Út Em chào các mẹ. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều – thông thường khoảng 16 đến 17 giờ một ngày. Tuy nhiên hầu hết các bé lại không chịu ngủ yên nhiều hơn 2 – 4 tiếng trong một khoảng thời gian nhất định, vào ban ngày hoặc ban đêm, trong vài tuần tuổi đầu tiên.
Vậy kết quả ra sao? Em bé của bạn ngủ rất nhiều lần khiến bạn có thời gian biểu khá lộn xộn và đầy mệt mỏi. Công việc của bạn là đáp ứng lại những tín hiệu từ bé, bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay quần áo, cho bé bú và vỗ về bé.
Điều gì đang xảy ra vậy?
Chu kỳ giấc ngủ của bé ngắn hơn hẳn so với người lớn, và trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian cho giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM), một trạng thái ngủ được cho là cần thiết cho sự phát triển đặc biệt xảy ra trong bộ não của trẻ. Giấc ngủ REM thường không say như giấc ngủ non-REM, và dễ dàng bị đánh thức.
Tất cả những điều bạn không lường trước này chính là một giai đoạn mà bé cần phải trải qua và nó sẽ không kéo dài – mặc dù nó có vẻ giống như một điều bất di bất dịch khi bạn thiếu ngủ.
Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo
Khi ở khoảng 6 – 8 tuần tuổi, hầu hết em bé bắt đầu ngủ với giai đoạn ngắn hơn vào ban ngày và dài hơn vào ban đêm, nhưng hầu hết các bé vẫn tiếp tục thức dậy về đêm để bú sữa mẹ. Chúng cũng có giấc ngủ REM ngắn hơn, cùng với giấc ngủ non-REM sâu và dài hơn.
Khoảng thời điểm giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 6, các chuyên gia nói rằng, hầu hết các bé đều có khả năng có giấc ngủ kéo dài 8-12 tiếng qua đêm.
Một số trẻ sơ sinh có giấc ngủ dài vào ban đêm khi chỉ mới có 6 tuần tuổi, nhưng nhiều đứa trẻ khác không thể đạt mốc này ở giai đoạn 5 hoặc 6 tháng tuổi và một số trẻ vẫn tiếp tục thức dậy về đêm ở giai đoạn tập đi.
Bạn có thể giúp con bạn có một giấc ngủ dài về đêm sớm hơn, nếu đó là mục tiêu của bạn, bằng cách dạy cho bé thói quen ngủ tốt ngay từ đầu.
Làm thế nào để thiết lập thói quen cho bé có giấc ngủ ngon
Dưới đây là một số mẹo để giúp bé ổn định với việc ngủ:
Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy con bạn mệt mỏi.
Trong sáu đến tám tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều không thể nằm ngủ yên lâu hơn 2 tiếng trong một khoảng thời gian. Nếu bạn chờ đợi nhiều hơn thế rồi mới đặt bé nằm xuống, bé có thể sẽ quá mệt và trở nên khó ngủ.
Để ý những tín hiệu khi bé mệt mỏi. Bé có dụi mắt, kéo tai của mình, hay quấy khóc nhiều hơn so với bình thường không? Nếu bạn để ý thấy bất kì dấu hiệu nào như trên hoặc dấu hiệu nào khác cho thấy bé đang buồn ngủ, hãy đặt bé nằm xuống.
Bạn sẽ sớm hình thành nên giác quan thứ sáu về cảm nhận nhịp điệu và thói quen hàng ngày của bé, và bạn sẽ biết một cách bản năng khi nào bé đã sẵn sàng cho một giấc ngủ ngắn.
Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm
Một số trẻ sơ sinh thức rất khuya (thông qua một số nhận biết nhỏ mà bạn biết trong khi mang thai) và sẽ hoàn toàn tỉnh táo khi bạn muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên, bạn sẽ không thể cải thiện được gì nhiều. Nhưng khi em bé ở khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm.
Vào thời khắc bé tỉnh táo trong ngày, hãy tương tác nhiều nhất có thể với bé, giữ cho ngôi nhà và căn phòng của bé tươi sáng, và đừng lo lắng về việc phải giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên diễn ra vào ban ngày như tiếng điện thoại, âm nhạc, hay máy rửa chén. Nếu bé có xu hướng ngủ khi đang bú, hãy đánh thức bé dậy.
Vào ban đêm, không được chơi với trẻ khi bé tỉnh dậy. Giữ cho đèn sáng yếu và tiếng ồn khẽ, và đừng dành quá nhiều thời gian để nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ hiểu ra rằng ban đêm chỉ để ngủ.
[adinserter block=”12″]
Xem xét đến việc hình thành thói quen ngủ
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thực hiện theo thói quen ngủ mỗi ngày. Có thể là điều gì đó đơn giản như thay quần áo trước khi ngủ, hát một bài hát ru, và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.
Để bé tự chìm vào giấc ngủ một mình.
Khi bé đã được 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu để bé tự chìm vào giấc ngủ. Làm thế nào ư? “Hãy đặt bé nằm xuống khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn đang còn thức”, được gợi ý bởi bà Jodi Mindell – phó giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi Philadelphia và là tác giả của cuốn sách “Không còn lo mất ngủ”.
Bà Mindell khuyên rằng không nên rung hoặc cưng nựng khi bé ngủ, ngay cả khi bé mới đang còn bé xíu.
Các bậc cha mẹ nghĩ rằng những điều như vậy họ làm khi bé đang còn nhỏ thì sẽ không có ảnh hưởng gì. Nhưng thực ra không phải vậy.
Bà nói tiếp:
Nó lại thực sự có ảnh hưởng. Trẻ em đang học thói quen ngủ của chúng.
Nếu bạn cứ rung cho bé ngủ vào mỗi đêm trong suốt tám tuần đầu tiên, vậy thì tại sao bạn còn mong đợi điều gì khác biệt xảy ra sau đó?
Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý với phương pháp này. Một số bậc cha mẹ lựa chọn việc rung hoặc cưng nựng bé khi bé đang ngủ bởi họ tin rằng đó là điều khá bình thường và tự nhiên. Họ thích làm điều đó và muốn con của họ phát triển khỏe mạnh,có một giấc ngủ tốt, hoặc đơn giản chỉ vì họ không còn thứ gì khác để làm. Họ có khả năng luôn phải thức dậy về đêm một vài lần khi bé tỉnh giấc và đưa bé quay lại giấc ngủ.
Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Khi bạn đã sẵn sàng để đọc đến giai đoạn tiếp theo, hãy xem những vấn đề cơ bản về giấc ngủ của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ babycenter)