Khi trẻ sinh non, mẹ cần phải hiểu được nhu cầu đặc biệt của con

Út Em chào các mẹ. Nếu bạn sinh non, thì bé sẽ phải đối mặt với rất nhiều những thách thức – và hãy ghi nhớ rằng việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của con là điều hết sức quan trọng.

Nếu được sinh ra quá sớm, sự ra đời kì diệu của em bé sẽ có thể bị lu mờ bởi những mối lo lắng về sức khỏe của trẻ sinh thiếu tháng cũng như những ảnh hưởng lâu dài của nó. Tuy nhiên, bạn lại có thể làm rất nhiều điều để chăm sóc cho đứa con sinh non của mình – cũng như chính bản thân bạn – khi bạn nhìn về tương lai phía trước.

Những thách thức đặc biệt đối với trẻ sinh non

Bé sinh non

Một em bé sinh non hoặc sinh thiếu tháng sẽ được sinh ra trước 37 tuần của thai kỳ. Nhìn chung, nếu bé bị sinh non, thì nguy cơ gặp phải các biến chứng sẽ cao hơn.

Ban đầu, em bé sẽ có rất ít lượng chất béo trong cơ thể và cần được duy trì nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Chúng chỉ có thể khóc rất khẽ và gặp phải những vấn đề về hô hấp. Và việc nuôi con sinh thiếu tháng cũng là một thách thức.

Các triệu chứng mà em bé sinh non có thể gặp phải như vàng da và mắt, lượng đường trong máu thấp, thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô (bệnh thiếu máu). Mối lo ngại nghiêm trọng hơn có thể bao gồm nhiễm trùng, những cơn ngừng thở (hội chứng ngừng thở apnea) và ngừng cung cấp máu lên não. Một số em bé sinh thiếu tháng còn bị suy giảm thính giác hoặc thị lực.

Những đứa trẻ khác có thể mắc phải các hiện tượng như chậm phát triển, không có khả năng học tập, giảm khả năng hoạt động, hoặc gặp các vấn đề sức khỏe về hành vi, tâm lý hay bệnh mãn tính. Tuy nhiên, nhiều bé vẫn bắt kịp và phát triển khỏe mạnh bình thường.

Chăm sóc bé sinh thiếu tháng

Nhu cầu đặc biệt của bé sinh thiếu tháng cần có đó là chế độ chăm sóc đặc biệt, có thể phải nằm trong phòng chăm sóc sức khỏe tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU). Trong một số trường hợp, trẻ sinh non cần được đưa đến bệnh viện để chăm sóc đặc biệt.

Đội ngũ y tế chăm sóc cho con bạn sẽ làm mọi thứ có thể để giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Vai trò của những người làm cha mẹ như bạn cũng rất quan trọng.

  • Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bé sinh non. Việc không chắc chắn hay thiếu hiểu biết về vấn đề nào đó có thể rất đáng sợ – đó có thể là về các thiết bị monitor (thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân), máy thở và các loại thiết bị khác trong phòng chăm sóc sức khỏe tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU). Hãy viết ra các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời khi bạn đã sẵn sàng. Đọc tài liệu được cung cấp bởi bệnh viện, hoặc tự mình làm các cuộc nghiên cứu. Bạn càng hiểu biết bao nhiêu thì khả năng xử lý tình hình càng tốt bấy nhiêu.
  • Chia sẻ những quan sát và mối quan tâm của bạn. Nếu nhận thấy bất kể những thay đổi gì về tình trạng sức khỏe của bé sinh thiếu tháng, hãy báo cho đội ngũ y tế ngay lập tức.
  • Thiết lập nguồn cung cấp sữa cho bé. Sữa mẹ có chứa protein giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập và thúc đẩy sự phát triển của em bé. Mặc dù bé sinh thiếu tháng lúc đầu chưa thể bú mẹ hoặc bú bình, nhưng sữa mẹ vẫn có thể được dùng trong những cách khác – hoặc trữ lạnh để sử dụng sau. Bắt đầu bơm sữa ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt. Cần bơm sữa ít nhất sáu đến tám lần mỗi ngày. Ngoài ra, hãy hỏi các bác sĩ về nhu cầu bổ sung dinh dưỡng cho bé – hoặc là ở dạng bổ sung dưỡng chất trong sữa mẹ hoặc là sữa công thức dành cho trẻ sinh non.
  • Dành thời gian cho con bạn. Hãy thường xuyên trò chuyện với bé với giọng yêu thương ấm áp và chạm nhẹ vào con bạn. Đọc cho bé nghe những câu chuyện sẽ giúp gắn kết sợi dây tình cảm. Khi em bé đã sẵn sàng, hãy ôm bé trong vòng tay của bạn. Ấp em bé dưới chiếc áo choàng hay chiếc áo sơ mi để làn da của bạn và bé được chạm vào nhau. Tìm hiểu cách thức nuôi dưỡng, thay đổi và xoa dịu bé sinh thiếu tháng. Nếu bạn lo ngại về sự can thiệp của ống luồn tĩnh mạch hoặc hệ thống dây điện kết nối với màn hình, thì hãy yêu cầu đội ngũ y tế để nhận được sự giúp đỡ. Hãy cân nhắc việc cá nhân hóa chiếc giường của bé với một tấm chăn đặc biệt hay bức ảnh gia đình

Chăm sóc bản thân bạn

Bây giờ bạn đang tập trung vào em bé của bạn, nhưng hãy nhớ rằng bạn cũng có những nhu cầu đặc biệt của riêng mình. Chăm sóc tốt cho bản thân sẽ giúp bạn có sự chăm sóc tốt nhất cho bé sinh thiếu tháng.

