Út Em chào các mẹ. Trong suốt quá trình gây tê ngoài màng cứng, các loại thuốc giảm đau được tiêm vào lưng của mẹ bầu thông qua một ống nhỏ. Nó là chất gây tê chỉ một phần cơ thể để giảm đau, nên thuốc này sẽ được tiêm vào vùng có dây thần kinh truyền tín hiệu đau khi đẻ. Nó sẽ làm cho bụng của mẹ sắp sinh bị tê.
Tại Anh, phương pháp gây tê ngoài màng cứng thuộc khu vực xương sống phải được các chuyên gia gây tê thực hiện. Khoảng 30% phụ nữ mang thai thực hiện phương pháp này trong khi sinh hoặc sau sinh.
Thông tin về phương pháp gây tê ngoài màng cứng ở Việt Nam
Gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là phương pháp đẻ không đau ở Việt Nam. Ngày nay, phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi hơn nhưng không phải bệnh viện nào cũng có thể áp dụng chúng cho sản phụ. Thường phải là những bệnh viện lớn mới đủ thiết bị và kỹ thuật để tiến hành.
Thủ thuật đẻ không đau này được thực hiện thành công lần đầu tiên vào năm 1987 tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương. Hiện nay, nó được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện lớn (thường từ tuyến trung ương trở lên) như bệnh viện Từ Dũ, Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội, bệnh viện Việt – Nhật hoặc bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh…
Chi phí cho phương pháp gây tê ngoài màng cứng cũng không quá đắt, tùy vào từng bệnh viện nhưng giá trung bình là khoảng 1 triệu đồng. Các mẹ cần liên hệ với bệnh viện mình dự sinh để nắm được giá cả chính xác và quy trình đăng ký cũng như được tư vấn rõ ràng hơn nhé.
Ngoài ra, phương pháp này không phải mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng được, nhất là những sản phụ có bệnh liên quan đến cột sống và đòi hỏi kỹ thuật cao nếu không muốn gặp rủi ro và tác dụng phụ.
Khi nào cần sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Các mẹ có thể áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng ở bất kì thời điểm nào trong lúc sinh. Hầu hết phụ nữ khi sinh sẽ yêu cầu thực hiện phương pháp này khi họ thấy đau quá, thường là lúc cổ tử cung giãn ra khoảng 5 – 6cm.
Lúc này, mẹ bầu sẽ được đề nghị sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Đây là thủ thuật tổng hợp hooc-môn oxytocin để giúp cổ tử cung co bóp mở rộng ra và mạnh mẽ hơn. Các mẹ có thể cần thêm thuốc giảm đau vì giải pháp này có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với những cơn co thắt khó chịu.
Khi gây tê ổn định, nó có thể được duy trì đến tận sau khi em bé được sinh ra và nhau thai đã ra hết. Cũng có thể tiếp tục giảm đau sau khi sinh nếu như mẹ bầu cần phải khâu.
Lợi ích của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
- Là phương pháp giảm đau hiệu quả nhất trong khi sinh.
- Việc tiêm đầy đủ liều gây tê có thể được thực hiện bởi nữ hộ sinh mà không cần đợi chuyên gia gây mê.
- Các mẹ vẫn nhận thức được các cơn co thắt, tâm trí vẫn có phần tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau.
- Nếu bị huyết áp cao, phương pháp này sẽ giúp hạ huyết áp.
- Có thể thực hiện gây tê cục bộ mạnh mẽ hơn nếu không dự định sinh mổ. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng cũng không làm tăng khả năng cần phải mổ đẻ.
[adinserter block=”12″]
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến em bé không?
Nếu huyết áp tụt, nó có thể ảnh hưởng đến lượng oxy cho bé. Trước khi bắt đầu gây tê ngoài màng cứng, một ống dẫn nhỏ (ống thông tĩnh mạch) sẽ được chèn vào tay hoặc cánh tay. Điều này giúp truyền nước và thức ăn vào nếu huyết áp bị giảm sau đó.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có chứa thuốc gây mê hoặc loại thuốc khác tương tự có thể dẫn truyền qua nhau thai. Nếu tiêm liều cao (hơn 100mcg), những thuốc này có thể ảnh hưởng đến việc thở của bé hoặc khiến bé bị mệt mỏi.
