Ù tai sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Út Em chào các mẹ.

Ù tai sau sinh không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó lại làm cho các mẹ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Chỉ những mẹ nào đã từng bị ù tai mới thấu sự khó chịu này.

Tùy từng người mà có mẹ cảm giác như tiếng ve kêu, có mẹ lại thấy như tiếng gió biển, có người lại là tiếng tivi nhiễu …

Những tiếng ồn đó có thể thay đổi cường độ tăng lên hoặc giảm xuống, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Âm thanh vang lên liên tục bên trong tai hoặc có thể đến rồi hết, khiến mẹ cảm giác nhức óc, đau đầu mà không biết làm thế nào để loại bỏ chúng.

Không những thế, nếu mẹ bị ù tai trong một vài tiếng thì không sao, nhưng có mẹ còn bị một vài ngày, một vài tuần liên tục sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thính lực.

ù tai sau sinh mẹ nên làm gì

Vậy nguyên nhân tại sao mẹ lại bị ù tai và làm thế nào để chấm dứt tình trạng khó chịu này? Các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân

Suy nhược cơ thể sau sinh

Phụ nữ trong quá trình sinh nở mất máu nhiều nên sau sinh thể lực rất yếu, ngoài việc chăm sóc bản thân các mẹ còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ của mình, các mẹ thường xuyên phải thức khuya để cho con bú, thiếu ngủ, con quấy khóc làm cho mẹ căng thẳng, stress …

Nhiều mẹ còn thực hiện chế độ ăn uống thiếu khoa học do quan niệm kiêng cữ sai lầm dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tất cả làm cho mẹ bị suy nhược cơ thể, tuần hoàn máu kém, hay thiểu năng tuần hoàn máu gây ra hiện tượng ù tai, chóng mặt mà mẹ gặp phải. Vì vậy việc các mẹ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ tinh thần thoải mái là điều cực kỳ quan trọng.

Tiếp xúc tiếng ồn to trong thời gian dài

Tiếng ồn to cũng là một nguyên nhân dễ gây ra hiện tượng ù tai cho mẹ sau sinh. Điều kiện công việc phải trực tiếp làm việc với máy móc phát ra âm thanh lớn, hay phải đi lại tàu xe thường xuyên, tính chất công việc phải nói chuyện điện thoại nhiều như điện thoại viên, hoặc khu vực mẹ sinh sống gần công trường, bến xe … làm cho mẹ chịu nhiều âm thanh to, mạnh, lâu ngày gây áp lực lên màng nhĩ và giảm thính lực.

Cụ thể là trong tai chúng ta có các sợi vi lông chịu tránh nhiệm phát tín hiệu sóng âm thanh từ tai đến não bộ. Não sẽ đọc các tín hiệu âm thanh đó. Những âm thanh to, mạnh trong thời gian dài có thể gây tổn thương làm cong hay hỏng những sợi lông này dẫn đến “rò rỉ” xung điện ngẫu nhiên cho não và gây ra ù tai.

Ráy tai tích tụ nhiều

Ráy tai bảo vệ ống tai của chúng ta bằng cách giữ lại bụi bẩn và ngăn chặn vi khuẩn có hại. Khi tai không được vệ sinh đúng cách, có quá nhiều ráy tai tích tụ gây ra mất thính lực hoặc kích ứng màng nhĩ, có thể dẫn đến chứng ù tai.

Bệnh về tai

Có thể ù tai là triệu chứng của một số bệnh về tai như viêm tai, nấm ống tai, một số ít trường hợp là biểu hiện sớm của bệnh Meniere – một rối loạn tai có thể gây ra bởi áp lực chất lỏng bất thường trong tai; hay chấn thương đầu, cổ; u dây thần kinh Acoustic thường chỉ gây ù một bên tai.

2. Khi nào tôi cần sự trợ giúp của bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp ù tai khiến mẹ cảm giác rất mệt mỏi và phiền phức. Nếu mẹ thấy lo lắng và khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để xin tư vấn tại nhà. Tuy nhiên, mẹ hãy đi khám nếu:

  • Mẹ bị ù tai sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh, và chứng ù tai kéo dài khoảng một tuần mà không có gì cải thiện
  • Hãy đi khám ngay nếu ù tai xuất hiện bất ngờ hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Mẹ bị ngất hoặc bị chóng mặt do chứng ù tai gây ra

3. Xét nghiệm và chuẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết về tiền sử bệnh tật của bạn, tình trạng sức khỏe và sẽ kiểm tra tai, đầu và cổ để tìm ra nguyên nhân của chứng ù tai.

Kiểm tra khả năng nghe

Bạn sẽ được ngồi trong một phòng cách âm, đeo tai nghe sau đó được nghe các âm thanh cụ thể vào một bên tai tại một thời điểm được báo trước. Kết quả của bạn sẽ được so sánh với mức chuẩn bình thường. Bài kiểm tra nhỏ này sẽ loại trừ hoặc xác định nguyên nhân gây chứng ù tai.

Mối liên hệ với mắt, cổ và đầu

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn di chuyển mắt, nắm chặt quai hàm, hoặc cử động cổ, cánh tay, chân. Nếu ù tai thay đổi hoặc trở nên xấu hơn thì rất có thể có bệnh nào đó tiềm ẩn cần phải được điều trị.

Chụp CT

Tùy vào nguyên nhân nghi ngờ của bác sĩ mà bạn có thể sẽ phải làm một số xét nghiệm và chụp CT.

Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ không tìm ra được nguyên nhân chính xác về chứng ù tai của bạn. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn các bước làm giảm mức độ hiện tại của chứng ù tai để làm bạn dễ chịu hơn.

[adinserter block=”12″]

4. Điều trị

Tùy vào những nghi ngờ về nguyên nhân gây nên chứng ù tai của bạn mà bác sĩ sẽ khuyên bạn hướng điều trị phù hợp nhất.

  • Trước tiên bạn sẽ được hướng dẫn cách làm sạch ráy tai. Loại bỏ ráy tai có thể giúp giảm ù tai
  • Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Nếu điều kiện sống của bạn không thể thay đổi điều đó, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn sử dụng một loại thiết bị điện tử để ngăn chặn tiếng ồn như: máy làm tiếng ồn trắng, máy trợ thính
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ. Dùng thuốc không thể chữa trực tiếp chứng ù tai, việc sử dụng thuốc sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bác sĩ nghi ngờ một nguyên nhân cụ thể nào đó gây nên chứng ù tai của bạn. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ vì rất có thể thuốc bạn đang dùng có tác động đến chứng ù tai của bạn. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn ngưng hoặc giảm thuốc hay chuyển sang một loại khác.
  • Điều quan trọng nhất là bạn phải chú ý đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Không sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích.

(Nguyễn Hưởng tổng hợp từ các nguồn – Út Em Shop)

2 thoughts on “Ù tai sau sinh: Mẹ phải làm sao?”

  1. Em sinh được 2thang rồi. Nhưng sau tai của em cứ như bị Bích lại vậy Không nghe được rõ. Em có được đeo tai nghe Bluetooth ko

    Reply

Leave a Comment