Làm sáng tỏ sự thật về chất béo

Vào tháng 3/2014, một bài báo xuất hiện trên Biên niên sử Nội Khoa (Annals of Internal Medicine) đã khiến công chúng vốn đã ám ảnh với ẩm thực càng trở nên sung sướng, phấn khích. Mặc dù mang một tiêu đề nhàm chán – “Sự liên kết giữa axit béo dinh dưỡng, tuần hoàn và bổ sung với nguy cơ động mạch vành” – nhưng bài báo lại báo cáo một kết quả khá sửng sốt:

ăn ít chất béo bão hòa hơn, con quỷ dinh dưỡng khiến bánh sừng bò bơ trở nên khó cưỡng đến thế, không thực sự làm giảm nguy cơ bị bệnh tim của một người.

Phát hiện này được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, và nó chạm đến tất cả các vấn đề văn hóa gây tranh cãi: thực phẩm và chất béo, tử vong và bệnh tật, thịt xông khói và phô mai Brie. Như Mark Bittman đã cường điệu trên tờ New York Times thì: “Bơ đã quay trở lại. Julia Child, nữ hoàng chất béo, đang mỉm cười rạng rỡ ở đâu đó.”

Các loại chất béo dinh dưỡng khác nhau, nguy cơ tử vong khác nhau

Việc tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa hơn có khả năng giảm thiểu nguy cơ tử vong, theo một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard.

Những phát hiện này cũng chỉ ra rằng hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa tiêu thụ cao có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn, và rằng việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng.

Thêm vào đó, việc thay thế chất béo tổng thể bằng các loại carbohydrate còn làm tăng nhẹ nguy cơ tử vong.

Dùng dầu dừa nấu ăn có được không?

Trong những năm gần đây, sự phổ biến của dừa và đặc biệt là dầu dừa đã tăng vọt vì những lợi ích sức khỏe được quảng cáo. Thúc đẩy xu hướng thịnh hành này, các công ty sản xuất dầu dừa đã mời nhiều người nổi tiếng về làm gương mặt đại diện cho sản phẩm của hãng mình với lời tuyên bố đưa ra là dầu dừa có thể làm tan mỡ bụng, kiềm chế cảm giác thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim, và đẩy lùi chứng sa sút trí tuệ cũng như bệnh Alzheimer.

Bài phỏng vấn chuyên gia dinh dưỡng về chất béo có lợi

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Tiến sỹ Walter Willett của Trường Y tế Công cộng Harvard và chuyên gia, thạc sĩ dinh dưỡng Amy Myrdal Miller của Viện Ẩm thực Mỹ. Họ sẽ lý giải vì sao đã đến lúc chấm dứt quan niệm cho rằng “ít chất béo là tốt nhất”, đồng thời cung cấp thông tin về cách sử dụng chất béo lành mạnh trong chính căn bếp của gia đình bạn.

Chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là gì? Chúng khác nhau như thế nào?

Tóm tắt

  • Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể hơn so với các chất đinh dưỡng đa lượng khác. 1g chất béo cung cấp 9Kcal, trong khi 1g chất đạm hoặc 1g tinh bột chỉ cung cấp 4Kcal
  • Chất béo có hương vị thơm ngon tạo cảm giác ngon miệng
  • Là dung môi hòa tan nhiều vitamin quan trọng cho cơ thể
  • Chất béo không bão hòa có lợi nhất đối với sức khỏe và có nhiều trong thực phẩm thực vật
  • Chất béo bão hòa có thể không có hại cho sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ nhưng nó vẫn không có lợi bằng chất béo không bão hòa
  • Chất béo chuyển hóa – đặc biệt là loại nhân tạo cần nhanh chóng loại bỏ khỏi chế độ dinh dưỡng
  • Không tái sử dụng dầu mỡ đã rán ở nhiệt độ cao, vì khi ở nhiệt độ cao nó sẽ sản sinh ra chất độc hại

Chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa (unsaturated fats), nếu ở nhiệt độ phòng sẽ có dạng chất lỏng, được coi là chất béo có lợi vì chúng có thể cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, giảm viêm, ổn định nhịp tim, và đem lại nhiều lợi ích khác.

Chất béo không bão hòa chủ yếu có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như dầu thực vật cùng các loại hạt khô dinh dưỡng.