Lợi ích sức khoẻ của tinh dầu oải hương bao gồm khả năng loại bỏ căng thẳng thần kinh, giảm đau, khử trùng da đầu, tăng cường tuần hoàn máu và xử lý các vấn đề về hô hấp. Tên Latin của hoa oải hương là Lavare, có nghĩa là “rửa sạch”, nhờ hương thơm đặc biệt dễ chịu của nó.
Tinh dầu oải hương được chiết xuất chủ yếu từ hoa của cây oải hương, phần lớn từ việc chưng cất bằng hơi nước. Hoa của cây oải hương có mùi thơm tự nhiên và được sử dụng để làm hỗn hợp trong nhiều thế kỷ.
Theo truyền thống, tinh dầu hoa oải hương cũng đã được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Tinh dầu oải hương rất hữu ích trong liệu pháp mùi hương và nhiều chế phẩm hương thơm và các hỗn hợp được tạo ra nhờ sử dụng tinh dầu này.
Tinh dầu oải hương hòa quyện tốt với nhiều loại tinh dầu khác nhau bao gồm tinh dầu tuyết tùng, thông, xô thơm, phong lữ, và hạt nhục đậu khấu. Ngày nay, tinh dầu hoa oải hương thường được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm dầu hương liệu, gel, dịch truyền, kem dưỡng da, và xà phòng.
Lợi ích Sức khỏe của Tinh dầu Oải hương
Các lợi ích sức khỏe khác nhau của tinh dầu oải hương bao gồm:
Chất đuổi côn trùng: Hương thơm của tinh dầu oải hương có tác dụng với nhiều loại côn trùng như muỗi, ruồi và bướm đêm. Dùng tinh dầu oải hương trên da khi ở bên ngoài để tránh côn trùng đốt. Hơn nữa, nếu bạn bị những côn trùng này đốt, tỉnh dầu oải hương sẽ làm giảm kích ứng và đau do các vết đốt này vì tinh dầu này có tính kháng viêm.
Hỗ trợ giấc ngủ: Tinh dầu oải hương có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ nên được đề xuất như một cách điều trị thay thế chứng mất ngủ. Các nghiên cứu thường xuyên trên bệnh nhân cao tuổi đã cho thấy giấc ngủ của họ tăng lên khi thay thế thuốc ngủ thông thường bằng tinh dầu oải hương được đặt trên gối. Tinh dầu oải hương có tác dụng thư giãn do đó thường có thể thay thế y học hiện đại cho các vấn đề về giấc ngủ.
Hệ thần kinh: Tinh dầu oải hương có mùi thơm dịu do đó loại tinh dầu này là chất hỗ trợ đặc biệt cho các vấn đề thần kinh và lo lắng. Tinh dầu oải hương cũng có thể hữu ích trong việc điều trị chứng đau nửa đầu, nhức đầu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh và căng thẳng cảm xúc.
Hương thơm tươi mát làm giảm suy kiệt thần kinh và bồn chồn trong khi vẫn có tác dụng tăng cường hoạt động trí não. Tinh dầu oải hương có tác động lên hệ thần kinh đối giao cảm, do đó tinh dầu oải hương thường được sử dụng như trong điều trị chứng mất ngủ và là một cách để điều chỉnh sự thay đổi nhịp tim.
Một nghiên cứu ở những người tham gia thử nghiệm cho thấy sự suy giảm đáng kể vấn đề căng thẳng kinh và lo lắng, cũng như tăng cường chức năng nhận thức khi họ hít tinh dầu oải hương và tinh dầu hương thảo trước khi kiểm tra!
Mụn trứng cá: Theo các bác sĩ da liễu và các nhà nghiên cứu liệu pháp mùi hương, tinh dầu oải hương là một trong những loại tinh dầu có lợi nhất trong điều trị mụn trứng cá – tình trạng khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng chủ yếu đến giới trẻ khi họ bước sang lứa tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể gây phiền toái cho người trưởng thành.
