Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi – mẹ cần chú ý điều gì?

Út Em chào các mẹ. Ở tuần thứ 5, có vài điều mới xuất hiện trong cuộc sống của em bé nhà mẹ.

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về thể chất, thường trong khoảng 4 đến 6 tuần thì ở tuần thứ 5 là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ.

Có thể mẹ thấy đây là một tuần có nhiều sự đòi hỏi, nắm bắt lấy điều đó bởi tuần tiếp theo, các mẹ sẽ thấy được kết quả của tất cả sự tăng trưởng này.

Hãy nhớ tận dụng sự giúp đỡ từ những người trong làng xóm về việc bắt đầu gây dựng những kỳ vọng cho con. Duy trì sự tích cực trong cộng đồng những phụ nữ mới làm mẹ. Để mẹ biết rằng mình không hề cô đơn và có đủ kiến thức đương đầu với chuỗi ngày thử thách làm cha mẹ.

Đương nhiên, mỗi cặp mẹ con đều rất đặc biệt và mỗi quá trình thay đổi và phát triển thể chất cũng sẽ có phần nào đấy khác nhau.

trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi ngủ

Tuần biến đổi kinh ngạc

Nếu em bé nhà mẹ sinh ra vào đúng ngày dự sinh ước tính (chỉ khoảng 3 -5% em bé sinh vào ngày đó) thì chỉ trong vòng 5 tuần, trẻ sẽ có được trải nghiệm đáng kinh ngạc.

Bước đầu tiên trong số 10 bước phát triển dễ nhận thấy trong vòng 18 tháng đầu đời của trẻ – bước nhảy vọt đầu tiên là thay đổi về cảm giác.

Những tuần phát triển kỳ diệu điển hình đi kèm với với 3 dấu hiệu sau: cần người khác ở bên, cáu kỉnh và khóc.

Trong khi em bé nhà mẹ đang tiếp nhận thế giới xung quanh và đang trải qua bước phát triển này, mẹ sẽ thấy rằng em bé cần được ăn thường xuyên hơn, tỉnh táo nhiều hơn và cần được chăm sóc để ổn định cuộc sống.

Một cách để giúp bé ở giai đoạn này trong khi vẫn muốn hoàn thành các công việc khác là “địu em bé”.

Nếu mẹ vẫn chưa tìm ra cách làm thế nào để sử dụng địu em bé trong khi được tặng rất nhiều, bây giờ là thời điểm để làm đó.

Nhưng nếu mẹ chưa có cái địu nào, mẹ vẫn có thể để bé ở gần và tương tác bằng việc tiếp xúc trực tiếp với bé, âu yếm, lắc lư nhẹ nhàng và nhảy nhót cùng bé.

Cho bé ăn

Hầu hết các trẻ bú sữa mẹ thường xuyên hơn trong tuần kỳ diệu này. Điều này hết sức bình thường – não bộ của trẻ phải hoạt động nhiều và sữa mẹ là nguồn thức ăn cho não, vì thế mà trẻ cần ăn thường xuyên hơn.

Nguồn sữa mẹ có thể cung cấp sữa bất cứ khi nào trẻ cần chúng – mẹ sẽ không phải đợi cho đến khi sữa về trước khi trẻ ăn nữa. Lúc cho ăn một bên, bên ngực kia tiếp tục sản sinh sữa nên vẫn sẵn sàng sử dụng khi cần.

Lượng sữa mới này có thể ít, nhưng lượng chất béo lại rất cao – đó là chất béo chứa rất nhiều calo rất cần cho trẻ khi đói. Việc đòi ăn liên tục của trẻ là hiện tượng bình thường trong giai đoạn phát triển nhanh chóng này, em bé của mẹ đòi bú liên tục đến khi nào chúng cảm thấy no.

Nếu bé uống sữa công thức có thể mẹ sẽ không nhận thấy nhu cầu gia tăng. Có thể là vì sự tiêu hóa chậm hơn cần thiết – sẽ mất thời gian dài hơn để bé tiếp nhận sữa và chuyển đổi sang các dưỡng chất thúc đẩy quá trình phát triển.

Em bé nhà mẹ có thể sẽ đòi ăn sớm hơn thường lệ một chút hoặc thức dậy đòi ăn đêm mà từ trước giờ chúng không cần. Điều đó không sao cả, nếu mẹ thường xuyên áp dụng thời gian biểu cho ăn cố định sẽ dễ dàng gây trở ngại cho bé và can thiệp vào việc tăng sự thèm ăn tự nhiên.

Nếu mẹ không làm như vậy, mẹ có thể nghĩ đến việc vắt sữa. Trừ khi mẹ cần làm việc đó như là một phần trong kế hoạch điều trị các vấn đề về cho con bú, còn không thì đó là một ý tưởng hay trong lúc chờ việc cho con bú được thực hiện trơn tru trước khi mẹ cho bé làm quen với sự thay đổi này.

Cứ như là muốn mẹ bận rộn thêm, một vài em bé không dễ dàng chuyển đổi giữa việc bú mẹ và bú bình trong khi các bé vẫn đang học ti, quá trình đó được biết đến như là hiện tượng “bỡ ngỡ với núm ti”, vì thế nó sẽ khiến trẻ có ý thức học thêm một kỹ năng trước khi gặp vấn đề trục trặc khác.

[adinserter block=”12″]

Ngủ và cách xử lý

Không phải việc quấy khóc cả tuần là đặc thù của tuần kỳ diệu này nên các mẹ hãy nhớ thử tất cả những mẹo hay bình thường vẫn làm của mình để tiếp tục “dòng” phát triển cho trẻ.

