“Đường” là tên gọi chung cho nhiều chất tạo ngọt có tên hóa học khác nhau chứ không chỉ riêng đường chiết xuất từ mía hay củ cải đường như chúng ta thường thấy. Dù cho có rất nhiều tên gọi như vậy, đường tương đối giống nhau về mặt dinh dưỡng. Chúng bao gồm chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, là những dạng cơ bản của đường.
chất ngọt
Đường bổ sung trong chế độ dinh dưỡng
Cơ thể bạn không cần bất cứ carbohydrate nào từ đường bổ sung (đường phụ gia). Đó là lý do vì sao Tháp ăn lành mạnh khuyên chúng ta không nên tiêu thụ đồ uống có đường hoặc đồ ngọt, mà nếu có dùng thì chỉ nên dùng rất hạn chế. Đó cũng là lý do trong Đĩa ăn lành mạnh không có sự xuất hiện của các loại thực phẩm dùng đường bổ sung.
Nước ngọt và bệnh tật
Nước ngọt được hàng triệu người Mỹ lựa chọn mỗi khi muốn giải khát, nhưng đồ uống có đường lại làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2, các bệnh về tim, cùng nhiều bệnh mãn tính khác.
Mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng: Đồ uống có đường
Người Mỹ trung bình tiêu thụ nhiều hơn 200 calo/ngày từ các loại đồ uống có đường – cao gấp 4 lần mức họ tiêu thụ vào năm 1965 – và các bằng chứng vững chãi đã chỉ ra rằng cơn khát “kẹo lỏng” của chúng ta chính là một tác nhân lớn góp phần vào đại dịch béo phì và tiểu đường.
Chất làm ngọt ít calo
Đến giờ vẫn chưa có kết luận chính thức về các ảnh hưởng tới sức khỏe của chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp/nhân tạo, bởi các nghiên cứu liên tục đưa ra những phát hiện khác nhau.
Các loại đồ uống nên tiêu thụ có kiểm soát
Đồ uống có cồn
- Uống rượu bia trong chừng mực có thể tốt cho sức khỏe, nhưng không phải với tất cả mọi người. Bạn phải cân nhắc lợi ích và rủi ro của nó; đó là lý do vì sao nó không có mặt trong Đĩa ăn lành mạnh.
- Những người vốn đang không tiêu thụ đồ uống có cồn không nên cảm thấy áp lực là họ cần bắt đầu sử dụng rượu bia.
Đồ uống có đường
- Đồ uống có đường là một trong những thủ phạm chính gây ra đại dịch béo phì.
- Thuật ngữ “nước ngọt” được dùng để chỉ mọi thức uống được thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác, và nó bao gồm soda, nước hoa quả, nước chanh, đồ uống pha từ bột có đường, cùng thức uống thể thao và nước tăng lực.
- Những người uống đồ uống giàu đường không thấy no như khi họ ăn cùng một lượng calo từ thức ăn cứng, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ loại đồ uống này không bù trừ cho hàm lượng calo cao của họ bằng cách ăn ít đi.
- Nước trái cây cũng chưa hẳn đã là một sự lựa chọn tốt lành hơn. Ngay cả khi nó chứa nhiều dưỡng chất hơn thì lượng đường có trong nước trái cây (mặc dù là đường tự nhiên có trong hoa quả, không phải đường cho thêm) và calo cũng nhiều như trong nước ngọt vậy.
- Một nghiên cứu vào năm 2014 đã cho thấy rằng những người tiêu thụ đồ uống có đường – kể cả loại có hàm lượng calo thấp – thì cũng đều có một chất lượng dinh dưỡng tổng thể thấp hơn.
Tại sao đường gây sâu răng?
Có lẽ ngày nay ai cũng biết kiến thức căn bản là đường không tốt cho răng, nhưng trước đây thì không như vậy.
Thực ra, khi nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle lần đầu phát hiện ra rằng những đồ ăn ngọt như quả sung mềm có thể gây sâu răng thì thậm chí còn chẳng có ai tin lời ông ấy.
Liệu ăn quá nhiều đường (đồ ngọt) có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2
Ăn quá nhiều đường có thể gây ra kháng in*su*lin hay không? Hãy cùng chúng tôi bàn về mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh tiểu đường, cũng như tìm hiểu xem đường có phải một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này hay không.