  • Hãy dành nhiều thời gian để chữa lành. Bạn có thể cần thêm nhiều thời gian để cơ thể bạn phục hồi từ sự khắc nghiệt của việc sinh nở hơn là bạn tưởng tượng. Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Khi có được sự đồng ý của bác sĩ chăm sóc sức khỏe, bạn nên dành thời gian của mình cho một số hoạt động thể chất.
  • Thừa nhận những cảm xúc của bạn. Sẵn sàng chấp nhận niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận và thất vọng. Bạn có thể ăn mừng thành công ngày hôm nay, và rồi lại chuẩn bị để trải nghiệm những trở ngại trong ngày tiếp theo. Cho phép cảm xúc của bạn xảy ra vào một thời điểm trong ngày. Hãy nhớ rằng bạn và chồng hoặc bạn tình của bạn có thể có cách phản ứng với những căng thẳng và lo lắng khác bạn, nhưng cả hai đều cùng muốn làm những gì tốt nhất cho em bé. Vậy nên hãy biết hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian căng thẳng này. Cẩn thận với chứng trầm cảm sau sinh.
  • Hãy nghỉ ngơi khi bạn cần. Nếu bạn rời khỏi bệnh viện trước em bé của bạn, hãy tận dụng thời gian khi ở nhà để chuẩn bị cho sự có mặt của bé. Em bé của bạn cần bạn, nhưng điều quan trọng là bạn cần phải cân bằng giữa thời gian ở bệnh viện với thời gian dành cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình bạn.
  • Hãy trung thực với anh chị em ruột của bé. Nếu bạn có những đứa trẻ khác, nên cố gắng trả lời câu hỏi của chúng về em bé một cách đơn giản nhất. Bạn có thể giải thích rằng em bé trai/gái của họ đang bị bệnh và bạn đang cảm thấy lo lắng. Trấn an con rằng bệnh của bé không phải là lỗi của chúng. Nếu con bạn không được nhìn thấy em bé trong lồng kính, hãy cho chúng được thấy hình ảnh của bé.
  • Chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác. Cho phép bạn bè và những người thân yêu của bạn chăm sóc cho đứa trẻ lớn, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa hoặc làm một số công việc lặt vặt giúp bạn. Hãy cho họ biết những gì là hữu ích với bạn.
  • Tìm kiếm cho mình sự hỗ trợ. Bao bọc quanh bạn bởi sự hiểu biết của bạn bè và những người thân yêu. Nói chuyện với những bậc cha mẹ khác cũng có con nằm trong lồng kính. Tham gia vào một nhóm hỗ trợ tại địa phương cho cha mẹ của trẻ sơ sinh, hoặc tìm hiểu các cộng đồng trực tuyến. Tìm kiếm cho mình sự trợ giúp chuyên nghiệp hơn nếu bạn đang cảm thấy tuyệt vọng hoặc bạn đang đấu tranh để đối phó với những trách nhiệm mới của mình.

Đưa bé về nhà

Khi đã đến thời điểm mang bé về nhà, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm, vui mừng và lo lắng. Sau khoảng thời gian ở bệnh viện, bạn sẽ thấy khó khăn để rời khỏi sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế của bé. Hãy nhớ rằng khi bạn dành nhiều thời gian hơn cho bé, bạn sẽ hiểu rõ hơn làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu và tình mẫu tử sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Trước khi rời khỏi bệnh viện, bạn nên xem xét việc tham gia một khóa học hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh. Hãy chắc chắn rằng bạn đang chăm sóc chu đáo cho bé, đặc biệt là nếu bạn cần phải sử dụng máy quan sát đặc biệt tại nhà hoặc cho bé thở oxy hay những phương pháp điều trị khác.

Bạn cũng cần đặt ra một số câu hỏi về việc chăm sóc cho bé. Lên sẵn lịch trình thăm khám bác sĩ nhi khoa, và gọi cho ai đó nếu họ có cùng mối quan tâm với bạn.

Vì ngồi ở tư thế ngả người trên ghế xe có thể làm tăng nguy cơ khó thở hoặc nhịp tim chậm, và em bé của bạn có thể cần phải được theo dõi trên trên ghế ngồi ô tô cho bé hoặc trước khi xuất viện. Khi bạn thấy việc sử dụng ghế xe hơi cho bé là an toàn, và bạn chỉ nên sử dụng nó trong thời gian đi du lịch.

Ngoài ra, không nên đặt bé trong ba lô hoặc các thiết bị định vị thẳng đứng khác – vì nó có thể làm cho bé thở khó khăn hơn – cho đến khi bạn nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.

Để đo lường sự phát triển của em bé sinh non, bạn hãy sử dụng tuổi điều chỉnh của bé – được tính bằng lứa tuổi ở tuần hiện tại trừ đi số tuần bé được sinh sớm. Ví dụ, nếu bé được sinh sớm hơn 8 tuần so với bình thường, ở độ tuổi 6 tháng thì tuổi điều chỉnh của bé là 4 tháng (vì 8 tuần = 2 tháng).

Bạn sẽ luôn luôn ghi nhớ khoảng thời gian em bé phải nằm trong bệnh viện. Vậy nên bây giờ hãy trân trọng những cơ hội để bắt đầu tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngôi nhà của bạn!

(Út Em shop dịch và tổng hợp từ mayoclicnic)

Leave a Comment