Bé nhà mẹ có thể quấy sau khi bú do luồng không khí bị mắc kẹt lại trong dạ dày. Giúp bé ợ ra đôi khi lại hơi khó khăn và sự khó chịu đó sẽ ngăn cản giấc ngủ của bé.

Để bé thoải mái và giữ thẳng người sẽ dễ dàng ợ được sau khi ăn. Chỉ đơn giản là ẵm bé thẳng người áp đối diện vào người mẹ trong khoảng 10 -15 phút sau khi bú xong sẽ khiến những luồng khí ở trong dạ dày bé đi ra một cách tự nhiên.

Em bé thường nuốt phải nhiều không khí hơn khi bú bình hoặc nếu chúng khóc trong một khoảng thời gian khá dài trước khi bú. Nó có làm tăng khả năng bé ợ hơi trong suốt quá trình ăn để giải phóng những khí tích tụ trong người giúp bé thoải mái hơn.

Bất kể tư thế nào mà mẹ dùng để kích thích em bé ợ, mẹ nên tránh việc để em bé quá thấp vì điều đó có thể sẽ ngăn cản việc không khí thoát ra. Để phần trên cơ thể bé thẳng sẽ giữ khí ở trên khí quản thay vì bị mắc kẹt ở trong dạ dày.

Cũng có rất nhiều em bé bú sữa mẹ không hề nuốt quá nhiều không khí trong khi bú, đặc biệt khi mà trẻ đã thực hiện được theo khuôn mẫu: hấp thụ – nuốt – thở.

Vì thế, nếu mà việc ợ hơi không xuất hiện, em bé ổn định và ngủ ngon thì đừng tốn thời gian cố giải quyết vấn đề mà có lẽ nó không tồn tại. Nếu bóng khí vẫn ở đó nhưng không gây phiền cho bé thì cơ thể bé sẽ tự giải quyết sau đó bằng cách mẹ bế bé thẳng người.

Cũng là bình thường với trẻ khi trớ ra sữa cùng với ợ hơi. Sữa ở càng lâu trong dạ dày của bé trước khi hiện tượng này xảy ra thì việc tiêu hóa nó sẽ xuất hiện.

Một vài em bé sẽ trớ ra rất nhiều sữa và ngay sau đó lại đòi bú để bù vào khoảng trống vừa mới tạo ra. Không sao cả. Theo dõi những dấu hiệu của con mẹ – bé biết là bé cần gì.

Việc trào ngược sữa như vậy là hoàn toàn bình thường và nó chỉ trở thành vấn đề khi nó gây đau cho bé. Thường thì hiện tượng này là hậu quả của việc tia sữa chảy quá nhanh và quá nhiều. Dạ dày sẽ phản đối điều đó và khiến bé phải ăn lại.

Vui chơi và phát triển

Nhiều tương tác mặt đối mặt với bé nhà mẹ sẽ nhanh chóng dẫn tới dấu mốc quan trọng trong cuộc đời bé – nụ cười đầu tiên. Những tuần đầu tiên đòi hỏi sự khắt khe đến không ngờ, thường trẻ rất ít khi phản hồi mà chủ yếu dành thời gian để ăn và ngủ.

Nhưng ở khoảng 6 tuần, bé bắt đầu biết “cười dễ thương” – như là một cách để đáp lại những chuyển động nhắm vào mình, thường được gán cho như là hành động “gió”. Nhưng không thể có sự nhầm lẫn với một nụ cười thật sự.

Em bé của mẹ sẽ hoàn toàn tương tác với mẹ thông qua ánh mắt và niềm vui rạng rỡ thể hiện trên toàn khuôn mặt bé, do đó, bé sẽ phản ứng lại với mẹ và hiểu được những sự phản hồi tuyệt vời từ mẹ.

Nhưng cũng đừng chán nản nếu mẹ không nhận được “món quà” như vậy – nó có thể được trao cho chồng mẹ khi anh ấy về nhà sau ngày làm việc vất vả hoặc nó cũng có thể được dành cho bà ngoại khi bà qua thăm. Nó không dành riêng cho ai cả, bé chỉ biểu lộ nét mặt mới khi đúng thời điểm thôi.

Một khi nụ cười đầu tiên xuất hiện, mẹ sẽ nhận thấy rằng đó là một trong những phản xạ của bé với mẹ.

Cười lại, nói chuyện và mỉm cười với bé thì bé sẽ cười lại với mẹ nhiều hơn. Trẻ thậm chí còn bắt chước khẩu hình của mẹ như thể cố gắng nói chuyện một mình.

Tương tác xã hội là một sự hỗ trợ quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh – giữ trẻ bên mẹ suốt cả ngày thì chỉ có mẹ trò chuyện và cười được với trẻ.

Bé sẽ bắt đầu thích thú khi nhìn vào những khuôn mặt trong sách hay tương tác với những vị khách tới thăm hoặc thậm chí là người lạ. Ngay lúc này, bé sẽ thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt – càng nhiều, càng tốt!.

Một em bé hay khóc sẽ gây ra mệt mỏi – như đúng nghĩa của nó. Tạo hóa đã sắp xếp theo cách đó nên đừng có phớt lờ mỗi khi bé khóc. Tạo hóa cũng đã giúp mẹ có một vài bí quyết để giúp trẻ khi khóc – mẹ có thể rất ngạc nhiên khi biết điều này đấy.

(Theo Bellybelly – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment