Tinh dầu tràm – công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng

Có lẽ không một loại tinh dầu nào có thể vượt tràm về độ phủ sóng hầu như với tất cả các mẹ trên đất nước Việt Nam này. Ngay từ khi còn độc thân, mình đã ngâm cứu về tràm, và tất nhiên khi đó sự hiểu biết chỉ ở mặt lý thuyết, thậm chí, đến khi ngồi biên bài này mới là lúc thật sự thấm thía về tràm!

tinh dầu tràm

Nếu bản thân không vào nghề ắt hẳn sẽ chẳng bao giờ mình có thể được dùng tinh dầu thật sự. Trước đó, mình mua không dưới 3 lần tinh dầu tràm, nhưng mỗi lần lại một mùi rất khác nhau và đến giờ khi so sánh với loại tràm trên tay, thì mới đoán rằng không ít mẹ đã phải dùng thứ “na ná tràm”, thậm chí những thứ người ta chế từ gì ra cũng không rõ nữa.

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ làm rõ từng phần một để các bạn nắm đủ thông tin về loại tinh dầu giá trị này, chủ yếu hướng tới cách sử dụng đúng.

Có mấy loại tinh dầu tràm?

Có 2 loại mình cần phân biệt:

  1. Tinh dầu tràm trà: cây tràm trà phổ biến ở nước Úc. Tinh dầu tràm trà thiên về lĩnh vực làm đẹp, thường dùng để trị gàu, mụn, nhờn, nấm tay chân. Hiện tại Việt Nam nhập giống cây này về để làm tinh dầu chủ yếu sử dụng trong việc sản xuất mỹ phẩm.
  2. Tinh dầu tràm (tràm gió): phân bố nhiều ở Thừa Thiên-Huế và rải rác ở Quảng Bình, Quảng Trị Việt Nam. Tinh dầu tràm gió thường dùng trong trường hợp trị ho, long đờm, phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em.

Và trong bài này mình chỉ bàn đến tinh dầu TRÀM GIÓ nhé các bạn, loại được dùng phổ biến chăm sóc sức khỏe người già, sản phụ, em bé để phòng chống bệnh hô hấp rất thường gặp.

Công dụng của tinh dầu tràm (tràm gió) và cách sử dụng cơ bản

Tràm gió mình gọi tắt là Tinh dầu tràm. Và hầu như nhắc tới tinh dầu tràm thì mọi người cũng nghĩ ngay tới tinh dầu tràm gió chứ không hay nghĩ tới tinh dầu tràm trà.

1. Phòng và chữa viêm đường hô hấp

Tinh dầu tràm có nhiều chất khác nhau, trong đó 2 hoạt chất chính là Eucalyptol chiếm 40-55% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm…

Có một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ tinh dầu Tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu.

Tinh dầu tràm giữ ấm cơ thể, phòng cảm gió, giảm ho cho cả người già, trẻ nhỏ và mẹ sau sinh.

Với người lớn, cách dùng tinh dầu tràm rất đơn giản, thoa như thoa dầu gió. Ngoài ra có thể pha cùng dầu dẫn để thoa bóp, hoặc nhỏ vào nước tắm, xông mặt, giúp giảm đau nhức, nâng cao sức khỏe, hay có thể dùng xông toàn bầu không khí trong nhà để làm sạch không khí, phòng tránh các vấn đề hô hấp.

Còn với trẻ sơ sinh, vào những ngày trở trời, gió lạnh, con sổ mũi, ho, viêm đường hô hấp, mình làm một trong số hoặc đồng thời các cách sau:

  • Nhỏ 1-2 giọt vào chậu nước ấm tắm cho con.
  • Tắm xong mình thoa một giọt tinh dầu tràm vào lưng, gan bàn chân, gan bàn tay để giữ ấm. Mình mát xa tinh dầu vào gan bàn chân rồi đi tất trước khi ngủ trưa, ngủ đêm. Mẹ đọc kĩ hết bài này để biết cách sử dụng lần đầu tiên cho em bé như thế nào là tốt nhất.
  • Khi em bé có ngạt mũi, chảy nước mũi, mình thoa 1 giọt vào gối nằm hoặc cổ áo, đương nhiên thoa thử ít một cho con làm quen kẻo mùi rất đậm.
  • Mình cũng dùng tinh dầu tràm pha cùng nước ấm vào lọ xịt để xịt quanh nhà, phòng ngủ để ức chế virus phát tán sinh sôi, giúp con mau khỏi hơn.

