Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi & 7 tiếp chạm đầu đời

Sau 40 tuần trong bụng mẹ (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn một chút), những đứa trẻ đáng yêu sẽ chào đời.

Bên ngoài tử cung của mẹ, các bé phải tự làm chủ hơi thở, làm quen với việc bú mẹ và cảm nhận những cảm giác mới của hệ thống tiêu hóa trong những hoạt động đầu đời.

Từ trước đến nay, những điều đó đều được kiểm soát trong tử cung của mẹ, việc đói, khát thậm chí là “đi ngoài” dường như không tồn tại.

Sự phát triển đáng ngạc nhiên của trẻ sơ sinh sau hơn 9 tháng mới chỉ là bắt đầu cho chặng đường sinh tồn tiếp theo ngoài bụng mẹ.

Và chỉ 25 năm sau, bé sẽ trở nên chín chắn, trưởng thành.

Nhưng tại thời điểm này, trong những ngày đầu đời, mẹ và bé sẽ phải bắt đầu những hoạt động khác để thấy rằng việc sinh bé ra không phải là kết thúc mối liên kết giữa mẹ và bé mà là khởi đầu của sự thay đổi lớn.

trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đáng yêu

Chuỗi các bài viết sau đây sẽ mô tả những điều sẽ xảy ra với trẻ trong từng tuần đầu phát triển từ việc lúc sơ sinh chưa tự đi được đến lúc chập chững biết đi, từ việc ăn ngủ đến nhảy nhót vui đùa và nhiều thời điểm khác theo đúng với sự phát triển điển hình của các trẻ.

1. Giờ đầu chào đời 

Cân nặng trung bình 3,5kg và chiều cao dao động quanh 51cm, bé đủ tháng và sinh thường không có bất cứ sự can thiệp nào sẽ có thể gây ra những điều đáng ngạc nhiên ngay khi chào đời.

Khi được đặt trực tiếp lên bụng mẹ, trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi thuốc sẽ hướng mình về phía ngực mẹ, dịch nước ối trơn tuột sẽ giúp bé làm việc này dễ dàng hơn.

Sau một vài giờ, bé sẽ tiến hành một chuỗi 9 cử chỉ theo bản năng trước khi chạm tới ngực mẹ và chuẩn bị cho lần bú đầu tiên.

Những cử chỉ bản năng này đã được lập trình từ ngay trong não của trẻ và cũng là tiêu biểu cho những động vật có vú mới sinh.

Bằng cách để cho mẹ và bé ở cùng nhau, không bị gián đoạn trong những giờ đầu tiên, chúng ta có thể thấy những bản năng tự nhiên làm tăng hiệu quả cho bú cũng như thúc đẩy mối liên kết.

Nếu trẻ sinh mổ, cơ hội được chạm trực tiếp vào da bé có thể được thực hiện khi vẫn đang trong phòng mổ, khi hồi phục hoặc khi trở về phòng nằm, phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn và cơ chế của bệnh viện.

2. Lần ăn đầu tiên

Khi cho bú, trẻ sơ sinh sẽ nhận được những giọt sữa non quý giá đầu tiên giúp mang đến những lợi khuẩn cần thiết cho hệ thống tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch dễ bị tổn thương của trẻ vì nó giúp bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài và kích thích hệ thống tiêu hóa hoạt động.

Sau 36 giờ, một lượng nhỏ sữa non sẽ làm căng bụng bé, thúc đẩy ruột hình thành nếp gấp, phân su đen và điều chỉnh từ từ quá trình tiêu hóa. Trẻ sơ sinh sẽ chẳng cần gì thêm ngoài những gì mà mẹ cung cấp.

3. Sử dụng tã lần đầu

Trẻ mới sinh được hỗ trợ bởi một dịch lỏng để làm ấm cơ thể trong những ngày đầu đời, giống như lưu trữ một lượng chất béo đặc biệt đốt cháy trong cơ thể đến khi quá trình chuyển đổi sữa mẹ được hoàn thiện (thường được gọi là sữa non). Lúc này, thận, gan, ruột của bé sẽ bắt đầu những hoạt động đầu tiên trong việc tiêu hóa và bài tiết chất thải.

