Út Em chào các mẹ. Những tuần tăng trưởng phát triển và ăn uống đầu tiên đang thể hiện dần, em bé 7 tuần tuổi của mẹ đang bắt đầu hơi khác so với em bé sơ sinh.
Bé cao hơn và bé không còn làm theo những tư thế trong bào thai giống như trẻ đã từng làm. Nỗ lực đầu tiên của trẻ về chuyển động có kiểm soát nơi cánh tay và bàn tay bắt đầu xuất hiện.
Em bé 7 tuần tuổi của mẹ có thể sẽ nhoẻn miệng cười với tất cả những khuôn mặt mà bé nhìn thấy và thời gian thức của bé bắt đầu tăng dần lên.
Cơ thể người mẹ bắt đầu khôi phục nếu mẹ có một ca sinh không mấy phức tạp, tuy nhiên nếu mẹ đã sinh mổ hoặc có những vết khâu thì hiện tại cơ thể mẹ vẫn đang tiếp tục lành lại. Các mẹ có thể thử các biện pháp chăm sóc sau sinh như rượu gừng nghệ hạ thổ và túi muối thảo dược.
Nếu mẹ nào chưa kiểm tra lại tình trạng sức khỏe trong 6 tuần qua, hãy chắc chắn là mình sẽ thực hiện nó trước khi bắt đầu bất kỳ kế hoạch tập luyện nào.
Đồng thời cũng nên thảo luận về phương pháp tránh thai. Nếu mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ, có thể mẹ đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên từ khi sinh và khả năng sinh tiếp của mẹ đã trở lại hoàn toàn.
Cách cho em bé 7 tuần tuổi ăn
Nếu việc cho bú vẫn diễn ra thuận lợi, các mẹ có thể bắt đầu thấy thời gian trẻ bú ngắn hơn vì em bé bú tốt hơn so với lúc mới sinh ra.
Bé sẽ ít ngủ gà ngủ gật hơn trong lúc ăn, mặc dù điều này thỉnh thoảng vẫn xảy ra và bé có lẽ đã no nê sau khi bú một bên. Đây là điều bình thường, mặc dù không hề có khó khăn gì để cho bé bú tiếp bên ngực thứ hai, hãy chắc rằng bé không muốn nữa.
Nếu mẹ cho bé bú một bên trước, sau đó thay tã cho bé, có thể bé sẽ đòi bú bên còn lại trong thời gian ngắn trước khi chìm vào giấc ngủ. Mẹ có thể đổi bên cho bé nếu muốn vậy. Nếu bé chợt thức dậy khi mẹ đặt bé xuống thì đây cũng là một biểu hiện thông thường mà thôi.
Nếu các mẹ cần dùng núm ti hỗ trợ để em bé nhà mình có thể quen với việc bú mẹ thì có thể mẹ sẽ lo lắng không biết có nên tiếp tục sử dụng chúng.
Trong quá khứ, núm ti hỗ trợ đồng nghĩa với việc lượng sữa sản sinh ra bị giảm, tuy nhiên, với thiết kế silicon hiện đại dường như không gây ra vấn đề tương tự. Do đó, không nhất thiết phải vội vàng cai ti giả, mọi thứ đều ổn cho đến khi các mẹ cảm thấy sẵn sàng chuyển đổi sang ti thật.
Mẹ có thể lo lắng về việc cho trẻ bú bình dù thỉnh thoảng hay thường xuyên thì đó cũng có nghĩa là các mẹ sẽ không liên kết tốt với trẻ như để bé bú trực tiếp.
Thực sự rất quan trọng khi giữ trong đầu tư tưởng mẹ và bé là sợi dây được gắn bó với nhau; trong đó chức năng sinh lý của việc cho con bú có thể thúc đẩy sự liên kết này một cách tự nhiên.
Cũng có rất nhiều cách để làm tốt như vậy. Dùng địu trẻ em, mát-xa cho trẻ hoặc cho trẻ bú bình tất cả đều kích thích nội tiết tố và sự gần gũi của việc cho con bú.
Sự tiếp xúc da trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa mẹ và bé, không chỉ với những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
Cho ăn trong vòng tay của mẹ là vô cùng quan trọng xét từ góc độ thêm sự gắn bó và an toàn.
Đừng bao giờ cho trẻ bú bằng bình với gối kê đầu hoặc bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào trong quá trình cho con bú bình.
Bé sẽ không chỉ mất đi sự liên kết với mẹ trong quá trình ăn mà việc kê đầu bé như vậy trong lúc ăn có nguy cơ gây nên chứng ngạt thở.
Ngủ và cách giải quyết
Bé 7 tuần tuổi đang ở giữa hai tuần kỳ diệu và vẫn ở đỉnh điểm của giai đoạn khóc nhè. Các mẹ rất hi vọng bé sẽ ngoan và thức nhiều hơn trong giai đoạn này.
Mẹ có thể sẽ tìm kiếm những mẹo nhỏ để giúp ổn định cho trẻ 7 tuần tuổi. Một vài người khuyên mẹ nên bắt đầu huấn luyện trẻ ngủ.
Những người thân của mẹ thậm chí còn khuyên mẹ nên lập ra thời gian biểu ngủ hoặc hẹn gặp những nhà tư vấn về giấc ngủ. Có quá nhiều sự lựa chọn để cân nhắc trước khi mẹ quyết định chọn một phương án.
Ăn đêm tiếp tục là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của bé trong nhiều tháng. Ngủ trong khoảng thời gian dài suốt ngày hoặc đêm sẽ giảm số lần cho ăn xuống dưới 8 – 12 lần của trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Mặc dù một vài quyển sách có khuyên các mẹ dừng việc cho ăn đêm từ tuần 12 hoặc thậm chí trong một vài trường hợp là 6 tuần. Không có cơ sở nghiên cứu nào hỗ trợ cho lý thuyết trên và chúng còn có thể gây hại cho mối quan hệ cho bú bằng sữa mẹ của mẹ với con.
Những chuyên gia về giấc ngủ hàng đầu đồng ý rằng bất kỳ hình thức ngủ dù theo phương pháp nào đều không phù hợp trong 6 tháng đầu – thậm chí là 12 tháng (ý nói là bạn nên để trẻ ngủ tự nhiên).
Sự phát triển não bộ và cơ thể của trẻ trong năm đầu tiên là nhanh nhất trong cả cuộc đời. Thúc đẩy quá trình tăng trưởng thông qua việc ngủ là vô cùng quan trọng.
Trong khi một vài em bé sẽ có chu kỳ giấc ngủ dài nhất của chúng là vào ban đêm, nhưng phần lớn là không. Tự ổn định không phải là việc mà trẻ sơ sinh có thể làm hoặc nên làm – nếu chúng thức, chúng cần ăn chứ không phải lại bị bắt ngủ tiếp.
Trước khi mẹ quyết định về phương pháp ngủ cho trẻ. Điều quan trọng là mẹ nên tiến hành một vài nghiên cứu và cân nhắc lại tất cả sự lựa chọn của mình.
Có hai phương pháp thông thường là Cry it out (CIO- để trẻ khóc một mình trong khoảng thời gian ngắn trước khi bé chìm vào giấc ngủ) và khóc có kiểm soát (đôi khi được gọi là sự thoải mái có kiểm soát nhưng cách tiếp cận tương tự nhau). Cả hai phương pháp này đều được cho là phương pháp luyện ngủ và nên áp dụng cẩn thận.
Nếu mẹ đang tìm kiếm một các tiếp cận nhẹ nhàng để nuôi dạy trẻ vào ban đêm thì có một vài cuốn sách rất hay sẽ giúp các mẹ có một vài phương pháp giúp ổn định trẻ để hạn chế phiền toái cho bố mẹ và em bé đồng thời cũng hỗ trợ nhu cầu ăn đêm của trẻ.
[adinserter block=”12″]
Vui chơi và phát triển
Hệ trung ương thần kinh – phần cứng điều khiển cơ thể con người – phát triển từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.
Vì thế mà một trong những dấu hiệu điều khiển vật lý mà mẹ có thể thấy được đó là khả năng bé ngẩng được đầu, cổ của bé bắt đầu phản ứng lại trước những thông tin từ não bộ.
Giữ được đầu ngước lên là một công việc khó đối với nhóm cơ chưa phát triển, do đó bé chỉ có thể duy trì như vậy trong một khoảng thời gian ngắn trước khi cần nghỉ ngơi.
Nâng đầu bé lên trong suốt thời gian nằm sấp và quay đầu về phía nguồn âm thanh hoặc chuyển động khi nằm ngửa đều là những cơ hội tốt để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cơ này.
Địu trẻ em sẽ giúp trẻ có thể luyện tập việc nâng đầu một cách độc lập, và ngực của mẹ sẽ là nơi nghỉ ngơi thường xuyên của bé khi mệt.
Nhiều trẻ khóc không ngừng trong 3 tháng đầu, việc khóc này thường được gán với sự đau bụng. Nhưng đau bụng thế nào? các mẹ phải làm sao khi đó là nguyên nhân gây nên việc bé khóc thì các mẹ hãy cố gắng tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé.
(Theo Bellybelly – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
chi thao oi em gop y nha chi ngay nao cung noi chuyen voi be thu coi em ko phai bs dau em chi la nguoi gop y thoi nha
Be em duoc 7tuan ma sau chua nhan biet duoc ai goi hoac noi chuyen voi be vay be co sau khong bac si