Cách chọn lựa chương trình giảm cân thành công và an toàn

Bạn có nghĩ rằng mình cần giảm cân không? Bạn đã từng cân nhắc về việc thử áp dụng một chương trình giảm cân chưa?

Bạn không phải là người duy nhất đâu:

Hơn 70% người Mỹ trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì – và nhiều người trong số họ cố gắng giảm thêm vài kg bằng nhiều loại chương trình giảm cân khác nhau.

Vô số những chương trình này được quảng cáo trên tạp chí và báo, cũng như là trên đài radio, TV và mạng Internet. Nhưng liệu chúng có an toàn không? Và liệu chúng sẽ có tác dụng với bạn chứ?

Chế độ ăn kiêng rất ít calo (VLCD)

Chế độ ăn kiêng rất ít calo (Very low calorie diets – VLCD) là kế hoạch ăn kiêng chỉ cho bạn nạp tối đa khoảng 800 calo một ngày và được thực hiện dưới sự giám sát y tế.

Chế độ ăn kiêng này thường thay thế những thực phẩm thông thường bằng các shakes (đồ uống dinh dưỡng), soups (súp dinh dưỡng), bars (thanh bánh dinh dưỡng), hoặc porridge (cháo dinh dưỡng) có bỏ thêm sữa.

Chế độ ăn kiêng hợp lý là như thế nào?

Nào là ăn kiêng ít carb, ăn kiêng kiểu 5:2, ăn kiêng detox thanh lọc cơ thể, ăn súp bắp cải, … có bao giờ thiếu những chương trình ăn kiêng kiểu mới lại hứa hẹn giúp bạn giảm cân nhanh chóng đâu.

Câu hỏi quan trọng nhất cần được giải đáp đó là, chúng thật sự có tác dụng sao? Hầu hết các chế độ ăn kiêng đều có kết quả giảm cân – nhanh chóng – đôi khi còn giảm cân một cách thần kỳ ấy, nhưng chỉ giảm được vài kg, rồi hoàn thành xong chế độ ăn kiêng thì bạn lại tăng lại cân thôi.

Đánh giá các chế độ ăn kiêng phổ biến nhất (theo NHS)

Với việc có quá nhiều chế độ ăn kiêng để lựa chọn, có lẽ bạn sẽ khó mà tìm được một kế hoạch giảm cân phù hợp với bản thân.

Để giúp bạn làm việc này, Hiệp hội Ăn kiêng Vương quốc Anh (British Dietetic Association – BDA) đã xem xét đến ưu nhược điểm cũng như đưa ra khuyến nghị về một số chế độ ăn kiêng phổ biến nhất.

Tại sao nên dùng chỉ số BMI?

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể BMI) là một công cụ hiệu quả trong việc tính toán lượng mỡ trong cơ thể.

Khái niệm cơ bản nhất của tình trạng thừa cân béo phì là cơ thể có quá nhiều mỡ – nhiều đến mức mà chỗ mỡ này “biểu thị nguy cơ có hại cho sức khỏe”.

Một phương pháp đáng tin nhằm xác minh liệu một người có quá nhiều mỡ hay không đó là tính toán tỉ lệ giữa cân nặng của họ với chiều cao bình phương (cân nặng tính theo kg, chiều cao tính theo mét).

Tỉ số này, hay còn gọi là body mass index (BMI), lý giải cho thực tế rằng những người cao thường có nhiều mô hơn những người thấp, và vì thế họ có xu hướng nặng cân hơn.

Đánh giá chế độ ăn kiêng DASH

Bạn thấy mình đang lạc lối giữa vô vàn lời quảng cáo về các chiến lược giảm cân và kế hoạch ăn kiêng? Trong bài trước đây, chúng tôi đã xem xét tổng quan vài chế độ ăn kiêng phổ biến – giờ hãy đi vào chi tiết về chế độ ăn kiêng DASH cũng như đánh giá cơ sở nghiên cứu chứng minh cho chế độ ăn kiêng này.

Chế độ ăn kiêng DASH là gì?

Chế độ ăn kiêng DASH (Phương pháp ăn kiêng nhằm ngăn chứng tăng huyết áp là viết tắt của các từ Dietary Approaches to Stop Hypertension) đôi khi được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.

Huyết áp là lượng áp lực máu tác động lên thành động mạch. Bình thường nó sẽ thay đổi xuyên suốt cả ngày, nhưng nếu luôn duy trì ở mức độ quá cao thì gọi là bệnh huyết áp cao hay chứng tăng huyết áp. Nếu bệnh này không được điều trị có thể gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, suy tim sung huyết, bệnh thận và tình trạng mù lòa.

Bài phỏng vấn chuyên gia dinh dưỡng về chất béo có lợi

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Tiến sỹ Walter Willett của Trường Y tế Công cộng Harvard và chuyên gia, thạc sĩ dinh dưỡng Amy Myrdal Miller của Viện Ẩm thực Mỹ. Họ sẽ lý giải vì sao đã đến lúc chấm dứt quan niệm cho rằng “ít chất béo là tốt nhất”, đồng thời cung cấp thông tin về cách sử dụng chất béo lành mạnh trong chính căn bếp của gia đình bạn.

Đánh giá chế độ ăn kiêng giảm cân không chứa Gluten

Bạn thấy mình đang lạc lối giữa vô vàn quảng cáo về các chương trình giảm cân và kế hoạch ăn kiêng? Trong bài viết trước đây, chúng ta đã xem xét vài chế độ ăn kiêng phổ biến – giờ là lúc đi vào đánh giá chi tiết từng kiểu ăn cụ thể, ở đây là cách ăn kiêng không chứa Gluten, cũng như đánh giá cơ sở nghiên cứu chứng minh cho chế độ ăn kiêng này.

Ăn kiêng giảm cân không chứa Gluten là như thế nào?

Chế độ ăn kiêng không chứa Gluten (gluten-free) không hề mới lạ gì. Đây là biện pháp điều trị duy nhất dành cho 1-2% người Mỹ mắc phải bệnh celiac, một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi cơ thể tấn công một loại đạm gọi là gluten, chất này vốn có trong nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, gây ra một loạt các triệu chứng từ trương phồng đến phá hủy đường ruột.

Cũng có đến 6% số người gặp phải tình trạng đau dạ dày có liên quan nhưng ít nguy hiểm hơn gọi là bệnh mẫn cảm với gluten không phải celiac (non-celiac gluten sensitivity). Với việc ít người thực sự cần chế độ ăn kiêng này, tại sao số lượng bán ra các sản phẩm phi gluten lại đứng đầu với giá trị 12 tỷ đô la Mỹ theo nghiên cứu thị trường?

Đánh giá chế độ ăn kiêng: Nhịn ăn gián đoạn để giảm cân

Bạn thấy mình đang lạc lối giữa vô vàn quảng cáo về các chương trình giảm cân và kế hoạch ăn kiêng? Trong bài viết trước đây, chúng ta đã xem xét vài chế độ ăn kiêng phổ biến – giờ là lúc đi vào đánh giá chi tiết từng kiểu ăn cụ thể, ở đây là cách ăn kiêng giảm cân thông qua nhịn ăn gián đoạn, cũng như đánh giá cơ sở nghiên cứu chứng minh cho chế độ ăn kiêng này.

Nhịn ăn gián đoạn để giảm cân là như thế nào?

Nhịn ăn gián đoạn là một chế độ ăn kiêng quay vòng giữa những giai đoạn nhịn ăn ngắn hạn, trong đó bạn không được ăn một chút thức ăn nào hoặc ăn ít calo đi rất nhiều, và những giai đoạn ăn thoải mái.

Đánh giá chế độ ăn kiêng Keto (Ketogenic để giảm cân)

Bạn thấy mình đang lạc lối giữa vô vàn quảng cáo về các chương trình giảm cân và kế hoạch ăn kiêng? Trong bài viết trước đây, chúng ta đã xem xét vài chế độ ăn kiêng phổ biến – giờ là lúc đi vào đánh giá chi tiết từng kiểu ăn cụ thể, ở đây là cách ăn kiêng giảm cân Keto, cũng như đánh giá cơ sở nghiên cứu chứng minh cho chế độ ăn kiêng này.

Chế độ ăn kiêng Keto là như thế nào?

Chế độ ăn kiêng ketogenic hay “keto” là một kiểu ăn uống giàu chất béo và ít carbohydrate (tinh bột, đường, vân vân), được áp dụng trong hàng thế kỉ để điều trị những tình trạng bệnh lý cụ thể.