Đến giờ vẫn chưa có kết luận chính thức về các ảnh hưởng tới sức khỏe của chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp/nhân tạo, bởi các nghiên cứu liên tục đưa ra những phát hiện khác nhau.
đồ uống
Các loại đồ uống nên tiêu thụ có kiểm soát
Đồ uống có cồn
- Uống rượu bia trong chừng mực có thể tốt cho sức khỏe, nhưng không phải với tất cả mọi người. Bạn phải cân nhắc lợi ích và rủi ro của nó; đó là lý do vì sao nó không có mặt trong Đĩa ăn lành mạnh.
- Những người vốn đang không tiêu thụ đồ uống có cồn không nên cảm thấy áp lực là họ cần bắt đầu sử dụng rượu bia.
Đồ uống có đường
- Đồ uống có đường là một trong những thủ phạm chính gây ra đại dịch béo phì.
- Thuật ngữ “nước ngọt” được dùng để chỉ mọi thức uống được thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác, và nó bao gồm soda, nước hoa quả, nước chanh, đồ uống pha từ bột có đường, cùng thức uống thể thao và nước tăng lực.
- Những người uống đồ uống giàu đường không thấy no như khi họ ăn cùng một lượng calo từ thức ăn cứng, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ loại đồ uống này không bù trừ cho hàm lượng calo cao của họ bằng cách ăn ít đi.
- Nước trái cây cũng chưa hẳn đã là một sự lựa chọn tốt lành hơn. Ngay cả khi nó chứa nhiều dưỡng chất hơn thì lượng đường có trong nước trái cây (mặc dù là đường tự nhiên có trong hoa quả, không phải đường cho thêm) và calo cũng nhiều như trong nước ngọt vậy.
- Một nghiên cứu vào năm 2014 đã cho thấy rằng những người tiêu thụ đồ uống có đường – kể cả loại có hàm lượng calo thấp – thì cũng đều có một chất lượng dinh dưỡng tổng thể thấp hơn.
Đồ uống nhiều đường và bệnh béo phì [thông tin thêm]
Vấn đề: Đồ uống có đường là tác nhân dẫn đến đại dịch béo phì
Hai trong số ba người trưởng thành và một trong số ba trẻ em ở Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì, và mỗi năm nước này lại phải chi gần 190 tỷ đôla để điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì. Việc tăng tiêu thụ nước ngọt là một tác nhân chủ yếu dẫn đến đại dịch béo phì. Một lon soda 590ml điển hình chứa từ 15-18 thìa cà phê đường (60-75g) và có tới 240 calo. Một chai cola gần 2l có thể chứa đến 700 calo. Những người uống loại “kẹo lỏng” này thường không thấy no như khi họ ăn cùng một hàm lượng calo từ thức ăn rắn, và cũng không ăn ít đi để bù trừ lượng calo đó.
Uống cà phê có tốt cho sức khỏe không? (Bạn đọc hỏi, chuyên gia dinh dưỡng trả lời)
Sơ lược:
- Việc uống 6 cốc cà phê/ngày không làm tăng nguy cơ tử vong vì lí do bất kỳ, hay tử vong vì ung thư hoặc các bệnh tim mạch.
- Một số người có thể vẫn không nên uống cà phê hoặc nếu uống thì nên chọn loại đã khử caffein, nhất là phụ nữ đang mang thai, hoặc những người đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường trong máu.
- Tốt nhất là nên sử dụng giấy lọc khi pha cà phê để loại bỏ các chất có thể làm tăng nồng độ cholesterol có lipoprotein tỷ trọng thấp (cholesterol xấu).
- Cà phê có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng lĩnh vực này vẫn cần được nghiên cứu thêm.
- Hãy tham khảo bài trước của chúng tôi về trà và cà phê cùng các loại đồ uống khác.
Các loại đồ uống lành mạnh khác: Trà và Cà Phê
Sau nước lọc thì trà và cà phê là hai loại đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất hành tinh. Chúng chứa các chất chống ôxy hóa, flavonoid (một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật – chú thích của người dịch), và các hoạt chất sinh học có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đừng bỏ quên Nước: đồ uống lành mạnh và dễ kiếm
Tóm tắt:
- Nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất để xua tan cơn khát của bạn. Cà phê và trà, nếu không dùng thêm chất làm ngọt, cũng là những sự lựa chọn lành mạnh.
- Một số loại đồ uống mà bạn nên hạn chế tiêu thụ bao gồm nước giải khát ăn kiêng, nước hoa quả và sữa. Đồ uống có cồn được sử dụng trong chừng mực cũng có thể tốt cho sức khỏe của một số người, nhưng không phải tất cả.
- Tránh các loại đồ uống có đường như soda, thức uống thể thao, và nước tăng lực.