Định nghĩa
Út Em chào các mẹ. Vàng da ở trẻ sơ sinh là sự thay đổi thành sắc vàng ở da và mắt của trẻ sơ sinh.
Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do trong máu có chứa lượng dư thừa bilirubin (bil-ih-ROO-bin), một sắc tố có màu vàng cam trong các tế bào hồng cầu.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi (sinh non) và một số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do chức năng gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bớt bilirubin trong máu.
Trong một số trường hợp, một căn bệnh tiềm ẩn nào đó cũng có thể gây vàng da.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh thường không cần thiết, và hầu hết các trường hợp cần điều trị phải đáp ứng tốt với phương pháp điều trị không xâm lấn.
Mặc dù biến chứng rất hiếm khi gặp phải, nhưng hàm lượng bilirubin quá cao có thể dẫn đến tình trạng vàng da nghiêm trọng hoặc bệnh vàng da ở mức độ nặng mà không được điều trị phù hợp có thể gây tổn thương cho não bộ.
Các triệu chứng
Da và lòng trắng ở mắt có màu vàng là một dấu hiệu của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ hai đến ngày thứ tư sau khi sinh.
Để kiểm tra tình trạng vàng da ở trẻ, thử nhấn nhẹ lên trán hay mũi của bé. Nếu phần nơi bạn nhấn trông có màu vàng, thì có khả năng là con bạn bị vàng da ở mức độ nhẹ. Nếu con bạn không bị bệnh vàng da, thì màu da nơi bạn nhấn sẽ trông nhạt hơn màu da bình thường một lúc.
Hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe của con bạn trong điều kiện ánh sáng tốt, tốt hơn là ở trong ánh sáng tự nhiên.
Khi đi khám bác sĩ
Hầu hết các bệnh viện đều có một chính sách đó là kiểm tra cho trẻ sơ sinh tình trạng vàng da trước khi xuất viện. Tờ American Academy of Pediatrics khuyến cáo trẻ sơ sinh cần được kiểm tra về tình trạng vàng da trong suốt quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ và cứ sau ít nhất từ 8 đến 12 tiếng lại kiểm tra 1 lần, khi còn đang ở trong bệnh viện.
Con bạn nên được kiểm tra về tình trạng vàng da trong các ngày từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi sinh, bởi lúc này lượng bilirubin thường ở mức đỉnh điểm.
Nếu con bạn xuất viện sớm hơn 72 giờ sau khi sinh, hãy hẹn lịch khám với bác sĩ để kiểm tra tình trạng vàng da trong vòng 2 ngày kể từ ngày xuất viện.
Các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây có thể chỉ ra hiện tượng mắc bệnh vàng da nghiêm trọng hoặc có các biến chứng khác do lượng bilirubin dư thừa. Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu:
- Da của bé trông vàng hơn
- Vùng da ở bụng, cánh tay hoặc cẳng chân trở nên vàng hơn
- Lòng trắng ở mắt của con bạn có màu vàng
- Em bé trông ốm yếu, mệt mỏi hay khó thức dậy
- Bé không tăng cân hoặc kém ăn
- Bé khóc thét
- Con bạn hình thành bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khác khiến bạn bận tâm
- Hiện tương vàng da kéo dài hơn ba tuần
Nguyên nhân
Lượng Bilirubin dư thừa là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng da. Bilirubin, là tác nhân gây ra sắc vàng trong bệnh vàng da, nó là một phần thường có trong các sắc tố được tạo ra từ sự phân hủy của các tế bào hồng cầu.
Thông thường, gan sẽ lọc bilirubin trong máu và đưa nó vào đường ruột. Ở trẻ sơ sinh với chức năng gan chưa phát triển thường không thể loại bỏ bilirubin đủ nhanh, nên đã gây ra một lượng dư thừa bilirubin.
Vàng da do tình trạng bình thường lúc mới sinh này được gọi là vàng da sinh lý, và nó thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi bé chào đời.
Các nguyên nhân khác
Một số rối loạn tiềm ẩn nào đó có thể gây ra bệnh vàng da. Trong những trường hợp này, vàng da thường xuất hiện sớm hay muộn hơn rất nhiều so với bệnh vàng da sinh lý. Các bệnh hoặc điều kiện sức khỏe có thể gây ra vàng da bao gồm:
- Chảy máu bên trong (xuất huyết)
- Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết)
- Nhiễm trùng do vi-rút hoặc vi khuẩn
- Không tương thích giữa máu của người mẹ và máu của trẻ
- Suy gan
- Thiếu hụt enzyme
- Bất thường trong các tế bào hồng cầu làm chúng bị phân hủy
Các nhân tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh vàng da
Các yếu tố chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh vàng da, đặc biệt là vàng da nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:
- Sinh non. Em bé được sinh ra trước 37 tuần tuổi có thể xử lý bilirubin chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, em bé có thể kém ăn và đi ngoài ít hơn, kết quả là lượng bilirubin đào thải qua phân sẽ ít hơn.
- Bị bầm tím nhiều trong khi sinh. Nếu con bạn bị nhiều vết thâm tím từ lúc sinh thì có thể bilirubin được tạo nhiều hơn từ sự phân hủy của các tế bào hồng cầu.
- Nhóm máu. Nếu nhóm máu của người mẹ khác với nhóm máu của con mình, thì bé có thể nhận được các kháng thể qua nhau thai, khiến các tế bào hồng cầu phân hủy nhanh hơn.
- Cho con bú. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ, đặc biệt là những trẻ gặp khó khăn khi bú hoặc không nhận đủ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da. Thiếu nước hoặc lượng calo nạp vào cơ thể thấp có thể gây nên bệnh vàng da. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên cho con bú vì những lợi ích của nó. Điều quan trọng là phải đảm bảo cho bé được ăn uống đầy đủ và có đủ nước.
Các biến chứng
Hàm lượng bilirubin cao gây nên tình trạng vàng da nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị.
Bệnh não cấp tính do thừa bilirubin
Bilirubin rất độc hại đối với các tế bào não bộ. Nếu trẻ bị bệnh vàng da nặng, thì sẽ có nguy cơ bilirubin truyền vào não, tình trạng này gọi là bệnh não cấp tính do thừa bilirubin. Điều trị kịp thời có thể ngăn chặn những tổn hại lâu dài một cách đáng kể.
Sau đây là những triệu chứng có thể chỉ ra bệnh não cấp tính do thừa bilirubin đối với trẻ bị vàng da:
- Mặt mũi bơ phờ hoặc khó đánh thức
- Trẻ khóc thét lên
- Bú kém
- Cổ và người cong ngược ra sau
- Sốt
- Nôn mửa
Chứng vàng da nhân não (Kernicterus)
Kernicterus là hội chứng xảy ra nếu bệnh não cấp tính do thừa bilirubin đã gây tổn thương cho não rất lâu. Kernicterus có thể dẫn đến:
- Đi ngoài vô thức hoặc mất kiểm soát (bại não loạn động)
- Mắt thường nhìn ngược lên trên
- Giảm khả năng nghe
- Men răng phát triển không phù hợp
Chuẩn bị cho cuộc gặp với bác sĩ
Nồng độ bilirubin trong máu có xu hướng đạt mức cao nhất khi em bé của bạn được khoảng 3 – 7 ngày tuổi. Vì vậy, việc đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra bệnh vàng da vào thời điểm này là điều vô cùng quan trọng.
Khi em bé được đưa về nhà, bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ kiểm tra xem bé có mắc bệnh vàng da hay không. Nếu em bé của bạn mắc phải, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh dựa trên một số yếu tố:
- Nồng độ bilirubin trong máu là bao nhiêu?
- Bé có bị sinh non hay không?
- Bé có được cho bú đầy đủ không?
