Quan hệ khi mang thai: Điều gì nên và không nên?

Khi mang thai, quan hệ vợ chồng sẽ khác. Cả 2 người hiểu rõ lý do: Người vợ có em bé trong bụng.

Điều bạn băn khoăn lúc này là quan hệ có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Và cả điều này nữa, tại sao đôi khi tôi KHÔNG cảm thấy có ham muốn hoặc ngược lại ham muốn mãnh liệt hơn?

Tư thế quan hệ nào cần tránh, tần suất bao nhiêu lần thì ổn?

Út Em Shop sẽ cùng mẹ giải đáp trong bài viết này nhé.

Quan hệ khi mang thai liệu có ổn?

quan hệ khi mang thai

Khi quá trình mang thai của bạn diễn ra bình thường, bạn có thể quan hệ thường xuyên theo ý mình – nhưng không phải lúc nào bạn cũng có ham muốn.

Ban đầu, do biến đổi nội tiết tố, mệt mỏi và ốm nghén có thể làm giảm ham muốn của bà bầu. Khi thai lớn dần, việc tăng cân, đau lưng và các triệu chứng khác có thể tiếp tục làm giảm sự hứng thú.

Nếu tính theo các giai đoạn của thai kỳ, ham muốn thường giảm ở thai kỳ đầu tiên, tăng lên ở thai kỳ thứ hai rồi lại giảm đi trong thai kỳ thứ ba.

Đôi khi cảm xúc cũng có thể giảm hoặc đánh mất ham muốn.

Lo lắng về việc mang thai hoặc việc có em bé sẽ làm thay đổi mối quan hệ của bạn với đối tác gây ảnh hưởng lớn tới tâm trí của bạn – ngay cả khi bạn đang nóng lòng đón chào thành viên mới của gia đình.

Những lo ngại về hoạt động tình dục làm tổn hại đến em bé hay lo lắng về sinh đẻ là nguyên nhân khiến bạn giảm ham muốn. Những thay đổi về hình ảnh bản thân cũng đóng vai trò tương tự, đặc biệt là lúc giai đoạn mang thai tiến triển.

Tuy nhiên thông tin sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn thấy thú vị:

Nhiều phụ nữ cảm thấy thỏa mãn hơn, thực tế nhiều chị em đạt được cực khoái hay đa cực khoái lần đầu tiên khi cô ấy mang thai.

Các hóc-môn nữ tính tăng cao ảnh hưởng tới bộ ngực và cơ quan sinh dục làm chúng trở nên nhạy cảm và dễ hưng phấn hơn.

Quan hệ khi mang thai có gây hại cho em bé không ?

Em bé được bảo vệ rất an toàn bởi nước ối cùng với các bó cơ chắc chắn ở tử cung. Do vậy hoạt động tình dục sẽ không làm ảnh hưởng đến em bé.

Các tư thế quan hệ nào là tốt nhất khi mang thai ?

Miễn là bạn cảm thấy thoải mái, hầu hết mọi tư thế đều ổn (có hình ảnh).

Khi thai phát triển, hãy thử nghiệm để tìm những tư thế tốt nhất.

Thay vì tư thế truyền thống nam ở trên nữ (sẽ gây bất tiện vì bụng nữ giới lớn dần), nam giới có thể nằm ở vị trí bên cạnh, hoặc nữ giới ở bên trên nam.

Hãy thoải mái sáng tạo, miễn là cho nhau niềm vui và sự thoải mái.
[adinserter block=”8″]

Có nên quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn ?

Quan hệ bằng miệng an toàn trong khi mang thai. Tuy nhiên nếu các bạn làm điều này, nên chắc chắn rằng chồng (hoặc bạn trai) không thổi không khí vào âm đạo của bạn.

Đôi lúc sự căng đầy của không khí có thể ngăn chặn mạch máu (thuyên tắc khí), đe dọa tính mạng của bà bầu và em bé.

Thường thì quan hệ qua đường hậu môn không được khuyến khích trong khi mang thai.

Quan hệ qua đường hậu môn có thể gây khó chịu nếu bạn mắc bệnh trĩ. Hơn nữa, quan hệ qua đường hậu môn có thể cho phép vi khuẩn gây nhiễm trùng lây lan từ trực tràng vào âm đạo.

Bao cao su có cần thiết hay không?

Việc tiếp xúc với bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khi mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sức khỏe của bé.

Hãy sử dụng bao cao su nếu:

  • Đối tác của bạn nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bạn đang không ở trong mối quan hệ đôi bên cùng có một vợ – một chồng.
  • Bạn quan hệ tình dục với một đối tác mới trong khi mang thai.

Liệu cực khoái có thể gây sinh non?

Cực khoái có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, những cơn co thắt này không giống với các cơn co thắt bạn cảm thấy trong quá trình chuyển dạ. Cực khoái – có hoặc không giao hợp – không có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non.

Tương tự như vậy, quan hệ cũng không kích thích đẻ non ngay cả khi ngày sinh bé cận kề.

Giai đoạn nào nên tránh quan hệ tình dục?

Mặc dù hầu hết phụ nữ có thể quan hệ tình dục an toàn trong suốt thời kỳ mang thai nhưng cách tốt nhất là vẫn nên thận trọng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên tránh quan hệ nếu:

  • Bạn từng có tiền sử sinh non.
  • Bạn bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Bạn đang bị rò rỉ nước ối.
  • Cổ tử cung của bạn bắt đầu mở sớm (hở tử cung).
  • Nhau thai bao lấy một phần hoặc bao trọn cổ tử cung đang mở của bạn (rau tiền đạo).

Còn nếu tôi không muốn quan hệ tình dục?

Được chứ bạn.

Có nhiều cách để gia tăng ân ái hơn so với giao hợp. Hãy chia sẻ nhu cầu và mối quan tâm của bạn với đối tác một cách cởi mở và yêu thương.

Nếu quan hệ tình dục trở nên khó khăn, không hấp dẫn hoặc ngoài giới hạn, hãy thử một loại tiếp xúc khác như ôm ấp, hôn hoặc mát-xa.

Sau khi sinh em bé, bao lâu thì tôi có thể quan hệ trở lại?

Cho dù bà bầu sinh nở qua đường âm đạo hay bằng cách mổ, cơ thể người mẹ phải cần có thời gian để phục hồi.

Nhiều nhà chăm sóc sức khỏe sinh sản khuyên bạn nên chờ đợi 4 đến 6 tuần trước khi trở lại quan hệ. Điều này cho phép thời gian để cổ tử cung của bạn đóng và những vết rách từ việc cắt tầng sinh môn được chữa lành.

Nếu bạn đang quá đau hoặc mệt mỏi ngay cả suy nghĩ về tình dục thì hãy duy trì sự thân mật bằng những cách khác.

Kết nối với người ấy thông qua các cuộc gọi điện thoại ngắn, thư điện tử hoặc tin nhắn trong ngày. Dành một vài phút tĩnh lặng cho nhau trước khi ngày mới bắt đầu hoặc trong khi bạn chuẩn bị cuộn mình đi ngủ.

Khi bạn đã sẵn sàng quan hệ tình dục, chầm chậm thôi – và nhớ lựa chọn cho mình một phương pháp tránh thai đáng tin cậy nếu bạn muốn ngăn ngừa mang thai sau này.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp)

3 thoughts on “Quan hệ khi mang thai: Điều gì nên và không nên?”

Leave a Comment