Mụn trứng cá với những nét đặc trưng như sưng đỏ, nốt mụn lan trên mặt và cơ thể do phát triển nhiễm khuẩn tuyến bã nhờn.
Khi bã nhờn không thể tiết ra từ các tuyến bã nhờn trên mặt, bã nhờn sẽ bắt đầu tăng lên, đặc biệt do tuổi dậy thì kích thích sự tiết bã nhờn và vi khuẩn dư thừa, tạo ra một chu kỳ kích ứng, nhiễm trùng và vết loét có thể dẫn đến sẹo.
Tinh dầu oải hương ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng ban đầu, giúp điều chỉnh lượng bã nhờn bài tiết bằng cách điều hòa các hoocmon và có thể làm giảm sẹo sau khi mụn trứng cá bắt đầu lành lại.
Thêm một lượng nhỏ tinh dầu oải hương vào kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ khác có thể làm tăng đáng kể khả năng giảm đau và mau lành mụn.
Giảm đau: Tinh dầu oải hương được biết đến như là một liệu pháp tuyệt vời để giảm các cơn đau khác nhau bao gồm cả những nguyên nhân gây đau và căng cơ, đau cơ, thấp khớp, bong gân, đau lưng và đau thắt lưng.
Mát-xa thường xuyên với tinh dầu oải hương cũng có thể giúp giảm đau khớp. Một nghiên cứu về tác dụng giảm đau sau phẫu thuật cho thấy rằng việc kết hợp tinh dầu dầu oải hương với oxy sẽ làm giảm đau đáng kể so với những bệnh nhân chỉ hồi phục với oxy sau một cuộc đại phẫu.
Điều hòa lượng nước tiểu: Tinh dầu oải hương rất tốt cho tình trạng rối loạn nước tiểu vì tinh dầu oải hương kích thích sản xuất nước tiểu.
Hơn nữa, tinh dầu này giúp khôi phục sự cân bằng hocmon và giảm viêm bàng quang hoặc viêm bàng quang do ứ nước tiểu.
Tinh dầu oải hương cũng làm giảm chứng chuột rút bất kỳ liên quan đến những rối loạn này và các rối loạn khác.
Rối loạn hô hấp: Tinh dầu oải hương được sử dụng rộng rãi trong các vấn đề về hô hấp bao gồm viêm họng, cúm, ho, lạnh, hen, tắc nghẽn xoang, viêm phế quản, ho gà, viêm thanh quản và viêm amiđan.
Tinh dầu oải hương được sử dụng ở dạng hơi hoặc được áp lên da cổ, ngực và lưng.
Tinh dầu này cũng được thêm vào nhiều thuốc phun và thuốc hít thông thường được sử dụng cho bệnh nhân bị cảm lạnh và ho.
Tính chất kích thích của tinh dầu oải hương cũng có thể làm giảm đờm và giảm tắc nghẽn do tình trạng hô hấp, đẩy nhanh quá trình phục hồi và giúp cơ thể loại bỏ đờm và các chất tiết không mong muốn khác một cách tự nhiên.
Hơi tinh dầu oải hương cũng có tính chất kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Chăm sóc tóc: Tinh dầu oải hương rất hữu ích cho việc chăm sóc tóc vì đã được chứng minh là có hiệu quả trên chấy và trứng chấy.
Hơn nữa, tinh dầu oải hương cũng rất hữu ích trong việc điều trị rụng tóc, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị chứng rụng tóc, bệnh tự miễn, khi cơ thể tự loại bỏ các nang lông của mình.
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Scotland cho thấy hơn 40% bệnh nhân rụng tóc trong nghiên cứu báo cáo tóc phát triển nhanh chóng khi họ thường xuyên dùng tinh dầu oải hương bôi lên vùng da đầu. Vì vậy, tinh dầu oải hương đôi khi được khuyến nghị như một biện pháp phòng ngừa chứng hói đầu ở nam giới!
Ung thư: Mặc dù cần phải nghiên cứu nhiều hơn trên người, nhưng có những nghiên cứu đáng kể về tác động của oải hương kết hợp với các loại tinh dầu khác là một cách để ngăn ngừa ung thư vú ở chuột.
Tuy nhiên, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy oải hương có khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư khác cũng như sự xuất hiện bệnh ung thư.
Lưu thông máu: Tinh dầu oải hương cũng có tác dụng tốt trong lưu thông máu trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy dùng nước hoa có tinh dầu oải hương có tác dụng có lợi trên tuần hoàn động mạch vành.
Tinh dầu oải hương cũng làm giảm huyết áp và thường được sử dụng cho người cao huyết áp. Điều này có nghĩa là tinh dầu oải hương không chỉ tác động đến các cơ quan làm tăng mức oxy hóa, giúp tăng cường sức khoẻ và sức mạnh cơ bắp, mà còn tăng hoạt động của não lên đáng kể, tăng tuần hoàn máu giúp da hồng hào, và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đau tim và chứng xơ vữa động mạch – vấn đề thường liên quan đến sự lưu thông máu không tốt.
Tiêu hóa: Tinh dầu oải hương có lợi cho tiêu hóa vì nó làm tăng sự chuyển hóa thức ăn trong ruột. Tinh dầu oải hương cũng giúp tiết dịch dạ dày và dịch mật, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến đầy hơi khó tiêu, đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa và tiêu chảy.
Miễn dịch: Thường xuyên sử dụng tinh dầu oải hương cung cấp khả năng đề kháng với nhiều bệnh khác nhau. Theo các nghiên cứu ban đầu ở thế kỷ 20, hoa oải hương có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, khiến tinh dầu oải hương là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh hiếm gặp như bệnh lao, thương hàn và bạch hầu.
Chăm sóc Làn da: Lợi ích sức khoẻ của tinh dầu oải hương cho da có thể do tính chất sát khuẩn và chống nấm của tinh dầu này.
Tinh dầu oải hương được sử dụng để điều trị các rối loạn khác nhau về da như mụn trứng cá, nếp nhăn, bệnh vẩy nến và các tình trạng viêm da khác.
Tinh dầu oải hương thường được sử dụng để tăng quá trình làm lành vết thương, vết đứt, vết bỏng, và cháy nắng vì tinh dầu oải hương giúp cải thiện sự hình thành các mô sẹo. Tinh dầu này cũng được thêm vào tinh dầu hoa cúc để điều trị chàm.
Các lợi ích khác: Các lợi ích sức khỏe khác của tinh dầu oải hương bao gồm cả khả năng điều trị ho.
Tinh dầu này cũng có thể được sử dụng để xua muỗi và bướm đêm, đó là lý do tại sao bạn sẽ tìm thấy nhiều chất chống muỗi có thành phần chính là tinh dầu oải hương.
Cảnh báo: Cũng như nhiều loại tinh dầu khác, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng tinh dầu oải hương.
Bệnh nhân tiểu đường nên được đề nghị tránh xa tinh dầu oải hương.
Tinh dầu này cũng có thể gây phản ứng dị ứng cho những người có làn da nhạy cảm bất thường.
Một số người cũng có thể bị buồn nôn, nôn mửa và nhức đầu do sử dụng tinh dầu hoa oải hương thông thường hoặc quá mức.
Có lẽ điều quan trọng nhất là tinh dầu oải hương không bao giờ được ăn uống, do đó chỉ nên dùng bên ngoài hoặc hít qua các dụng cụ điều trị với mùi hương hoặc các hoạt động tương tự.
Khi ăn phải tinh dầu này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khoẻ, tiêu biểu là mờ mắt, khó thở, rát mắt, nôn mửa và tiêu chảy.
Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng tinh dầu oải hương là một phương thức chữa bệnh thần kỳ tuyệt vời, cũng đừng quá phấn khích và nhớ không được sử dụng cùng thực phẩm của bạn!
Chào bạn,
Bạn có website kinh doanh sản phẩm này không?