2. Trị đầy bụng, khó tiêu

Khi em bé triệu chứng đầy hơi ở bụng do khó tiêu hóa, mẹ lấy 1-2 giọt tinh dầu tràm ra tay thoa đều lên bụng quanh vùng rốn, việc này sẽ giúp làm nóng bụng tống hơi ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Người lớn cũng áp dụng như vậy.

3. Giảm ngứa và giảm kích ứng

Tinh dầu tràm có khả năng giảm ngứa, kích thích của vết côn trùng đốt như muỗi, kiến. Sau khi bị muỗi, kiến cắn, mẹ thoa ngay tinh dầu tràm vào vết đốt cho bé. Người lớn cũng áp dụng cách này.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng để đuổi muỗi bằng cách pha cùng nước ấm để xịt quanh nhà, hoặc dùng đèn xông khuếch tán… cách dùng xua muỗi giống như tinh dầu sả chanh mà mình đã hướng dẫn rất kĩ. Tất nhiên, về độ mạnh mẽ trong việc xua muỗi thì không so sánh được với tinh dầu sả chanh rồi.

Mẹ bầu có dùng được tinh dầu tràm không?

Thật vui mừng vì tràm là một trong số ít những tinh dầu rất lành và an toàn cho bà bầu SAU 3 THÁNG THAI KÌ (tràm, khuynh diệp, chổi xể). Tuy nhiên, dù gì mình cũng khuyên các bà bầu muốn dùng tinh dầu tràm thì nên thử lượng thật nhỏ để quen với mùi nồng đậm.

Không phải mình khuyên lý thuyết suông đâu, bản thân một số người bình thường khi lần đầu tiếp xúc với tinh dầu nguyên chất còn có thể nôn nao vì chưa quen. Huống chi mang thai rất nhạy cảm với hương thơm lạ.

Có một số mẹ khó ngửi mùi tinh dầu tràm nguyên chất nhưng khi pha loãng ra xịt xua muỗi trong nhà thì không thấy gì. Viết vậy để các mẹ bầu lưu ý khi dùng bất kể thứ gì lạ đều phải từ từ ít một ít một nhé.

Tinh dầu tràm có kích ứng không? Với da em bé thì sao?

Tràm là một trong số tinh dầu rất lành, ít gây kích ứng nhất và loại đầu bảng được khuyên sử dụng cho các mẹ các bé sơ sinh bé nhỏ để phòng ngừa viêm đường hô hấp. Tuy tinh dầu tràm rất an toàn nhưng mẹ vẫn cần cẩn trọng không thoa trực tiếp với liều lượng cao vào vùng da nhạy cảm.

Hướng dẫn cơ bản là lần đầu tiên khi dùng cho em bé mẹ nên nhỏ ra tay của mẹ rồi thoa vào gan bàn chân cho con, hoặc muốn cho em bé ngửi thì nhỏ vào gối chẳng hạn.

Một kinh nghiệm từ bản thân mình. Lần đầu tiên dùng tinh dầu tràm, con bị sổ mũi, mình nhỏ một giọt vào cổ áo con, thằng bé ho ngay vì kích ứng mùi nồng quá. Phải bội vã thay áo cho.

Rút kinh nghiệm nên mình hướng dẫn mẹ nên thoa vào gối trước, lượng nhỏ tí thôi, cho bé làm quen dần. Thay vì thoa vào cổ áo bởi nếu bé kích ứng mùi thì thay áo cho bé hơi bị lâu. Gối hoặc khăn mùi xoa là cách hay hơn để giúp bé làm quen.

Còn một số tác dụng khác của tinh dầu tràm mà mình không kể hết ra tại bài này, mình chỉ tập trung vào cách dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và hướng tới bé sơ sinh bé nhỏ, hy vọng giúp các mẹ biết cách dùng thích hợp để mang lại hiệu quả nhất.

Lưu ý: Trong nhà có trẻ nhỏ nếu muốn xông tinh dầu (dù là tinh dầu cây hoa nào) cũng cần thử một lượng thật nhỏ để bé làm quen và quan sát bé có kích ứng với mùi tinh dầu hay không.

Nên mua bao nhiêu tinh dầu tràm cho mỗi lần?

Cái này tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi mẹ. Thông thường, với mẹ ít khi dùng đến ví dụ như chỉ dùng để thoa gan bàn chân cho con thì lọ 10ml là đủ dùng nửa năm tới cả năm.

Với mẹ dùng hao như mình, vừa thoa gan bàn chân, nhỏ nước tắm, đôi khi còn dùng xịt nhà phòng cảm cúm thì rất hao, không có giới hạn. Mẹ cân nhắc về nhu cầu để mua cho phù hợp.

Đặt mua tinh dầu tràm Út Em

10ml = 70.000đ

50ml = 300.000đ

Leave a Comment

0968 458 405