Những bất lợi của việc gây tê ngoài màng cứng
- Khoảng 1/8 phụ nữ không tương thích với thuốc và chỉ một phần của bụng bị gây tê. Trong trường hợp này, cần phải thêm giảm đau. Nếu mẹ nào không thấy cơn đau giảm đi trong nửa giờ từ khi bắt đầu gây tê ngoài màng cứng, hãy yêu cầu bác sĩ điều chỉnh hoặc gây tê lại.
- Mặc dù tác động của thuốc rất nhanh chóng nhưng nó cũng mất khoảng 20 phút để chèn và định vị ống dẫn; mất thêm 20 phút nữa để thuốc có tác dụng từ khi tiêm vào. Quá trình này kéo dài hơn so với hầu hết các loại thuốc giảm đau.
- Các mẹ có thể cảm thấy sợ.
- Có thể gây ngứa, đặc biệt nếu sử dụng CSE (Gây tê kết hợp tủy sống – ngoài màng cứng) nhưng cũng không nghiêm trọng lắm.
- Các mẹ có thể bị sốt.
- Các mẹ cần phải nằm yên trên giường vì chân đã bị tê và thấy nặng nề hơn. Thậm chí nếu các mẹ có thể dịch chuyển xung quanh giường cũng không thể xuống đi bộ. Hơn nữa, không có nhiều bệnh viện áp dụng được chính xác phương pháp gây tê có thể dịch chuyển. Hãy giữ cho tư thế ngồi hay nằm của mình được đa dạng để làm giảm áp lực của các cơn đau ở vùng gây tê trên cơ thể.
- Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vệ sinh vì vậy các mẹ sẽ cần có một ống dẫn tiểu sau khi sinh. Ống này dùng để rút nước tiểu trong bàng quang nhưng không cần thiết phải đặt cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu sinh thường khó hoặc sinh mổ, các mẹ cần đặt ống dẫn tiểu lâu hơn.
- Cần theo dõi cẩn thận. Nhịp tim của bé phải theo dõi liên tục ít nhất 30 phút đầu và sau mỗi lần bơm thêm thuốc. Huyết áp sẽ được đo mỗi 5 phút một lần khi bắt đầu gây tê ngoài màng cứng đến khoảng 30 phút sau đó và sau mỗi lần bơm thêm thuốc vì gây tê ngoài màng cứng có thể làm hạ đường huyết.
- Các mẹ có thể cần tăng nhịp co bóp tử cung để hỗ trợ đẻ nhanh hơn bằng cách tiêm Syntocino (có chứa oxytocin). Tuy nhiên, các y tá ở bệnh viện cần phải để các mẹ thử sinh bình thường dù chậm hơn và lâu hơn trước khi sử dụng thuốc để kích thích.
- Giai đoạn thứ hai khi chuyển dạ – giai đoạn rặn đẻ – có thể kéo dài hơn nếu dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Các mẹ sẽ không cảm thấy sự kích thích để rặn. Trong trường hợp không thấy dấu hiệu đầu của bé ra hoặc phải chờ hàng tiếng đồng hồ cho đến khi cảm thấy có thể rặn đẻ được thì cần có sự kích thích rặn.
- Nhiều trường hợp thai nhi cần phải trợ giúp bằng kẹp hoặc máy hút thai. Điều này có thể xảy ra vì gây tê ngoài màng cứng có thể khiến thai nhi khó quay về vị trí ngôi thuận khi sinh. Có nhiều khả năng thai nhi nằm ở vị trí ngôi thuận nhưng gáy quay vào phía lưng của mẹ dù đã chuẩn bị sinh. Việc dùng kẹp hoặc máy hút thai vẫn có khả năng xảy ra ngay cả khi bé không nằm vị trí như thế.
- Mẹ bầu có thể bị đau đầu dữ dội. Điều này có thể xảy ra nếu kim gây tê ngoài màng cứng đâm thủng túi dịch nằm xung quanh cột sống làm rò rỉ dịch não tủy. Khoảng 1% các ca sinh theo phương pháp này xảy ra trường hợp đó. Nó được điều trị bằng cách rút một chút máu ở cánh tay và tiêm nó vào lưng mẹ bầu để bịt lỗ thủng do kim gây ra. Việc này sẽ được thực hiện sau khi sinh xong.