- Bé đã được bao nhiêu tuần tuổi?
- Bé có bị vết thâm tím trong khi được sinh ra hay không?
- Những anh chị trước của bé đã từng mắc phải chứng vàng da ở mức độ nghiêm trọng chưa?
Khám và chẩn đoán
Dựa trên những yếu tố này, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đưa bé đến khám theo dõi vào lần kế tiếp sớm hơn.
Khi bạn đến để lên lịch khám theo dõi định kỳ, hãy chuẩn bị để trả lời những câu hỏi sau đây:
- Em bé có được cho bú tốt không?
- Bé được bú sữa mẹ hay uống sữa công thức?
- Khoảng thời gian giữa mỗi lần ăn của bé là bao lâu?
- Bao lâu thì bỉm của bé bị ướt?
- Bao lâu thì có phân trong tã của bé?
- Có dễ dàng để đánh thức bé dậy khi cho bé bú không?
- Liệu bé trông có vẻ ốm yếu hay không?
- Bạn có nhận thấy bất kỳ thay đổi trong màu sắc của da hoặc màu mắt của bé không?
- Nếu con của bạn bị vàng da, màu vàng của da có bị lan ra những phần khác trên cơ thể ngoài trên khuôn mặt hay không?
- Nhiệt độ cơ thể bé có ổn định không?
- Bạn cũng có thể chuẩn bị các câu hỏi như sau để hỏi bác sĩ tại lần khám theo dõi định kỳ:
- Bệnh vàng da có nghiêm trọng không?
- Con tôi cần đến những xét nghiệm nào?
- Cần phải bắt đầu điều trị cho bệnh vàng da của bé chưa?
- Tôi có cần cho bé nhập viện không?
- Khi nào thì tôi nên sắp xếp lần khám theo dõi định kỳ cho bé?
- Bác sĩ có tài liệu nào nói về bệnh vàng da và cách cho bé ăn phù hợp không?
- Tôi có thể tiếp tục cho bé ăn như hiện tại?
Đừng ngại hay chần chừ khi đặt ra những câu hỏi khác nhé.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán bệnh vàng da của trẻ sơ sinh thông qua bề ngoài của bé. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần phải đo lường nồng độ bilirubin trong máu của bé. Nồng độ bilirubin (thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh vàng da) là yếu tố quyết định quá trình điều trị.
Các xét nghiệm để xác định vàng da bao gồm:
- Xét nghiệm vật lý
- Kiểm tra mẫu máu của bé trong phòng thí nghiệm
- Kiểm tra tình trạng da với một thiết bị có tên gọi Máy đo bilirubin qua da (Transcutaneous bilirubinometer), nó đo lường sự phản xạ của một ánh sáng đặc biệt khi chiếu qua da.
Bác sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu nếu có bằng chứng cho thấy bệnh vàng da của bé được gây ra bởi một căn bệnh tiềm ẩn.
Phương pháp điều trị và thuốc
Bệnh vàng da dạng nhẹ ở trẻ sơ sinh thường sẽ biến mất trong vòng 2 hoặc 3 tuần. Đối với bệnh vàng da mức độ trung bình hoặc nặng, em bé của bạn có thể cần phải ở lại lâu hơn trong lồng ấp hoặc đưa vào bệnh viện.
Phương pháp điều trị để giảm nồng độ bilirubin trong máu trẻ có thể bao gồm:
- Ánh sáng trị liệu (phototherapy). Em bé của bạn có thể được đặt dưới một chiếc đèn đặc biệt phát ra ánh sáng quang phổ màu xanh lam – xanh lá cây. Ánh sáng này sẽ làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của phân tử bilirubin thành dạng bài tiết trong nước tiểu và phân. Ánh sáng này không phải là ánh sáng tia cực tím, và một lá chắn bảo vệ bằng nhựa sẽ có nhiệm vụ lọc ra bất kỳ ánh sáng tia cực tím nào có thể phát ra.
- Trong khi điều trị, bé sẽ chỉ mặc mỗi tã và đeo miếng bảo vệ mắt. Liệu pháp ánh sáng này còn có thể được bổ sung bằng việc sử dụng một tấm đệm lót hoặc đệm bông phát tia sáng.
- Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG). Vàng da có thể liên quan đến sự khác biệt nhóm máu giữa mẹ và bé. Tình trạng này dẫn đến việc bé mang kháng thể từ người mẹ, khiến các tế bào máu trong cơ thể bé bị phá vỡ . Liệu pháp truyền tĩnh mạch của một immunoglobulin – một loại protein trong máu có thể làm giảm nồng độ của kháng thể, giảm bệnh vàng da và làm giảm bớt sự cần thiết phải thay máu.
- Thay máu. Điều này rất hiếm, chỉ khi bệnh vàng da mức độ nghiêm trọng mà không thể áp dụng phương pháp điều trị nào khác, thì bé mới cần phải thay máu. Nó bao gồm việc rút một lượng nhỏ máu nhiều lần, làm loãng bilirubin và kháng thể từ người mẹ, rồi sau đó đưa lượng máu ấy trở lại vào người bé – đây là tiến trình được thực hiện ở bộ phận chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
Lối sống và biện pháp khắc phục
Khi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không ở mức nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ăn uống để làm giảm nồng độ bilirubin trong máu của bé. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc bạn đang quan ngại về việc bao lâu nên cho bé bú một lần hay những rắc rối bạn gặp khi đang cho con bú. Và các bước sau đây có thể làm giảm vàng da:
- Cho bé bú thường xuyên. Cho bé bú thường xuyên hơn sẽ cung cấp cho em bé của bạn nhiều sữa hơn và khiến bé đi đại tiện nhiều hơn, làm tăng lượng bilirubin được thải ra trong phân của bé. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên có 8 – 12 lần bú/1 ngày trong vài ngày đầu tiên sau khi chào đời. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức cứ cách 2 -3 giờ nên cho bé bú khoảng 30 – 60 ml sữa (1 – 2 ounces) trong tuần tuổi đầu tiên.
- Cho bé ăn bổ sung. Nếu em bé của bạn đang gặp rắc rối khi bú sữa mẹ, bị mất dần trọng lượng hoặc mất nước, bác sĩ có thể đề nghị bạn cho bé uống thêm sữa bột trẻ em hoặc sữa nặn của bạn (expressed milk) để bổ sung lượng sữa cho bé. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chỉ sử dụng sữa công thức trong một vài ngày và sau đó mới tiếp tục cho con bú trở lại. Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem liệu còn những lựa chọn nào khác tốt cho bé hay không.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa bệnh vàng da tốt nhất cho trẻ sơ sinh đó là cho bé ăn vừa đủ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên có 8 – 12 lần cho ăn trong 1 ngày trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức cứ cách 2 -3 giờ nên cho bé bú khoảng 30 – 60 ml sữa (1 – 2 ounces) trong tuần tuổi đầu tiên.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ MayoClinic)
Cho minh hoi con minh
Dk hon thag roi gio minh thay da be bi vang gio minh phai lam tn hay do minh k cho be ra phoi nang
Con em nay tron 1 thang 2 tuan nhung van bi vang da va thai phan mau trang lieu no co bi ang da qua khong chi
Con em mới dc 4 ngày tuổi nhưng bị bệnh vàng da hai hôm rồi .biểu hiện của cháu là vàng dd vùng mặt chân và tay ,cháu hời sốt nhẹ ,có ss hướng yếu đi.cháu vẫn ăn bình thường thì có xem là bị vàng da nặng chưa ah.mej cháu nhóm máu o cháu nhóm máu a
Nếu cảm thấy không an tâm em nên đưa cháu khám bác sĩ nhé. Bên mình không đủ thẩm quyền y tế để kết luận bất cứ điều gì.