Những triệu chứng khi mang thai mẹ không nên bỏ qua

Út Em chào các mẹ. Các mẹ có biết liệu cơn đau đột xuất nào là bình thường hay bất thường cần phải gọi bác sĩ ngay cả khi nửa đêm không?

Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt một số triệu chứng khi mang thai không nên bỏ qua và đó cũng giống như lời chuông cảnh báo một số nguy cơ cho các mẹ.

Thậm chí nếu như các mẹ không thấy mình gặp phải những dấu hiệu đáng lo như liệt kê bên dưới, để tránh những trường hợp đáng tiếc, các mẹ nên thận trọng và gọi cấp cứu hơn là cố chịu đau đớn suốt nhiều giờ hoặc băn khoăn lo lắng không biết liệu có bị sinh non hay giãn dây chằng không.

triệu chứng khi mang thai không nên bỏ qua

Các mẹ lưu ý rằng một số triệu chứng khi mang thai nguy cấp hay không phụ thuộc vào thời gian mang thai và tình trạng đặc biệt của các mẹ hoặc tiền sử bệnh lý. Các mẹ nên hỏi bác sĩ những lưu ý cho bản thân về trường hợp, triệu chứng nào cần gọi bác sĩ hay cấp cứu khi thai kỳ đang phát triển.

  • Thai nhi chuyển động hoặc đạp ít hơn bình thường (kể từ khi có dấu hiệu bé bắt đầu chuyển động thường xuyên). Hãy hỏi bác sĩ xem các mẹ có cần kiểm soát hoạt động của thai nhi bằng cách “đếm các cú đạp” hàng ngày không. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho các mẹ về cách đếm hoạt động của thai nhi và khi nào cần gọi hỗ trợ;
  • Đau bụng âm ỉ, nghiêm trọng hoặc hơi đau một chút;
  • Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu;
  • Chảy dịch âm đạo nhiều hơn hoặc dịch âm đạo có sự thay đổi, nếu nó dạng lỏng, nhầy hoặc có máu (cho dù là màu hồng hoặc đỏ nhạt). Lưu ý: Khi thai kỳ được hơn 37 tuần, tình trạng dịch âm đạo tăng sẽ bình thường và có thể là dấu hiệu cho biết các mẹ chuẩn bị sinh sớm;
  • Áp lực lên khung chậu (cảm giác như thai nhi đang dồn xuống dưới), đau lưng dưới (đặc biệt nếu đó là vấn đề mới của các mẹ), đau bụng hoặc bị chuột rút như khi có kinh nguyệt; hay bị co thắt nhiều hơn 4 lần mỗi giờ (thậm chí không thấy đau) trước khi thai kỳ được 37 tuần;
  • Tiểu nóng, rát hoặc tiểu ít hay không đi tiểu được;
  • Buồn nôn dai dẳng hoặc nghiêm trọng hay bất cứ tình trạng nôn mửa nào có kèm theo cảm giác đau hoặc sốt;
  • Ớn lạnh người hoặc sốt khoảng hơn 37,70C;
  • Rối loạn thị giác như song thị, mờ tầm nhìn, vấn đề chớp mắt hoặc tình trạng đục dịch kính (cảm giác như có đốm trong tầm nhìn);
  • Đau đầu nghiêm trọng hoặc kéo dài hay đau đầu kèm triệu chứng mờ mắt, nói lắp hoặc tê người;
  • Phù mặt hoặc sưng bọng mắt, bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng hơn vết sưng nhỏ ở tay, sưng đột xuất hoặc nghiêm trọng ở chân hay mắt cá chân, tăng cân quá nhanh (nhiều hơn 1,8kg mỗi tuần);
  • Bị chuột rút nghiêm trọng hoặc kéo dài, đau nhức mà khó có thể gập bàn chân chỗ đoạn mắt cá chân hướng về phía mũi hoặc đi bộ lòng vòng; một chân bị sưng hơn chân còn lại;
  • Chấn thương vùng bụng (bị ngã hoặc tai nạn xe);
  • Thường xuyên chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim đập nhanh;
  • Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực;
  • Táo bón nghiêm trọng kèm đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ;
  • Bị ngứa kéo dài ở mình, cánh tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ngứa nhẹ khắp người;
  • Có triệu chứng hoặc tiếp xúc với người bị cúm. Cả cúm thường và cúm gia cầm H1N1 (cúm heo) đều có nguy hại với mẹ bầu. Do vậy hãy nói cho bác sĩ biết ngay nếu như các mẹ mới tiếp xúc với người bị cúm hoặc có bất cứ triệu chứng cúm nào, bao gồm sốt, viêm họng, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc ớn lạnh người;
  • Gọi cấp cứu ngay nếu gặp phải tình trạng thở gấp hoặc khó thở, đau bụng, đau ngực, đột ngột chóng mặt, rối loạn, nôn mửa nghiêm trọng hoặc dai dẳng, chuyển động thai nhi giảm hoặc nếu các mẹ sốt cao dù đã dùng acetaminophen;
  • Tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm như thủy đậu hoặc rubella trong trường hợp chưa được miễn dịch hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Nên gọi cho bác sĩ trước khi rời nhà hoặc văn phòng đến gặp;
  • Trầm cảm hoặc lo lắng quá nhiều. Nếu các mẹ cảm thấy buồn phiền hay thất vọng, khó kiểm soát được hành vi hoặc có ý định làm tổn hại bản thân thì hãy tìm đến đến những trợ giúp ngay lập tức;
  • Bất kỳ vấn đề sức khỏe mà các mẹ vẫn thường gọi hỏi bác sĩ, thậm chí không liên quan gì đến thai kỳ (ví dụ như tình trạng hen suyễn xấu đi hoặc cảm lạnh ngày càng nặng hơn).

[adinserter block=”12″]

Cơ thể của các mẹ sẽ thay đổi nhanh chóng nên khó có thể biết được liệu những gì mà các mẹ gặp phải có phải là bình thường hay không. Nếu các mẹ không chắc triệu chứng nào nguy hiểm, cảm thấy không giống như mình bình thường hoặc thấy không thoải mái thì hãy tin vào cảm nhận của mình và hỏi bác sĩ. Bác sĩ cũng muốn nhận được những cuộc gọi như vậy. Trường hợp có vấn đề, các mẹ sẽ được hỗ trợ ngay. Nếu không có vấn đề gì thì cũng yên tâm hơn.

Nếu các mẹ không thể gọi được cho bác sĩ thì có thể đi thẳng đến bệnh viện (chuyển dạ và chuẩn bị sinh) hoặc đến phòng cấp cứu.

Nhìn chung, khi các mẹ gần đến ngày dự sinh, hãy kiểm tra những dấu hiệu chuyển dạ để biết những gì cần tìm hiểu và khi nào nên gọi cấp cứu.

(Dịch từ bài viết “Pregnancy symtoms you should never ignore” – website Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment