Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu?

Út Em chào các mẹ.

Không ai có thể biết chắc chắn quá trình chuyển dạ sẽ kéo dài trong bao lâu nhưng chúng ta có thể áng chừng được những vấn đề gì sẽ xảy ra trong quãng thời gian này.

Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu phần lớn phụ thuộc vào:

  • Nếu các mẹ đã từng có con thì quá trình chuyển dạ lần trước diễn ra bao lâu?
  • Tùy thuộc các mẹ có thể đứng thẳng hay đi lại xung quanh khi chuyển dạ,
  • Cổ tử cung của các mẹ mở ra như thế nào,
  • Mức độ của các cơn gò tử cung,
  • Liệu các bạn có sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng,
  • Tư thế của thai nhi,
  • Mức độ bình tĩnh của các mẹ – việc thả lỏng cơ thể có thể giúp các mẹ rút ngắn thời gian chuyển dạ.

hít thở không khí trong lành

Sẽ khá thú vị khi các mẹ để ý đến thời điểm bắt đầu chuyển dạ kể từ khi các mẹ cảm nhận được vài cú nhói đầu tiên. Có thể các mẹ đã từng có bạn bè hay người thân trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài tận 2-3 ngày. Như vậy, giai đoạn này thường bao gồm những cơn co thắt ban đầu hoặc những cơn gò âm ỉ kéo dài.

Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ có thể không dự đoán được. Nó có thể xuất hiện rồi dừng lại hoặc thậm chí các mẹ còn không biết mình bắt đầu chuyển dạ. Đây là giai đoạn mà cổ tử cung mở được khoảng 4cm và biến dạng từ dạng ống dài sang ống ngắn hơn.

Dấu hiệu đầu tiên cho biết thai nhi đang đòi ra là những cơn co thắt mạnh và thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa là các mẹ đã chuyển dạ thực sự và thời điểm này, sự chuyển dạ của các mẹ vẫn tiếp diễn. Đó là lý do tại sao bác sĩ và người hộ sinh thường thích giai đoạn chuyển dạ này hơn lúc mới chuyển dạ.

Những bộ phim hay chương trình trên ti vi thường mô tả quá trình vỡ ối của phụ nữ, và ngay sau đó là những cơn co thắt, rồi được đưa đến bệnh viện luôn. Đây là trường hợp hiếm, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Nước ối chỉ vỡ trước khi các mẹ chuẩn bị chuyển sang quá trình rặn đẻ để đẩy thai nhi ra ngoài.

Dù vậy, thời điểm bắt đầu chuyển dạ thực sự cũng tương đối khó xác định. Cơn chuyển dạ thực sự chính là lúc các mẹ gặp phải những cơn co thắt mạnh mẽ, kéo dài và thường xuyên. Những cơn co thắt này cứ 3-4 phút lại diễn ra một lần và kéo dài từ khoảng 5-60 giây. Đến thời điểm này, cổ tử cung của các mẹ sẽ mở được khoảng 4cm.

Nếu các mẹ lần đầu mang thai, cơn chuyển dạ dữ dội có thể kéo dài tận 8 tiếng đồng hồ. Đấy là khoảng thời gian trung bình, tức là có mẹ chuyển dạ lâu hơn nhưng cũng có trường hợp thời gian chuyển dạ ngắn hơn. Tuy nhiên rất hiếm có ca chuyển dạ nào mà kéo dài hơn 18 tiếng đồng hồ. Khi cổ tử cung đã giãn nở được 10cm thì cũng phải mất 1-2 tiếng rặn đẻ trước khi em bé ra đời.

Nếu các mẹ đã có con trước đó, quá trình chuyển dạ của các mẹ có thể sẽ diễn ra nhanh hơn trong khoảng thời gian đó. Thời gian chuyển dạ có thể kéo dài đến tận 5 tiếng đồng hồ nhưng gần như hiếm có quá trình chuyển dạ nào kéo dài hơn 12 tiếng. Các mẹ thường mất khoảng 1 tiếng rặn đẻ để đẩy thai nhi ra ngoài nhưng cũng có trường hợp chỉ mất 5-10 phút.

Những người hộ sinh sẽ ghi lại thời gian chuyển dạ của các mẹ vào sổ theo dõi sinh sản. Mục đích của việc này là để xác định xem thời gian cổ tử cung mở từ khi được 4cm đến 10cm. Khi cổ tử cung mở được 10 phân, đó được coi là độ mở tối đa để các mẹ chuẩn bị sinh con.

Quá trình chuyển dạ của mỗi mẹ sẽ kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau, mặc dù có mẹ không có cảm giác thai nhi đang thôi thúc muốn ra ngoài dù cổ tử cung đã mở được 10 cm, đặc biệt nếu các mẹ sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Trong trường hợp cổ tử cung đã mở được 10 phân mà các mẹ vẫn chưa cảm thấy muốn rặn đẻ, nó được gọi là sự chuyển dạ “thụ động”.

Khoảng thời gian chuyển dạ thụ động đó đặc biệt có lợi nếu các mẹ đã từng sinh con bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Vì nó giúp thai nhi có thời gian di chuyển xuống phía dưới ống dẫn sinh và nó giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn khi bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực. Đó là khi người hộ sinh thúc giục các mẹ rặn đẻ bên cạnh những cơn gò tử cung hoặc từ trong cơ thể các mẹ có thôi thúc muốn rặn đẻ.

[adinserter block=”12″]

Sau khi các bé được sinh ra, các mẹ chuyển qua giai đoạn thứ ba của quá trình chuyển dạ sinh nở, đó chính là giai đoạn nhau thai tách rời khỏi thành tử cung. Quá trình này kéo dài bao lâu phụ thuộc vào việc giai đoạn thứ ba này diễn ra tự nhiên hay có sự kiểm soát của bác sĩ.

Nếu giai đoạn thứ ba này diễn ra tự nhiên có thể kéo dài đến cả tiếng đồng hồ trong khi nếu có sự can thiệp của bác sĩ thì sẽ xong xuôi nhanh chóng chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Dù có nhanh đến mấy thì mỗi phương pháp tách nhau cũng kéo dài khoảng 10-15 phút.

Một số ít trường hợp đặc biệt, thời gian chuyển dạ diễn ra rất nhanh gọn. Khả năng đó có thể xảy ra nếu như các mẹ đã từng sinh con trước đó. Các mẹ hãy tin tưởng vào khả năng của chính mình. Lắng nghe cơ thể mình để biết khi nào cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài.

Nhiều bé có vẻ “không biết nghe lời”, không chịu chờ mà đòi ra trước khi nhân viên y tế hoặc nữ hộ sinh đến kịp để trợ giúp. Do đó, các mẹ có thể tự trang bị cho mình những kiến thức sinh nở cần thiết để đề phòng với những trường hợp chuyển dạ khẩn cấp tại nhà nhé.

(Dịch từ bài viết “How long will my labour last” – website Babycentre – chuyên gia tư vấn Simon Mehigan – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

1 thought on “Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu?”

  1. E bị đau bụng dưới đã hơn tuần nay. Đau giống như đau bụng Đi vệ sinh vậy. Nhất là ban đêm. Cho e hỏi vậy là sao ạ

    Reply

Leave a Comment