Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi – mẹ cần lưu ý những gì?

Út Em chào các mẹ. Vì mẹ phải ổn định cuộc sống mới cho bé 3 tuần tuổi nên rất bình thường khi nhận thấy rằng mọi việc đều có chút bị lấn át.

Gia đình, bạn bè muốn gặp mặt thành viên mới này, ngoài ra có thể mẹ phải sắp xếp những cuộc hẹn kiểm tra sức khỏe – dĩ nhiên là bên cạnh bữa ăn và giấc ngủ của em bé nữa.

Lấy lại vị trí công việc nhà và việc duy trì trật tự mọi thứ trong nhà trở thành một ký ức xa vời. Sự mệt mỏi, thay đổi hooc-môn và sự phục hồi cơ thể có thể khiến mẹ thấy tổn thương hoặc có nhiều cảm xúc đan xen.

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Các bà mẹ đến từ nhiều văn hóa khác nhau trên thế giới thường phải mất 40 ngày để phục hồi và chữa lành vết thương về cả thể chất lẫn tinh thần sau khi sinh nở. Họ cũng được chăm sóc bởi những người giàu kinh nghiệm và được hướng dẫn trong suốt giai đoạn chuyển đổi cơ thể này.

Trong khi có thể mẹ không có hàng xóm ở quanh để nhờ giúp đỡ nhưng mẹ có thể tin tưởng vào kiến thức đã có, mẹ không nên nghĩ rằng mình có tất cả sự hiểu biết đó trong giai đoạn này!

Vì thế hãy quên hết việc nhà và những dự tính của mẹ – tốt hơn hết lúc này là đặt bản thân và con nhỏ lên hàng đầu.

Việc cho bú ở trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ 3 tuần tuổi cho bú sữa mẹ nên được thực hiện ít nhất 8 đến 12 lần trong 24h bao gồm cả việc cho chúng bú thường xuyên vào buổi tối. Hầu hết các bà mẹ và em bé phải mất 1 tháng hoặc nhiều hơn để quen với việc cho bú.

Mẹ có thể cảm thấy lo lắng núm vú, ngực bị đau hoặc việc cho bú khiến mẹ đau đớn. Có lẽ mẹ sẽ đặt câu hỏi liệu mẹ có thể để vậy lâu hơn không. Hãy yên tâm, không phải một mình mẹ bị như vậy đâu, các bà mẹ khác cũng như vậy thôi.

Hầu hết các bà mẹ Australia đều nuôi con bằng sữa mẹ – 96% họ cho con bú khi ra viện. Duy trì việc cho con bú trong những tuần đầu như thế này thực sự là một thử thách lớn nhưng đáng giá, vì sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho bé hơn là sữa công thức.

Hơn 1/3 trẻ sơ sinh có riêng một vài công thức cho ăn trong tháng đầu tiên. Mẹ có thể thấy chán nếu thỉnh thoảng hoặc thường xuyên phải làm đầy sữa vắt hay sữa công thức sau khi cho bú. Việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ giúp bạn bớt phiền phức từ những việc trên.

Mặc dù cũng mất một khoảng thời gian, nhưng gần như hầu hết các vấn đề cho con bú đều có thể giải quyết. Tìm sự hỗ trợ kịp thời để giúp mẹ tìm ra câu trả lời cho việc tại sao con mẹ không có hệ tiêu hóa tốt; tại sao mẹ ít sữa hoặc tại sao tia sữa bị tắc hoặc bệnh viêm vú lại bị đau.

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, bao gồm việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, bác sỹ địa phương, hoặc bên tư vấn cách cho bú và cố vấn về việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Thực sự thì rất dễ cảm thấy nản chí khi mỗi chuyên gia lại đưa ra một ý kiến khác nhau hoặc thông tin trái chiều. Điều quan trọng là cẩn thận với sự khác biệt lớn về việc đào tạo và học vấn của những chuyên gia này.

Gia đình và mẹ bè có thể không ủng hộ việc cho bú hoặc cố đưa ra những lời khuyên khá cổ hủ hoặc những “huyền thoại” về việc này.

Nếu mẹ cần cho con ăn bổ sung, điều này không có nghĩa là sẽ chấm dứt việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Trên thực tế sử dụng cẩn thận sữa mẹ đã được vắt, sữa được tặng hoặc sữa công thức có thể giúp mẹ có thêm thời gian để giải quyết những vấn đề đang hiện hữu và sau đó có thể tiếp tục quay trở lại nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nếu đó là mục tiêu của mẹ.

Tiếp tục thực hiện nuôi con theo phương pháp hỗn hợp (kết hợp giữa việc cho bú trực tiếp và bú bình) có thể khả thi nhưng không nên cho con bú bình hoàn toàn.

Thậm chí chúng ta còn có hệ thống điều dưỡng bổ sung (SNS) sẽ giúp các mẹ có thể kích thích thêm lượng sữa cho con trong quá trình cho con bú, có khả năng cho bú lâu hơn đảm bảo nguồn cung sữa ổn định.

[adinserter block=”12″]

Điều chỉnh giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Mọi người đều cảnh báo mẹ về việc mất ngủ một khi mẹ có em bé, tuy nhiên bằng một cách nào đó, thực tế vẫn khiến hầu hết cha mẹ bị sốc. Em bé thường thức vào ban đêm để ăn và thỉnh thoảng thì chúng cần nhiều sự trợ giúp để ngủ lại, lại thức dậy…nhanh đến không tưởng.

Sẽ có vài đêm trẻ ngủ rất ít và thời gian thức dài giữa các lần, đó là với những trẻ đòi ăn liên tục và không giải quyết được hết. Tối thiểu là khoảng 3 tháng đầu nhưng thường là dài hơn, trẻ nhỏ không phân biệt được ngày và đêm, chỉ ăn và ngủ khi thấy cần, quanh một thời điểm xác định.

Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, có thể mẹ sẽ ngạc nhiên nếu con mẹ ngoan và ngủ tốt hơn khi ăn sữa công thức.

Các bậc phụ huynh khác, gia đình hoặc bạn bè có thể nói cho mẹ biết con mẹ sẽ thức thường xuyên và nên cho chúng ngủ nhiều hơn giữa các lần ăn.

Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy rằng có thể mẹ đang làm sai điều gì thì phải. Mặc dù mẹ cho rằng trẻ có thể ngủ nhiều hơn khi cho trẻ ăn sữa công thức, tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ ngủ tốt hơn.

Việc bố mẹ thức đêm là yêu cầu cần thiết, còn với em bé thì đó là những gì chúng cần làm. Ăn thường xuyên – cả ngày và đêm – đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển nhanh chóng của trẻ trong năm đầu tiên. Ăn đêm sẽ giúp mẹ duy trì việc tiết sữa và cũng thúc đẩy tiết sữa ra nhiều hơn.

Có lẽ có nhiều câu chuyện hoặc nhiều quan niệm sai lầm về giấc ngủ của trẻ sơ sinh hơn bất kỳ khía cạnh khác trong việc nuôi dưỡng một đứa trẻ – và mẹ có thể không tin vào tất cả những gì mẹ nghe.

Trên thực tế, có tới khoảng 1/3 số lượng cha mẹ thừa nhận nói dối về giấc ngủ của con mình để cố gắng phù hợp với quan niệm chung của xã hội về những gì được cho là bình thường.

Không phải tất cả những hành động phá rối là do đói, và với bé 3 tuần tuổi, mẹ nên bắt đầu quan sát một vài lúc bé khóc không lý do. Chúng ta có thể nhận ra được thông qua cử chỉ và cường độ mặc dù thời gian này rất khó để xác định.

Chúng ta không thể biết chính xác tại sao việc trẻ khóc lại tăng đều đặn trong vòng 2-3 tuần và đạt đỉnh điểm ở tuần 6-8 và sau đó cũng giảm dần dần trong vòng 3 tháng.

Thời gian khóc này xuất hiện thường xuyên đối với tất cả những động vật sơ sinh có vú dù đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời vì sao.

Mặc dù được biết thông thường là do “đau bụng” hoặc đổ lỗi cho “gió” – nhân tố có thể gây rối loạn hệ đường ruột, nhưng vẫn không hề có một bằng chứng nào ủng hộ cho lý thuyết đó và dường như bất kỳ cơn đau bụng nào cũng là kết quả của việc khóc không ngừng chứ không phải nó là nguyên nhân ban đầu.

Nói chung với kiểu khóc không lý do, mẹ có thể chỉ cần vuốt ve khắp người bé còn những lần khác, trẻ 3 tuần tuổi sẽ quấy khóc vì nguyên nhân rõ ràng.

Thiếu ngủ và em bé quấy khóc thường xuyên sẽ khiến các bậc cha mẹ mệt mỏi – cả bố lẫn mẹ. Nếu mẹ thấy rằng khó để khắc phục thì điều quan trọng là mẹ cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Tất cả các bậc cha mẹ đều cần một mạng lưới hỗ trợ mà họ có thể gọi giúp đỡ nhưng nếu em bé không chịu ngủ và quấy mà mẹ biết rằng có thể gọi cho ai trong trường hợp quá khó khăn thì đó mới là điều cần thiết. Cũng có một số cách mà mẹ có thể làm để tận dụng phần lớn các cơ hội cho việc ngủ.

Trẻ 3 tuần tuổi vui chơi và phát triển

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi tiếp tục dành hầu hết thời gian của chúng để ăn, ngủ hoặc khóc.

Trong khi mẹ cảm thấy mình đang kiểm soát một “cỗ máy biết đòi hỏi” thì mẹ có thể sẽ bắt đầu thấy được nhiều điều thú vị khi nhìn vào thế giới mới lạ này và những người sống trong thế giới ấy.

Các khuôn mặt tiếp tục là những điều mà trẻ thích quan sát vì thế làm chúng ngạc nhiên với những điều mà khuôn mặt có thể làm được:

  • Đưa lưỡi ra và xem xem bé cố bắt trước mẹ
  • Giới thiệu bé với mẹ hoặc thành viên trong gia đình với tóc xõa trên mặt hoặc đeo kính, vì hai thứ này có thể thay đổi vẻ bề ngoài mà bé mong đợi
  • Cho bé xem khuôn mặt của mẹ khi lộn ngược và quan sát xem sự nhạy cảm của bé với đặc điểm người trong gia đình ở những nơi xa lạ.

Khi 3 tuần tuổi, khả năng nghe của trẻ chưa trưởng thành nhưng đang phát triển nhanh chóng: trẻ có thể nhận ra giọng của những thành viên thân thiết trong trong gia đình từ khi sống trong tử cung mẹ, mặc dù bị hạn chế khá nhiều.

Hát, kể cho con nghe nhiều chuyện – nếu mẹ làm điều này trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ nhận ra giai điệu và âm điệu của những từ quen thuộc. Có thể lên giọng hoặc xuống giọng với trẻ. Trẻ em thích những âm thanh cao hơn những âm thanh quá to – điều này lý giải vì sao những người mẹ biết tự nhiên lên giọng khi gặp bé!

Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa công thức, mẹ nên chú ý rằng có rất nhiều thông tin tuyệt vời xung quanh việc nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ có thể bực bội hoặc thậm chí coi chúng là những sự thiên vị đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng đó không phải là lý do. Nuôi con bằng sữa mẹ thực sự tốt cho bé và mẹ.

(Theo Bellybelly – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

1 thought on “Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi – mẹ cần lưu ý những gì?”

  1. chào anh/ chị

    cháu nhà em được 16 ngày tuôie. cháu hai ngày không đi đại tiện được ( nhưng địt được). Như vâyk có sao không ạ.

    Reply

Leave a Comment