Từ trước tới nay nghệ không chỉ là thành phần chủ yếu trong hầu hết các món ăn mà nó còn được sử dụng với khá nhiều công dụng khác nhau. Sắc cam sậm của nghệ từ lâu đã được sử dụng như một loại chất nhuộm màu, và được dùng trong các phương thuốc y học truyền thống ở Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, nghệ cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo Ấn Độ từ ngàn đời nay.
Ngày nay, các nhà sản xuất dược phẩm bổ sung cho biết nghệ rất hữu ích đối với những người bị viêm hoặc đau khớp, hay dành cho những người cần chất chống oxy hóa có chứa trong bột nghệ. Nghệ cũng đang là một phương thức hữu hiệu trong việc điều trị chứng ợ nóng, loét dạ dày, sỏi mật, trị thương và bệnh chàm. Một số khác cho biết nghệ còn giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa kinh nguyệt.
Cây nghệ (danh pháp hai phần: Curcuma longa), là một loại thảo dược thuộc họ gừng. Nó được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới trên khắp châu Á để lấy củ (thân rễ), dùng để chế biến hương liệu và nhuộm màu cho các món ăn. Phần củ (thân rễ) – mọc ngầm dưới lòng đất, tạo thành nhiều phần rễ khác nhau – có thể được nghiền nhão, hoặc nghiền khô và tạo thành bột.
Củ nghệ có chứa beta-carotene, acid ascorbic (vitamin C), canxi, flavonoid, chất xơ, sắt, niacin, kali, kẽm cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhưng thành phần trong củ nghệ có tác động tốt nhất đối với sức khỏe đó là curcumin.
Nghệ có đem lại hiệu quả không?
Một vài nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh mức độ tin cậy hay bác bỏ những lợi ích mà nghệ mang lại. Nhưng có một số bằng chứng ban đầu cho thấy curcumin đã được sử dụng như là một loại dược phẩm bổ sung, theo như Trung tâm Quốc gia Kiểm soát Dược phẩm Bổ sung và Thay thế (NCCAM) cho biết.
Củ nghệ được cho thấy là có hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Cancer Research năm 2011 về nước bọt của con người, curcumin làm nhiễu tín hiệu của các tế bào phát triển ung thư hầu – họng. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy bôi nghệ có thể làm giảm tình trạng ngứa do bệnh ung thư da gây ra.
Tuy nhiên, tác dụng chính của nghệ đối với cơ thể con người đó là làm giảm tình trạng viêm – có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nhất định.
Một thí nghiệm được tiến hành trên những con chuột đã cho thấy rằng chất curcumin có thể giảm bớt chứng sưng, viêm khớp cấp thấp. Các nhà nghiên cứu đã đưa chiết xuất từ nghệ vào chuột bạch trước và sau khi gây ra triệu chứng viêm khớp cấp thấp ở động vật. Một số chất chiết xuất chỉ chứa curcuminoid – họ các chất hóa học bao gồm curcumin, trong khi các loại chất chiết xuất khác ngoài chứa curcuminoid còn có các loại hợp chất khác nữa. Nghiên cứu được công bố vào năm 2006 trên Tạp chí Natural Products, đã chỉ ra rằng chiết xuất Curcuminoid tinh khiết có hiệu quả cao hơn trong viêc điều trị các triệu chứng viêm khớp cấp thấp, và giúp ngăn ngừa tình trạng sưng khớp mới phát tốt hơn là điều trị chứng sưng khớp đã có từ trước đó.
Nghệ cũng có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng xương không chắc khỏe do chứng loãng xương gây ra. Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2010, các nhà nghiên cứu đã gây các triệu chứng mãn kinh ở chuột, bởi giai đoạn mãn kinh thường kéo theo tình trạng loãng xương. Những con chuột sau đó đã được điều trị với nồng độ curcuminoid cao, thấp khác nhau, trước và sau khi gây ra tình trạng mãn kinh. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, với nồng độ curcuminoid thấp thì ảnh hưởng là rất nhỏ, nhưng những con chuột được điều trị bằng chiết xuất có chứa 94% curcuminoid tinh khiết thì có đến 50% tỷ lệ loãng xương được giảm bớt trong suốt hai tháng tiến hàng thí nghiệm.
Trong khi nghiên cứu trên và những nghiên cứu khác về curcumin trên động vật chỉ ra việc có thể ứng dụng nghệ làm thuốc, nhưng kết quả ở động vật không phải lúc nào cũng đúng cho con người. Chúng ta cần thêm nhiều bằng chứng thiết thực hơn nữa để kiểm tra tác động của nghệ đối với mục đích phục vụ quá trình điều trị, trong đó bao gồm các bệnh vàng da, viêm gan, đau cơ xơ hóa, vấn đề về túi mật và gan, nhức đầu, nấm ngoài da, bầm tím, nhiễm trùng mắt và phát ban da.
Bằng chứng sơ bộ từ các nghiên cứu ở con người đã đề xuất ý tưởng rằng nghệ có thể có hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau, chứng khó tiêu (rối loạn chức năng dạ dày) hoặc tăng nồng độ lipid trong máu (nồng độ lipid cao).
“Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang còn thiếu các bằng chứng lâm sàng có chất lượng cao cho thấy tất cả những biểu hiện chính xác của việc sử dụng nghệ” – bà Catherine Ulbricht – dược sĩ cao cấp tại Bệnh viện Massachusetts ở Boston và người đồng sáng lập của Hợp tác Nghiên cứu Tiêu chuẩn Tự nhiên đã nói trong bài đánh giá các bằng chứng về các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung.
Nhìn chung, Hợp tác Nghiên cứu Tiêu chuẩn Tự nhiên đã đánh giá nghệ ở mức điểm C trên thang điểm từ A đến F, cho số lượng và sức mạnh của các bằng chứng góp phần khẳng định lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Đặt mua Tinh bột nghệ Út Em tại Hà Nội – 185K / 100g
Gọi Hotline: 0968.45.84.05 – 0945.92.00.87
Nghệ có an toàn không?
Nghệ an toàn cho hầu hết mọi người khi được tiêu thụ với số lượng vừa đủ trong thực phẩm. Nhưng nghệ cũng có thể có tác dụng phụ khi được sử dụng với liều lượng lớn. Một số sản phẩm thuốc bổ sung có chứa lên đến 500 mg chiết xuất nghệ, và trên nhãn khuyên bạn chỉ nên dùng mỗi ngày bốn viên nang.
Nghệ liều lượng cao có thể làm giảm lượng đường trong máu hoặc huyết áp, bà Ulbricht nói, có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp nên thận trọng trước khi dùng thuốc bổ sung bột nghệ. Người chuẩn bị cho phẫu thuật nên tránh thuốc bổ sung bột nghệ vì nghệ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà gan xử lý các loại thuốc nhất định, do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng liều lớn bột nghệ song song với uống các loại thuốc khác.
Chất làm loãng máu có thể phản ứng với liều lượng lớn bột nghệ, ví dụ như thuốc làm giảm đông máu. Chảy máu hoặc bầm tím có thể xảy ra khi kết hợp một liều lượng lớn bột nghệ với aspirin, warfarin, thuốc chống tiểu cầu và NSAIDs, như ibuprofen. Củ nghệ cũng làm tăng tác dụng làm loãng máu của thuốc thảo dược, bao gồm bạch chỉ, đinh hương, Danshen, tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm Panax, cỏ ba lá đỏ và cây liễu, Ulbricht nói.
Một số ít nghiên cứu được thực hiện khi sử dụng bột nghệ ở liều cao. Một vài báo cáo y tế của người dùng đã sử dụng một liều lượng nghệ rất cao cho thấy nó có thể gây ra thay đổi nhịp tim. Dùng bột nghệ quá liều cũng có thể gây ra ảo giác, sốt nhẹ, đau bụng hay sỏi thận. Củ nghệ có thể làm vấn đề túi mật trầm trọng thêm hoặc làm cho dịch axit trào ngược và triệu chứng ợ nóng tồi tệ hơn. Liều lượng lớn bột nghệ cũng có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp nghiêm trọng hơn và gây phát ban da.
Phụ nữ mang thai nên tránh dùng bột nghệ với liều lượng lớn, Ulbricht nói. Củ nghệ với liều bổ sung có thể thúc đẩy kinh nguyệt, hoặc kích thích tử cung đủ để gây nguy hại tới quá trình mang thai.
Củ nghệ không nên nhầm lẫn với rễ củ nghệ Java (Nghệ đen), bởi nó có công dụng chữa trị riêng và cả những tác dụng phụ khác.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ Live science)
Pan ơj cko minh hoi là e gáj minh bi khô da cứ đến mùa đôg thj da măt e bi nhăn nheo rồi sôp da.va đôi chân em thj bj nứt nẻ ra chay máu.vay thj chj cho e hoi .đưa e gaj e se paj lm như tke nao thj khỏj.em cảm ơn
Bạn tham khảo về khô da này nhé: https://utemshop.com/dau-dua/nguyen-nhan-gay-kho-da-va-cach-khac-phuc/