Ảnh hưởng của giai đoạn tiền sản và đầu đời lên tình trạng thừa cân, béo phì

Hiểu rõ nguồn gốc phát triển của béo phì

Béo phì, đã từng được cho là không có lý do gì khác ngoài ý chí và sự tự chủ kém cỏi đáng xấu hổ, thực ra lại có nguồn gốc sâu xa và phức tạp hơn nhiều. Gien di truyền rõ ràng có vai trò trong việc điều khiển khuynh hướng tăng cân của một cá nhân, môi trường sống và các tương tác giữa môi trường với gien di truyền cũng có vai trò như thế. Những ảnh hưởng đầu đời, bắt đầu từ môi trường bên trong tử cung và tiếp diễn trong những năm đầu đời, cũng định hình hành trình tăng cân và mỡ của cơ thể xuyên suốt cuộc đời của đứa bé sau khi ra đời.

Thực phẩm và chế độ ăn uống trong phòng chống béo phì

Ngoài khả năng tự chủ: chế độ ăn uống và số lượng thực phẩm cũng có vai trò quan trọng  

Việc lượng calo mọi người ăn uống vào cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của họ đã không còn là một điều bí mật gì nữa: Nạp vào cùng lượng calo mà cơ thể đốt cháy theo thời gian, thì cân nặng ổn định. Nạp vào nhiều hơn mức calo cơ thể đốt cháy, thì cân nặng tăng. Nạp vào dưới mức calo cơ thể tiêu hao, thì cân nặng giảm.

Nhưng loại calo thì sao: việc calo có nguồn gốc từ những dưỡng chất cụ thể – chất béo, đạm hay carbonhydrate có quan trọng không?

Những thực phẩm cụ thể – ngũ cốc nguyên cám hay khoai tây chiên có quan trọng không? Những chế độ ăn uống cụ thể – ăn kiểu Địa Trung Hải hay ăn kiểu “Twinkie” có quan trọng không?

Và còn cả thời gian hay địa điểm mọi người tiêu thụ calo thì sao: Ăn sáng có làm bạn kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn không? Ăn uống ở các nhà hàng thức ăn nhanh có làm việc kiểm soát cân nặng khó khăn hơn không?

Rào cản môi trường với hoạt động thể chất

Môi trường xung quanh chúng ta có thể hỗ trợ hoặc cản trở lối sống năng động như thế nào

Cho dù có là đạp xe đi làm hoặc leo cầu thang bộ, dắt chó đi dạo hoặc đỗ xe cách xa cửa hàng, thì năng hoạt động thể chất mang lại vô số lợi ích. Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên làm cho mọi người gầy hơn, mạnh mẽ hơn, thông minh hơn và khỏe mạnh hơn. Vậy tại sao không có nhiều người biến hoạt động thể chất thành thói quen hàng ngày?

Vô số lý do khiến nhiều người không muốn giơ tay nhấc chân, nhưng cái gọi là “môi trường vật chất nhân tạo” của chúng ta, thế giới do chúng ta tạo nên, với các thành phố và khu dân cư, phố xá và các tòa nhà, công viên và các lối đi – mới có vai trò chủ chốt trong những lý do đó.

Môi trường xã hội của chúng ta cũng quan trọng tương tự: ví dụ như gia đình và đồng nghiệp khuyến khích có thể giúp mọi người dễ dàng nhấc thân lên và di chuyển hơn. Nơi chúng ta sống, học tập, làm việc và vui chơi dường như có liên quan rất nhiều đến mức độ năng động của chúng ta.

Bài viết này đánh giá ngắn gọn nghiên cứu về những hoàn cảnh khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hoạt động thể chất của chúng ta, các chính sách định hình các hoàn cảnh đó cũng như là vai trò của chúng trong việc duy trì cách biệt trong tỉ lệ béo phì.

Môi trường thực phẩm độc hại

Môi trường ảnh hưởng như thế nào đến những thứ chúng ta ăn

Những thứ chúng ta chọn ăn đóng vai trò lớn trong việc quyết định nguy cơ tăng quá nhiều cân nặng. Nhưng các lựa chọn chúng ta đưa ra được định hình bởi một thế giới phức tạp nơi mà chúng ta sinh sống – dựa vào những loại thực phẩm cha mẹ cung cấp sẵn có ở nhà, dựa trên khoảng cách từ nơi ta sống đến siêu thị hoặc nhà hàng đồ ăn nhanh gần nhất, thậm chí còn dựa vào cách thức chính phủ khuyến nông.

Ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, cái được gọi là môi trường thực phẩm – môi trường xã hội và môi trường tự nhiên xung quanh ảnh hưởng đến thức ăn của chúng ta – khiến việc chọn lựa được thực phẩm lành mạnh quá khó khăn, và việc chọn phải các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe thì lại quá dễ dàng. Một số người còn gọi nó là môi trường thực phẩm “độc hại” do cách nó gặm mòn lối sống lành mạnh cũng như là thúc đẩy gia tăng béo phì.

Gien không phải yếu tố quyết định trong chuyện béo phì

Các gien thúc đẩy béo phì trong một thế giới tiến tới béo phì

Gien ảnh hưởng đến mọi mặt trong chức năng sinh lý, sự phát triển và thích nghi của con người. Béo phì không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy thế hiện nay mọi người biết tương đối ít về các gien cụ thể góp phần dẫn đến béo phì và quy mô của ảnh hưởng phức tạp mà được gọi là “tương tác môi trường và gien” giữa cấu trúc gien và trải nghiệm cuộc sống của chúng ta.

Hoạt động thể chất: Tập thể dục hỗ trợ kiểm soát cân nặng như thế nào?

Béo phì là do mất cân bằng năng lượng trong cơ thể: nạp vào quá nhiều calo, đốt cháy quá ít calo. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng calo (hay mức “năng lượng”) mọi người tiêu hao mỗi ngày, trong số đó là tuổi tác, kích thước cơ thể và gien. Nhưng yếu tố hay thay đổi nhất – và cũng là yếu tố dễ dàng cải biến nhất – là lượng vận động của mọi người mỗi ngày.

Giấc ngủ và Béo phì

Nhận thức được vai trò của giấc ngủ trong việc kiểm soát cân nặng

Một giấc ngủ ngon qua đêm là một trong những bí quyết để có sức khỏe tốt – mà có lẽ cũng là chìa khóa để duy trì cân nặng lành mạnh. Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng những người ngủ quá ít có nhiều nguy cơ tăng cân và béo phì hơn những người ngủ bảy đến tám tiếng một đêm. Với xu hướng chong đèn thức đêm ngày càng nhiều của xã hội chúng ta – vào năm 1998, 35% người dân Mỹ trưởng thành ngủ 8 tiếng một đêm và đến năm 2005 con số này đã giảm xuống còn 26% – thiếu ngủ có thể là một thành tố chính dẫn đến nạn dịch béo phì.

Xem tivi và “ngồi quá nhiều” liên quan đến thừa cân, béo phì như thế nào?

Từ hơn 25 năm trước đây nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Harvard đã cho thấy mối liên kết giữa xem TV và béo phì.

Kể từ đó, nghiên cứu chuyên sâu đã khẳng định lại mối liên hệ giữa xem TV và béo phì ở trẻ emngười trưởng thành, ở nhiều nước trên toàn thế giới. Và cũng có bằng chứng xác đáng cho thấy cắt giảm thời gian xem TV có thể giúp kiểm soát cân nặng – đây cũng là một phần lý do tại sao nhiều tổ chức khuyến cáo trẻ em và thanh thiếu niên nên hạn chế thời gian xem TV/truyền thông xuống tối đa 2 tiếng một ngày.

Bài viết này khái quát ngắn gọn nghiên cứu về vấn đề xem TV và các hoạt động ngồi một chỗ khác có vai trò như thế nào trong nguy cơ béo phì, và lý do tại sao giảm thời gian ngồi một chỗ và thời gian xem màn hình các thiết bị như là máy tính, TV,v.v. (screen time) là những mục tiêu quan trọng trong phòng tránh béo phì.

Lý do cân nặng (thừa cân, béo phì) trở thành vấn nạn toàn cầu

Toàn cầu hòa – sự lan tỏa hiển nhiên của tri thức, công nghệ, văn hóa và tư bản giữa các nước – đã trở thành một lực ảnh hưởng vừa có lợi lại vừa có hại, đặc biệt khi nói đến sức khỏe.

Có lợi: Toàn cầu hóa đã kéo hàng triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, giảm đói kém và các bệnh truyền nhiễm, và theo đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có hại: Cùng những chuyển đổi kinh tế xã hội làm tăng sự giàu có của con người thì cũng kéo theo vòng eo của họ phình ra – và đang thúc đẩy nạn dịch béo phì ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác trên toàn thế giới.