- Có một nguy cơ nhỏ gây tổn thương dây thần kinh, đặc biệt những dây thần kinh có liên quan đến chân khiến cho chân hoặc bàn chân có cảm giác tê liệt một lúc và thấy dường như chân không có lực. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Tỷ lệ làm tổn thương đến dây thần kinh tạm thời là 1/1000 ca và tổn thương lâu dài là 1/13000 ca thực hiện.
Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?
Chuyên gia gây mê sẽ tiêm vào vùng dưới của lưng và sau đó sẽ đặt một mũi tiêm rỗng vào giữa các xương sống nhỏ ở cột sống. Ống kim này sẽ đi vào phần không gian giữa các lớp mô trong cột sống (khoang ngoài màng cứng), sau khi kim tiêm vào sâu một chút, họ sẽ luồn ống dẫn nhỏ (catheter) qua kim và kim tiêm sẽ được gỡ bỏ. Ống thông sẽ được cố định sau lưng và vòng qua vai.
Các mẹ phải cố gắng giữ yên tư thế trong khi bác sĩ gây tê. Bác sĩ sẽ yêu cầu các mẹ nằm hoặc ngồi nhưng gập người về phía trước vì như vậy nó sẽ giúp mở rộng không gian giữa các đốt cột sống. Hãy giữ nhịp thở đều đặn, hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Có thể nắm tay người bên cạnh nếu có để thoải mái tâm lý hơn.
Phương pháp giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng:
- Tiêm đủ liều thuốc tê thử nghiệm: Thuốc giảm đau được tiêm vào ống thông để làm tê phần dưới dạ dày, lúc này các cơn co thắt không còn đau nữa. Khi thuốc gây tê sắp hết công dụng, các mẹ sẽ được truyền thêm mà có thể kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ.
- Truyền liên tục: Khi ống dẫn ngoài màng cứng được thiết lập, đầu còn lại của ống được gắn với một máy bơm. Như vậy sẽ giúp truyền liên tục thuốc giảm đau từ đằng sau vào. Các mẹ có thể được tiêm liều gây tê cục bộ mạnh hơn nếu cần thiết. Đôi khi, sự bơm thuốc tê được điều chỉnh dưới sự kiểm soát của mẹ bầu. Đây gọi là bệnh nhân tự kiểm soát việc giảm đau ngoài màng cứng (PCEA) nhưng không phải tất cả các bệnh viện đều thực hiện được phương pháp này.
- Gây tê kết hợp tủy sống – ngoài màng cứng (CSE): Mũi tiêm này chứa liều giảm đau thấp (mũi tiêm nhỏ vào cột sống) và tác động giảm đau nhanh hơn nhiều so với chỉ gây tê ngoài màng cứng. Lúc đó, các bác sĩ gây tê sẽ chèn một ống dẫn. Khi mũi tiêm liều thấp này hết tác dụng, các bác sĩ sẽ truyền thuốc gây tê ngoài màng cứng thông qua ống dẫn này để giảm đau liên tục. Sau đó, họ sẽ kiểm tra xem việc giảm đau đang hoạt động thế nào bằng cách sử dụng bình xịt lạnh hoặc để một cục đá vào bụng và chân mẹ bầu để xem phản ứng thế nào. Nếu các mẹ vẫn còn cảm giác lạnh, phương pháp gây tê cần được điều chỉnh lại.
Tác động của thuốc tê thế nào?
Thuốc gây tê sẽ làm dịu các dây thần kinh mang tín hiệu đau đớn từ tử cung (dạ con) của bà bầu và cổ tử cung tới não bộ. Hầu hết các bệnh viện sử dụng sự gây tê ngoài màng cứng liều thấp có chứa hỗn hợp thuốc giảm đau, thường là thuốc gây tê cục bộ (bupivacaine hoặc levobupivacaine) và thuốc gây mê.
Thuốc gây tê màng cứng liều thấp sẽ giúp các mẹ còn chút cảm giác ở chân và bàn chân. Tuy nhiên, việc gây tê mà vẫn cử động được thì cần phải có thêm y tá hỗ trợ để kiểm soát những chuyển động của mẹ bầu.
(Theo Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hợp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)