Thời gian đầu khi trồng lá xông hơi, tôi chỉ bán lá cho người đã am hiểu cách làm, không bán cho người chưa có kinh nghiệm xông bởi vì tuy xông rất đơn giản nhưng nếu chưa từng trải nghiệm thì có thể mệt hơn thậm chí cảm lạnh nếu xông sai. Bài viết này dành cho những bạn chưa biết đến phương pháp xông hơi truyền thống và cả những bạn đã từng xông rồi cùng tham khảo.
Tác dụng của việc xông hơi truyền thống
Xông hơi là phương pháp chăm sóc sức khỏe rất phổ biến của người phương Đông từ xa xưa cho đến ngày nay, phương pháp này cũng được cả thế giới biết đến vì công dụng rất lớn của nó.
- Người khỏe mạnh bình thường xông hơi (mỗi tuần 1 lần) giúp bài tiết mồ hôi, thải bớt độc tố, thải muối thừa, khí huyết lưu thông.
- Xông hơi giúp thư giãn thần kinh, thư giãn giảm mệt mỏi, tinh thần phấn chấn, ngủ ngon hơn.
- Xông hơi giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, hơi nước nóng mang theo tinh chất thảo mộc đi vào mũi, xoang, toàn hệ hô hấp được chăm sóc.
- Xông hơi thư giãn toàn bộ cơ thể, đào thải độc tố trên da giúp da dẻ mịn màng, giảm viêm ngứa mụn nhọt.
- Với người cảm mạo không ra được mồ hôi, xông hơi là cách để giải cảm hiệu quả.
Những ai không được xông hơi
- Người có vấn đề huyết áp như cao huyết áp, huyết áp thấp, huyết áp không ổn định
- Người có vấn đề tim mạch như hồi hộp, đánh trống ngực
- Người viêm thận cấp, viêm thận mạn tính
- Người bị viêm gan cấp, viêm gan mạn tính
- Người bị sốt xuất huyết, sởi, tiêu chảy
- Người bị hen suyễn cấp tính đang khó thở
- Bệnh thấp nhiệt đang sốt cao (nhiễm trùng)
- Phụ nữ mang thai không được xông (vì thành phần xông có nhiều tinh dầu, sức nóng mạnh)
- Phụ nữ đang kỳ hành kinh
- Người đang bị sốt, mất nước
- Người bị sốt siêu vi
- Người già yếu
- Người mới uống rượu bia
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Những bệnh cấp tính chưa xác định nguyên nhân
Thành phần lá xông/ xông giải cảm
Lá xông dành cho cả người bình thường xông mỗi tuần 1 lần để khỏe mạnh và cả người bị cảm mạo phong hàn.
Triệu chứng của cảm mạo phong hàn: Sợ lạnh, phát nhiệt nhẹ, không ra được mồ hôi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, tắc mũi, tiếng nói nặng, chảy nước mũi xanh, ngứa họng, ho, ho đờm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.
Thành phần lá xông thường dùng cho một người một lần khoảng chừng 500g, bao gồm:
- Lá tre khoảng 50g
- Cúc tần khoảng 50g
- Cây cứt lợn khoảng 40g
- Gừng khoảng 20g (mùa đông 30g)
- Ngải cứu khoảng 50g
- Sả cả cây khoảng 50g
- Hương nhu khoảng 30g (mùa hè 50g)
- Bạc hà khoảng 30g
- Kinh giới khoảng 50g
- Tía tô khoảng 50g
Mùa hè có thể tăng hương nhu. Mùa đông có thể tăng thêm gừng. Có một số chị em không tiện lá tươi có thể tích sẵn lá xông khô khi cần.
Tiến hành xông/ xông giải cảm
- Nghỉ ngơi trước khi xông
- Dùng lá xông cho vào nồi khoảng 4-5 lít nước, đun sôi đến khi mùi thơm bay ra nhiều, mang vào phòng xông kín gió.
- Ngồi trên ghế cao ôm lấy nồi nước xông. Lấy miếng vải sạch dày, phủ kín người và nồi nước xông, mở vung cho hơi nước bay ra từ từ, tránh không sát gần cơ thể quá kẻo bị phỏng, nên nghiêng đầu sang một bên tránh hơi nước nóng phả vào mặt. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút sẽ ra được mồ hôi, bỏ vải phủ, lau khô người, thay quần áo, tốt nhất ăn một bát cháo hành nóng để trợ lực với người xông giải cảm.
- Xông xong không đi ra ngoài ngay, tránh gió lạnh.
- Mỗi đợt cảm mạo thường chỉ nên xông 1 lần trong vòng 1-2 ngày đầu bị cảm.
- Người bình thường khỏe mạnh xông 1 lần 1 tuần.
Đặt mua lá xông khô
Để đặt mua lá xông khô mời các bạn liên hệ:
Lá xông khô 50.000đ/ 100g đủ 1 lần xông. Lá khô hạn dùng 6 tháng.
[adinserter block=”5″]
[adinserter block=”4″]
(Hạ Mến)