Gừng, sả, chanh, bạc hà… là những loại gia vị rất tốt trong việc thúc đẩy tiêu hóa, giàu vitamin, giàu chất chống oxy hóa. Các loại gia vị này sử dụng tươi hay khô đều rất tốt. Chúng cho nhiều lợi ích sức khỏe và đặc biệt lành tính so với sử dụng các thực phẩm chức năng. Gừng, sả, chanh, bạc hà còn giúp phòng chống các chứng viêm hô hấp hiệu quả và tăng cường miễn dịch tự nhiên. Ngoài ra, chúng cũng có thể coi là những thức uống detox hiệu quả cho các bạn gái của chúng ta.
Trà chanh sả bạc hà
Trà gừng sả
Gừng: Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Khương là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau. Sinh khương là củ (thân rễ) tươi. Can khương là thân rễ phơi khô.
Theo tài liệu cổ: Sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy, giải độc. Dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy chướng, nôn mửa, giải độc bán hạ, nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.
Can khương vị cay, tính ôn, bào khương (can khương bào chế rồi) vị cay đắng tính đại nhiệt. Vào 6 kinh tâm, phế, tỳ, vị, thận và đại tràng. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, dùng chữa thổ tả, bụng đau, chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm xuyễn ho, phong hàn thấp tỳ.
Trong nhân dân, gừng là một vị thuốc giúp sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp như kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng. Gừng tươi (sinh khương) dùng với liều 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha hoặc rượu gừng tươi (mỗi ngày 2-5ml). Gừng khô (can khương) dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi ỉa lỏng, mệt lả, nôn mửa. Liều dùng cũng như gừng tươi.
Sả: Cũng giống như gừng, sả là một loại cây gia vị – cây thuốc quen thuộc được trồng trên khắp đất nước ta. Sả còn có tên là sả chanh, cỏ sả, hương mao. Sả có tác dụng trị ho, trị cảm sốt do phong hàn, giải cảm, giải độc, bổ khí, thông tiểu, tiêu thực và giảm đau. Sả có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi nên thích hợp dùng để trị các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Ngoài ra, một loạt tác dụng khác của sả có thể kể đến như sát trùng, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư…
Chanh: giàu chất chống oxy hóa,
Bạc hà:
Ai không nên dùng
- Cả gừng và sả, bạc hà đều có tính ấm và tác dụng hành khí, nên kể cả người sức khỏe bình thường cũng tránh dùng hỗn hợp dài ngày, không ăn/ uống quá nhiều mà dẫn tới hao khí và gây nhiệt.
- Những người bị bệnh do nhiệt, không nên dùng. Ví dụ như cảm mạo phong nhiệt, trúng nắng, âm hư hỏa vượng, mụn nhọt do nóng…
- Người có bệnh về huyết áp cần cân nhắc.
- Bạc hà cũng có thể gây dị ứng một số người, lưu ý ạ. Vì thế, trước nay nếu bạn chưa dùng bạc hà bao giờ, thì cần phải thử với lượng nhỏ trước.
- Phụ nữ mang thai tránh dùng các món trà trên. Nhân tiện nói về các gia vị sả, gừng, bạc hà… phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn như gia vị hàng ngày. Có thể dùng khi thêm vào món ăn nhưng không nên thường xuyên, và chỉ dùng với lượng nhỏ để tránh tác dụng phụ.
- Người bệnh gan, mật tránh dùng.
Hạn dùng và cách bảo quản
Hỗn hợp có thể bảo quản dùng trong 1 năm, tuy nhiên mình luôn khuyên các bạn dùng hết trong vòng 6 tháng. Bởi trong quá trình sử dụng, bảo quản có thể nhiễm khuẩn nếu miệng lọ không được vệ sinh sạch sau khi rót. Cất giữ lọ hỗn hợp nơi khô ráo, thoáng mát.
Rửa sạch nguyên liệu gừng, sả, nên để cả vỏ gừng.
Thái lát gừng, sả.
Đặt mua trà chanh sả, trà gừng sả
Mời bạn liên hệ qua hotline 0968.458.405 – 0945.920.087 hoặc inbox Hạ Mến nhé.
Thông tin thảo mộc trong bài này có tham khảo nhiều nguồn tài liệu, trong đó có Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam, GS.TSKH Đỗ Tất Lợi.