Cách rặn đẻ giúp mẹ dễ sinh

Trước khi bé yêu chào đời, các mẹ đều phải trải qua thời gian đau đẻ rất khó khăn. Khi cổ tử cung mở hoàn toàn, đó là thời gian các mẹ cần rặn để giúp bé đi qua đường sinh dễ dàng hơn.

Trong các trường hợp, thời gian sinh thường kéo dài 30 phút đến một tiếng (sinh con dạ thường nhanh hơn sinh con so) nhưng nó cũng có thể diễn ra trong thời gian ngắn vài phút hoặc kéo dài đến vài giờ.

Các mẹ cảm thấy gì khi đến lúc phải rặn đẻ

rặn đẻ em bé

Trong suốt giai đoạn này, các cơn co thắt sẽ nhiều hơn, thường xuyên hơn những cơn co thắt trong giai đoạn chuyển tiếp. Thường là khoảng 60-90 giây mỗi lần nhưng cũng có thể dãn cách hơn tầm 2-5 phút mỗi lần và bớt đau dữ dội hơn, mặc dù thỉnh thoảng có đau hơn. Các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi giữa mỗi lần mặc dù có thể gặp khó khăn trong việc dự đoán những cơn co thắt tiếp theo.

Biểu hiện thông thường ở giai đoạn 2 của quá trình sinh (dù các mẹ thấy ít bị đau hoặc không cảm thấy gì nếu dùng biện pháp gây tê ngoài màng cứng):

  • Đau với những cơn co thắt dù có thể không đau nhiều
  • Áp lực rặn đẻ, đau ở vùng trực tràng (không phải tất cả phụ nữ khi sinh đều cảm thấy điều này, nhất là những người đã gây tê ngoài màng cứng)
  • Tiêu hao nhiều năng lượng, dễ bị mệt mỏi
  • Sự co thắt được nhận thấy rõ mỗi lần cổ tử cung mở rộng thêm ra
  • Sản dịch tăng dần và hết
  • Có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đau nhói ở âm đạo khi đầu của em bé xuất hiện

Những điều cần làm: cách rặn đẻ đúng

Lúc này, các mẹ có thể cảm thấy rất căng thẳng khi bắt đầu đến giai đoạn rặn đẻ. Tâm lý đó thường là do cảm thấy xấu hổ, rụt rè, lo sợ hoặc nản chí nếu quá trình này kéo dài hơn tưởng tượng. Nhưng đây là thời khắc để em bé chuẩn bị ra đời nên các mẹ hãy giữ bình tĩnh nhé.

Để tiếp tục, các mẹ có thể thay đổi tư thế rặn cho phù hợp với mình nhưng vẫn cần thông qua sự hướng dẫn của nhân viên y tế và bác sĩ. Các mẹ cần rặn theo khoảng thời gian đều đặn, thường là khoảng ba lần sau mỗi cơn co thắt hoặc khi cảm thấy cần phải rặn. Các mẹ có thể nghỉ ngơi giữa những cơn co thắt nếu thấy mệt.

Sau đây là cách rặn đẻ cho các mẹ tham khảo:

  • Rặn như lúc đi tiêu: Để cho cơ thể và đùi thư giãn và rặn như là mình bị đi ngoài khó. Trong lúc này, các mẹ hãy dồn tất cả sự tập trung vào việc rặn và đừng lo lắng về việc liệu mình có bị ra phân hoặc nước tiểu hay không – điều này thường xảy ra ở các ca sinh và cũng rất dễ hiểu nên các mẹ đừng quá suy nghĩ về nó
  • Gập cằm hướng vào ngực: Nếu đang tựa lưng vào phần đệm hay gối đằng sau thì các mẹ hãy cố gắng gập cằm hướng vào ngực vì điều này sẽ giúp các mẹ tập trung rặn vào đúng vị trí cần thiết hơn. Nó có thể giúp các mẹ nhìn được xuống dưới rốn để nhớ rằng mình nên tập trung tạo áp lực rặn ở vùng bụng
  • Rặn hết sức mình: Các mẹ càng tập trung sức lực để rặn thì việc rặn càng có hiệu quả và sẽ càng giúp thai nhi đi qua được ống dẫn sinh dễ dàng hơn
  • Giữ tập trung: Các mẹ cần kiểm soát bản thân mình và tránh hoảng loạn vì khi mẹ hoảng loạn mẹ dễ rặn không đúng cách
  • Thay đổi vị trí: Đôi khi, các mẹ cố rặn hết sức nhưng thai nhi vẫn không di chuyển xuống ống dẫn sinh, việc thay đổi vị trí hoặc tư thế cũng có thể hữu ích hơn
  • Tin vào khả năng của mình: Hãy hít thật sâu trong khi những cơn co thắt kéo đến để vừa giúp mình đỡ đau vừa giúp rặn mạnh hơn. Khi những cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, tiếp tục hít vào thật sâu và dùng hết sức có thể để rặn, cứ giữ nhịp như vậy miễn là thấy phù hợp với mình. Nếu các mẹ muốn người hộ sinh bắt nhịp cho mình bằng cách đếm từ 1 đến 10 cũng được nhưng đó không phải là công thức áp dụng cho các ca sinh. Các mẹ nên làm theo những gì đến tự nhiên. Trên thực tế, nhiều mẹ vẫn sẽ sinh bình thường dù không rặn theo những cơn co thắt của bản thân hoặc thậm chí không có nhu cầu rặn – lúc này các mẹ có thể thấy lo lắng nhưng những người hộ sinh sẽ giúp các mẹ cách tự rặn
  • Nghỉ ngơi giữa những cơn co thắt: Các mẹ cần giữ năng lượng và nghỉ ngơi dưỡng sức cho lần rặn tiếp theo để tăng hiệu quả cho ca sinh. Nghỉ trong khoảng thời gian giữa những cơn co thắt là phù hợp nhất
  • Ngừng rặn khi có chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ đỡ đẻ có thể yêu cầu các mẹ ngừng rặn để lấy lại sức hoặc giữ cho đầu của bé không ra quá nhanh. Nếu các mẹ thấy bản thân vẫn muốn rặn, hãy hít thở để giảm nhu cầu cần rặn

[adinserter block=”12″]

Video ngắn quay cảnh mẹ Tây rặn đẻ

Đội ngũ y bác sĩ đỡ đẻ sẽ làm gì

Trong khi các mẹ rặn, người hộ sinh sẽ hỗ trợ và đưa ra chỉ dẫn, đồng thời cũng kiểm soát nhịp tim của em bé bằng máy Doppler hoặc thiết bị dành cho thai nhi. Họ cũng sẽ chuẩn bị những gì cần thiết cho ca sinh như ga vô trùng, các dụng cụ y tế, quần áo phẫu thuật, găng tay và miếng sát trùng vùng âm đạo cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra còn có những dụng cụ để cắt tầng sinh môn, giác hút hoặc kẹp forceps nếu cần thiết vì cũng không nhiều trường hợp phải sử dụng chúng.

Khi đầu của bé xuất hiện, nhiệm vụ của bác sĩ là:

  • Các bác sĩ sẽ hút dịch nhầy từ miệng và mũi cho bé, sau đó sẽ hướng cho vai và vùng thân trên đi ra (thường lúc này sẽ chỉ cần rặn nhẹ hơn lúc cho đầu của bé ra)
  • Kẹp dây rốn và cắt nó – việc này có thể được thực hiện bởi y tá hộ sinh hoặc bác sĩ chính
  • Bé sẽ được bế và đặt vào bụng mẹ. Đây là thời gian thích hợp cho việc thực hiện phương pháp da tiếp da. Các mẹ nên mở áo của mình và ôm bé vào gần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp da đúng lúc, đúng cách sau sinh sẽ giúp các bé ngủ sâu và yên bình hơn sau nhiều giờ. Nếu mẹ quá mệt hãy bảo bố bé thực hiện da tiếp da
  • Dọn dẹp dây rốn của bé
  • Giúp các mẹ chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp – xổ nhau

Những điều cần làm cho bé

Bác sĩ hoặc y tá hộ sinh sẽ đo chiều cao cho bé ngay sau khi sinh khoảng 1-5 phút. Họ cũng nhanh chóng lau người cho bé sạch sẽ và chúc mừng tới các mẹ. Em bé sẽ được cân, tra thuốc mỡ vào mắt đề phòng nhiễm trùng và được quấn khăn kín người để tránh bị mất nhiệt. Ở một số bệnh viện có thể có quá trình khác và các mẹ có thể tiếp xúc với con mình lâu hơn.

Sau khi mọi chuyện đều tốt đẹp, mẹ và bé sẽ được đoàn tụ cùng gia đình và nếu muốn, các mẹ có thể cho con bú nhưng đừng lo lắng khi không cho bé bú được ngay lập tức. Sau đó, các y bác sĩ có thể sẽ tiêm cho bé những mũi tiêm phòng phù hợp. Khi thân nhiệt của trẻ ổn định, bé sẽ được các y tá tắm, các mẹ cũng có thể được quan sát, học tập hoặc trợ giúp họ để làm quen. Nếu không, cũng đừng lo lắng vì bé sẽ được mang trở lại cho các mẹ nhanh nhất có thể.

(Theo Whattoexpect – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment