hiện đó là xét nghiệm nhóm máu. Xét nghiệm cơ bản giúp xác định nhóm máu và yếu tố Rh của các mẹ.

Yếu tố Rh của người mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi, do vậy các mẹ nên tìm hiểu những thông tin về nhóm máu và yếu tố Rh không tương thích ngay từ giai đoạn đầu khi mang thai.

Tiểu đường thai kỳ: Làm sao để kiểm soát tốt?

Út Em chào các mẹ. Tiểu đường thai kỳ tức là lượng đường trong máu của các mẹ tăng cao trong quá trình mang thai và thường biến mất sau khi sinh em bé.

Tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn mang thai nào nhưng thường thấy nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra là do cơ thể các mẹ không sản sinh đủ insulin – loại hooc-môn giúp kiểm soát lượng đường trong máu – để đáp ứng nhu cầu trong quá trình mang thai.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nên một số vấn đề cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai và sau sinh. Nhưng nguy cơ của tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể được giảm nếu như được phát hiện và kiểm soát tốt.

Trong bài viết này, các mẹ hãy cùng Út Em tìm hiểu một số vấn đề như sau:

Đốm máu hoặc chảy máu khi mang thai

Các mẹ nên làm gì nếu xảy ra hiện tượng đốm máu hoặc chảy máu khi mang thai?

Út Em chào các mẹ. Trong tình huống xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu khi mang thai, các mẹ nên gọi bác sĩ hoặc người hộ sinh ngay lập tức, thậm chí ngay cả khi máu ngừng chảy.

Dù máu chảy ra ít, nó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Bác sĩ quyết định điều trị cho các mẹ như nào tiếp theo sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi mẹ.

Các mẹ sẽ cần phải kiểm tra để chẩn đoán, có thể bao gồm những kiểm tra về thể chất như siêu âm hoặc xét nghiệm máu để chắc chắn cả mẹ và thai nhi đều đang khỏe mạnh, không gặp phải bất cứ biến chứng nào.

Chảy máu khi quan hệ: Mẹ bầu có nên lo lắng?

Út Em chào các mẹ. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ cho những phụ nữ chuẩn bị làm mẹ luôn có những lo lắng về việc chảy máu khi quan hệ và nguy cơ sảy thai.

Câu hỏi:

Tôi mang thai được 4 tháng và gần đây tôi thấy mình có xuất hiện đốm máu sau khi quan hệ với chồng.

Bạn bè tôi cho rằng điều này thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng tôi vẫn cảm thấy rất lo sợ không biết có bị sảy thai hay không.

Vậy liệu có thật sự an toàn nếu như tiếp tục quan hệ như vậy?