Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây. Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Trong bài này, mình chỉ nói tới sắn dây ta, là giống sắn dây được trồng từ rất xưa, là loại củ dài, không nói tới sắn dây lai, củ ngắn tròn hơn.

Về củ sắn dây
Theo tài liệu cổ, cát căn vị ngọt, cay, tính bình. Bột sắn dây (tinh bột) được dùng để pha nước uống cho mát, giảm nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì có tính chất giúp cho viên dính đồng thời lại dễ tẽ ra để thuốc chóng tác dụng.
Thời gian thu hoạch sắn dây từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau, trước đây nhân dân thường đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10-15cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,5-1cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Để làm ra bột sắn dây (tinh bột sắn dây), mình sẽ rửa sạch củ sắn dây tươi, xay nghiền nhỏ, vắt bỏ bã, lấy hỗn hợp nước chứa tinh bột đem lọc đi lọc lại nhiều lần. Sau đó mang phần tinh bột thu được cuối cùng làm khô. Mình dùng máy sấy để tránh bụi. Mặc dù vườn mình có hoa bưởi sạch nhưng không ướp bột bởi vì hoa bưởi làm giảm dược tính của sắn dây.
Cách dùng bột sắn dây
- Pha 1 thìa bột sắn dây với khoảng 200-300ml nước lã (ước lượng) đánh cho tan bột, có thể thêm chút đường cho ngọt nhẹ. Đun trên bếp vừa đun vừa khuấy cho trong bột, để ấm hoặc nguội rồi ăn. Độ đặc loãng tùy sở thích, kể cả trong khi đun bạn cảm thấy bột đặc quá có thể thêm nước quậy tiếp.
- Có thể thêm bột sắn dây vào các món cháo, chè, nhưng nhớ phải đánh tan bột với nước nguội trước để bột không bị vón cục. Độ sánh lỏng tùy thích.
- Vào mùa nóng, khi cần giải nhiệt, bạn có thể quậy chín bột sắn dây ăn hàng ngày. Bình thường, chúng ta có thể coi bột sắn dây là một loại thực phẩm ăn đan xen như các loại thực phẩm khác chứ không nên lạm dụng ăn liên tục như cơm cháo. Cần ăn đa dạng dinh dưỡng để tránh tác dụng phụ vì sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm có tính hàn mạnh như bột sắn dây.
Không nên uống bột sắn dây sống
Mặc dù rất nhiều người từ trước đến nay vẫn dùng bột sắn dây sống, tuy nhiên, mình khuyên các bạn nên dùng bột sắn dây sau khi đã nấu chín. Lý do:
- Bột sắn dây tuy được sấy bằng máy sấy trong phòng kín, nhưng nhiệt độ sấy cũng không thể tiêu diệt 100% vi sinh vật có thể bị lẫn vào khi lọc bột, lắng bột.
- Bột sắn dây có tính hàn mạnh, nên việc quậy chín càng cần thiết. Đặc biệt đối với trẻ em, người mang thai, người già, người lạnh bụng.
- Bột sắn dây khi nấu chín giúp dễ dàng hấp thu, một số người uống bột sống thậm chí có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Những ai không nên dùng bột sắn dây
- Tuy rằng, bột sắn dây nấu chín rất tốt để phụ nữ mang thai sử dụng khi bị nóng, bị cồn cào dạ dày, nhưng với phụ nữ mang thai đang bị mệt mỏi, bị lạnh, có biểu hiện tụt huyết áp không nên dùng bột sắn dây. Phụ nữ mang thai đang bị động thai tuyệt đối không dùng bột sắn dây.
- Người đang bị lạnh, tụt huyết áp, đại tiện lỏng, bụng đầy trướng không dùng bột sắn dây.
- Chú ý: Dân gian khuyên Không dùng mật ong chung với sắn dây.
Hạn sử dụng và bảo quản bột sắn dây
Bột sắn dây bảo quản kín, nơi thoáng mát nên dùng trong vòng 1 năm. Tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn sử dụng kéo dài hơn, có thể trữ 2 năm bột vẫn ngon.
Đặt mua bột sắn dây ta – củ sắn trồng đất đồi Hòa Bình
Bột sắn dây ta Hạ Mến 250 000đ/ 1kg. Liên hệ: 0968 458 405
Một số hình ảnh về bột sắn dây Hạ Mến





