Một bác sĩ nhi khoa cho biết, trẻ sơ sinh nên ngủ với mẹ ít nhất là tới khi trẻ lên 3 tuổi, gợi ý này trái ngược với những lời cảnh báo sức khỏe trước đây.
Bác sĩ cho biết tim của trẻ sẽ chịu nhiều căng thẳng hơn nếu để chúng ngủ một mình, việc để trẻ ngủ bên cạnh mẹ hoặc nằm trên người mẹ sẽ khiến trẻ thư giãn hơn là để chúng nằm trong cũi vào ban đêm.
Bác sĩ nhi khoa Nils Bergman tại trường đại học Cape Town Nam Phi đã phát hiện ra rằng việc cho trẻ ngủ một mình sẽ khiến người mẹ khó gắn kết với con mình hơn.
Nghiên cứu này cho thấy sự phát triển của não bé cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự chia rẽ giữa mẹ và bé vào ban đêm, điều này có thể dẫn đến đến các vấn đề về hành vi sau này của bé.
Nhưng việc để trẻ sơ sinh ngủ cùng với mẹ lại trái ngược với những cảnh báo trước đó về một vấn đề gây tranh cãi, buộc cha mẹ phải để chúng ngủ trong cũi. Vấn đề này liên quan đến mối quan tâm trong nhiều năm về vụ trẻ tử vong trong cũi và nguy cơ mẹ có thể làm thương hoặc gây ngộp thở cho em bé nếu ngủ cùng.
Một nghiên cứu gần đây về hiện tượng đột tử của trẻ tại Anh chỉ ra rằng gần 2/3 số trường hợp tử vong khi ngủ không rõ nguyên nhân xảy ra có liên quan tới việc cho bé ngủ chung.
Trong khi Tổ chức sản nhi quốc gia Anh cho rằng giấc ngủ của trẻ cần gắn liền với mẹ thì Tổ chức nghiên cứu về các ca tử vong lại có nhận đinh ngược lại. Tổ chức này cho rằng nơi an toàn nhất để trẻ ngủ là trong cũi đặt ở phòng bố mẹ chứ không phải là ngủ chung trên giường.
Tuy nhiên, bác sĩ Bergman khẳng định những ca trẻ tử vong trong nôi hay các chấn thương khác không phải là do người mẹ. Trả lời phóng viên báo Daily Mail, ông cho biết:
Bé tử vong trong cũi và bị ngộp thở không phải là do mẹ, mà đó là bởi những nguyên nhân khác như: khói độc hại, thuốc lá, rượu, gối quá to và những loại đồ chơi nguy hiểm.
Bác sĩ Bergman là người đã phát động phong trào có tên gọi “Kangaroo Mother Care” nhấn mạnh những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé.
Nghiên cứu tư thế ngủ của 16 trẻ sơ sinh, ông phát hiện ra rằng việc ngủ trong nôi khiến mức căng thẳng ở tim trẻ tăng lên hơn 3 lần so với ngủ trên người mẹ, chỉ có 6 trẻ trong nghiên cứu này là có giấc ngủ ngon khi ngủ một mình.
Nghiên cứu này cũng cho thấy sự gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của não ở những bé ngủ trong cũi, mà chính giấc ngủ này lại quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan.
Bác sĩ Bergman cũng cảnh báo rằng việc trẻ ngủ không đủ giấc trong giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng tới các vấn đề về hành vi sau này của trẻ. Ông cho biết, giấc ngủ bị gián đoạn và những căng thẳng tác động lên tim trẻ có thể khiến trẻ khó hình thành các mối liên kết.
(Theo Telegraph – Tăng Minh Nga dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)