Trong 24 giờ đầu tiên, các bé có thể chỉ đi tiểu một lần nhưng sau đó số lượng này sẽ tăng lên mỗi ngày đến lúc chạm tới mốc ít nhất 5 lần “làm ướt”  dùng một lần trong vòng 24h.

4. Giấc ngủ đầu tiên

Sau quá trình sinh đẻ, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khá nhiều trong 24h đầu, có thể chỉ thức 1-2 lần để ăn một chút.

Bởi trẻ đang trong giai đoạn phục hồi và thậm chí có thể việc phát triển bệnh vàng da thường thấy cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ nhiều hơn.

Lý tưởng nhất là trong ngày thứ 2, thứ 3, các bé sẽ ngủ ít hơn, ăn nhiều hơn; nhanh chóng chuyển qua giai đoạn ngủ giãn cách và ăn thường xuyên để thúc đẩy quá trình sữa mẹ về.

[adinserter block=”12″]

5. Những nhõng nhẽo đầu đời

Có thể bạn sẽ phải ở nhà suốt với trẻ khi mà “cuộc chiến” cho ăn bắt đầu trong khoảng ngày thứ 3 tới ngày thứ 5. Điều đó được cảnh báo, đặc biệt khi mọi người xung quanh nghi ngờ bạn không đủ sữa cho con bú.

Các mẹ cần hiểu việc cho bú thường xuyên là cách các bé kích thích sữa chảy về; như vậy, nếu trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều vì bị vàng da và không chịu tỉnh dậy đúng lúc để ăn, bạn cần vắt sữa ra bình rồi làm theo cách cho ăn đặc biệt trong giai đoạn này.

Phần lớn các trẻ bị giảm cân trong tuần đầu tiên và tăng trở lại ở tuần thứ 2. Điều đó không có gì đáng lo ngại trừ khi bé bị giảm hơn 10% cân nặng so với lúc sinh.

Ở giai đoạn này, người thân chăm sóc cho bạn luôn muốn nhìn thấy trẻ có thể ngậm ti hoặc bỏ ra một cách dễ dàng; nếu thức đủ để cho bú thường xuyên trong lúc này sẽ giúp bé đi vệ sinh bình thường.

Mặc dù bạn có thể được gợi ý khởi đầu cho con bằng phương pháp hàng đầu, việc cho bú nhiều và bổ sung sữa của chính mình thường là tất cả những gì bạn cần làm.

Có chút lưu tâm nếu như bạn đã từng truyền dịch Iv trong suốt quá trình sinh nở bởi nó có thể làm giảm đáng kể trọng lượng của trẻ sơ sinh, có nghĩa là việc sụt cân nhiều ở trẻ sơ sinh cũng không nên quá lo lắng.

6. Có phân su lần đầu

Các mẹ cần biết rằng những thay đổi ở trẻ là một tiến trình cũng như việc nhìn thấy sự đổi màu của phân su.

Cuối cùng phân su của bé có màu xanh xám và bạn sẽ thấy sự thay đổi bắt đầu từ màu vàng xanh.

Đến khoảng ngày thứ tư, phân lỏng và có màu vàng của mù tạt là biểu hiện điển hình của trẻ bú sữa mẹ.

Bé 1 tuần tuổi có thể được cho ăn ít nhất 8 đến 12 lần trong vòng 24h và tổng thời gian bú kéo dài đến 1 tiếng.

7. Đêm đầu tiên

Không có một tần suất sinh lý nào điều chỉnh các bé, hành vi của bé một tuần tuổi gần như giống nhau trong suốt cả ngày lẫn đêm và phải vài tháng sau mới hi vọng các bé sống theo một nhịp độ nhất định được.

Bằng việc cho ăn theo một giờ, trẻ sơ sinh sẽ tự lập trình thời gian cần sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển và cung cấp năng lượng hồi phục sau sinh. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển trong 3 tháng đầu đời.

So với những động vật có vú khác, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi vẫn còn rất non nớt và sẽ phải trải qua sự phát triển mạnh mẽ hơn trong những tuần tiếp theo vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ bào thai trở thành một đứa trẻ hoàn chỉnh.

Nhiều người coi đây là giai đoạn “tam cá nguyệt thứ 4” và có nhiều cách dễ dàng chuyển giao thời điểm cho bé.

(Theo Bellybelly – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment