Liệu các ông bố có thường cảm thấy chán nản hay không?
Nhìn chung, cứ mười người bố lại có một người mắc phải chứng trầm cảm sau sinh (PND). Trầm cảm sau sinh có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người bố (và các bà mẹ) hơn trong năm đầu đời của đứa trẻ.
Tỷ lệ mắc chứng trầm cảm sau sinh có sự thay đổi khác nhau trong năm đầu làm cha mẹ. Các ông bố thường dễ bị trầm cảm nhất là khi trẻ được từ ba tháng đến sáu tháng tuổi. Tuổi tác của bạn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Làm bố ở độ tuổi 20 có thể làm tăng rủi ro, bởi các ông bố trẻ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn.
Làm sao để biết tôi có đang mắc phải chứng trầm cảm sau sinh không?
Các triệu chứng của trầm cảm thay đổi khác nhau giữa những người làm cha. Nếu như vợ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh, người chồng sẽ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn.
Mối quan hệ giữa bạn và người vợ sẽ gặp phải những cuộc cãi vã nếu cô ấy mắc chứng trầm cảm sau sinh. Một số ông bố nói rằng họ cảm thấy tất cả mọi thứ họ làm đều sai trái và những người vợ cho rằng mọi điều chồng mình nói đều không đúng.
Vì vậy, có thể hiểu được nếu bạn thấy mất lòng tự trọng và có cảm giác bất lực, đặc biệt nếu đây là đứa con đầu lòng của bạn. Trầm cảm có thể khiến bạn xuống dốc hay tuyệt vọng, ở hầu hết hoặc tất cả mọi thời điểm. Bạn cũng sẽ thấy ít hứng thú hay thoải mái khi làm mọi việc, ngay cả những thứ mà bạn đã từng thích tận hưởng. Bạn có thể muốn thoát khỏi những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu mắc chứng trầm cảm:
- Ít giao tiếp ngoài xã hội và tránh gặp bạn bè
- Thay đổi trong cảm giác thèm ăn (thường ăn ít hơn)
- Đau đớn, nhức nhối không giải thích được
- Cảm thấy băn khoăn, lo lắng
- Làm việc không hiệu quả
- Thiếu ham muốn tình dục
- Thiếu năng lượng
- Gặp phải các vấn đề về giấc ngủ
Nếu nhận thấy mình có một số triệu chứng trên đây thì hãy thử nghĩ xem bạn đã gặp phải những hiện tượng đó được bao lâu rồi. Tất cả chúng ta đều có một hoặc hai ngày buồn chán, đặc biệt là khi mới làm cha mẹ. Nhưng nếu bạn thấy những cảm nhận ấy không hề thuyên giảm hoặc biến chuyển rất ít trong tối thiểu hai tuần thì rất có thể bạn đang mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?
Chúng tôi không biết nguyên nhân chính xác gây chứng trầm cảm sau sinh ở các ông bố. Cũng có thể tiền sử gia đình bạn có người mắc chứng trầm cảm sau sinh. Áp lực về trách nhiệm mới, mối lo tiền bạc, hoặc căng thẳng trong công việc có thể khiến bạn kiệt sức.
Khi bạn có thêm một số thay đổi trong cuộc sống trong việc nuôi nấng đứa con đầu lòng, có thể hiểu được nếu những người đàn ông nhận thấy đó là một chặng đường khó khăn. Những thay đổi này sẽ bao gồm việc chuyển nhà, bắt đầu một công việc mới, làm việc nhiều thời gian hơn, ngủ ít đi, và phải đối mặt với việc giảm thu nhập chung. Sau đó sẽ dần quen với việc có em bé và thay đổi trong mối quan hệ với người vợ và gia đình.
Các nghiên cứu cần phải được thực hiện nhiều hơn nữa để giúp tìm ra nguyên nhân khiến các ông bố dễ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh. Nhưng từ những nghiên cứu cho đến nay, các chuyên gia cho rằng dưới đây là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh :
- Cảm thấy rất lo lắng hoặc trầm cảm suốt thai kỳ
- Gặp vấn đề về giấc ngủ khi có em bé
- Em bé khóc rất nhiều
- Là cha của cặp song sinh
Làm thế nào tôi có thể tự giúp bản thân mình?
Trước hết, phải giúp chúng ta hiểu được những ảnh hưởng của chứng trầm cảm sau sinh đến cảm xúc của bạn như thế nào khi đã là một người bố. Một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm là cảm giác tách biệt với những thứ hàng ngày. Bạn có thể sẽ cảm thấy không gần gũi với em bé, nó khiến bạn khó nắm bắt được những nhu cầu của em bé. Bạn sẽ ít có khả năng đáp lại với em bé khi em bé đang cố gắng giao tiếp với bạn, dễ hiểu thôi, bởi vì bạn chỉ đang quan tâm đến bản thân mình.
Bất kể bạn cảm nhận như thế nào thì sự thật là bạn rất quý giá đối với em bé. Nhưng em bé vẫn chưa có nhiều cách để thể hiện cho bạn thấy bạn quan trọng với chúng như thế nào.
Đây là những điều nho nhỏ để giúp bạn và em bé xây dựng sơi dây gắn kết tình cảm. Trông nom và nói chuyện với em bé, hoặc đọc truyện cho bé nghe là những cách đơn giản giúp bạn vui đùa cùng bé và giúp bé phát triển.
Tắm cho bé, thay tã, và thậm chí mát-xa cho bé trước khi đi ngủ, cũng là cách tuyệt vời để bạn thể hiện sự quan tâm đến con mình.
Khi gần gũi với em bé, hãy vui đùa với bé để da bạn và da đứa nhóc tiếp xúc với nhau, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng nhìn vào đôi mắt bé và lắng nghe những tiếng động bé tạo ra. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể đáp lại những tiếng ríu rít và thủ thỉ của bé một cách tự nhiên.
Nhưng để chăm sóc tốt cho bé thì chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng. Duy trì hoạt động thể thao và ăn uống lành mạnh có thể tạo một sự khác biệt thực sự cho những cảm nhận của bạn.
Hãy thử đưa bé ra ngoài đi dạo ngắn, trên địu hoặc xe đẩy. Nó sẽ giúp vợ/người yêu của bạn được nghỉ ngơi, giúp bạn di chuyển, và gắn kết sợi dây tình cảm giữa hai bố con hơn. Những cách ứng phó như vậy sẽ tốt cho bạn và gia đình hơn là đắm chìm trong công việc và sử dụng đồ uống quá nhiều.
Gặp những ông bố trẻ khác cũng là một cách tốt. Bạn có thể tham gia một lớp học bơi hay một nhóm nào đó mà chỉ dành cho các ông bố và các con của họ. Sử dụng dịch vụ thông tin địa phương để tìm ra các hội nhóm như vậy trong khu vực bạn đang sinh sống.
Nếu bạn đang bị chứng trầm cảm sau sinh, hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. Chia sẻ những chiến lược có thể giúp bạn vượt qua điều này, đặc biệt nếu cả bạn và vợ mình đều đang mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.
Việc tham gia một nhóm hỗ trợ sẽ trở nên hữu ích khi bạn gặp các ông bố bà mẹ trong cùng hoàn cảnh như vậy. Khi bạn cảm thấy tinh thần đi xuống và thật khó để đi đây đi đó cho khuây khỏa, bạn nên nói chuyện với bác sĩ đa khoa hoặc người chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ giúp bạn tìm thấy một nhóm gần giống tình trạng của bạn và khuyến khích bạn đi cùng.
Bạn cũng có thể thử các hoạt động sáng tạo, chẳng hạn như viết lách hoặc vẽ vời, để diễn tả những cảm xúc của mình. Cố gắng không giữ điều này trong lòng. Bạn không nhất thiết phải thể hiện bất cứ những gì bạn đã tạo ra, và nó có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
Vấn đề ngủ đủ giấc có thể là một thách thức thực sự trong vài tháng đầu tiên sau khi em bé chào đời. Mất đi giấc ngủ có thể làm mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng. Thật không may là, thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Hãy yên tâm, giai đoạn này rồi sẽ qua đi. Vào thời điểm bé được sáu tháng tuổi, giấc ngủ của bé sẽ được kéo dài hơn vào ban đêm. Sau đó, bạn và vợ của có thể bắt đầu khôi phục lại giấc ngủ cũng như các hoạt động khác về đêm như bình thường.
Ngủ đủ giấc và quay trở lại với thói quen ngủ thông thường sẽ giúp bạn thành công trong việc cải thiện tâm trạng.
Làm thế nào để điều trị chứng trầm cảm sau sinh?
Nếu bạn đã cố gắng để giúp mình cảm thấy tốt hơn nhưng lại không được như mong muốn, tốt nhất sau đó bạn nên gặp bác sĩ.
Bác sĩ đa khoa có thể kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu để loại trừ nguyên nhân vật lý gây ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém.
Thay đổi các liệu pháp điều trị trầm cảm. Đầu tiên, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiếp tục thực hiện các phương pháp tự giúp đỡ, và có thể đề nghị một hoặc một số chiến lược sau:
- Điều trị trực tuyến, thông qua một chương trình liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).
- Tìm kiếm nhóm có phương pháp điều trị tự lực ở địa phương, nếu như bạn không thể tìm thấy.
- Sách, tờ rơi để hướng dẫn bạn.
- Tham gia một hội nhóm cùng tập thể dục.
Chương trình CBT trực tuyến được thiết kế để giúp bạn giải quyết vấn đề về cách bạn phản ứng lại với những thứ hàng ngày như thế nào. Một khi bạn đã hoàn thành chương trình, bạn được sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ đa khoa để nói chuyện thông qua các kết quả. Nếu bạn muốn thử một chương trình trực tuyến cho mình, hãy truy cập MoodGYM. Bạn sẽ cần phải dành thời gian yên tĩnh để vượt qua và hoàn thành chương trình này.
Bất kể chiến lược tự lực nào mà bạn thử nghiệm, sau 2 tuần hãy nói chuyện lại với bác sĩ đa khoa. Họ sẽ muốn tìm hiểu cách bạn đang làm là như thế nào và liệu bạn có cần phải điều trị thêm hay không.
Nếu bệnh trầm cảm của bạn không thể cải thiện được sau một vài tuần thử nghiệm chiến lược tự lực, bác sĩ có thể đề nghị bạn đổi sang phương pháp điều trị khác. Đó có thể là một khóa học chống trầm cảm, hoặc liệu pháp điều trị thông qua nói chuyện.
Thật không may, liệu pháp điều trị thông qua trò chuyện có thể không có sẵn ở nơi bạn sinh sống, nhưng nếu nó có ở khu vực bạn ở, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn tới một cố vấn hoặc chuyên viên điều trị khác. Nếu vợ của bạn cũng mắc phải chứng trầm cảm sau sinh thì tốt nhất là 2 bạn nên đi điều trị cùng nhau.
Nếu bệnh trầm cảm của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ của các chuyên gia về sức khỏe tâm lý. Họ sẽ tập trung vào cách giúp bạn hồi phục. Bạn sẽ có sự hỗ trợ của một đội ngũ y tá về thần kinh cộng đồng, nhà tâm lý học, hoặc bác sĩ tâm thần. Họ sẽ cung cấp nhiều liệu pháp nói chuyện chuyên sâu, chẳng hạn như tâm lý, cùng với thuốc và CBT.
Vợ, bạn bè và gia đình của tôi có thể giúp đỡ như thế nào?
Sự kiềm chế khó khăn nhất là việc bạn thừa nhận mình đang cảm thấy như thế nào, chưa kể đến những thứ khác. Tuy nhiên vợ, bạn bè hoặc gia đình của bạn có thể rất lo lắng cho bạn. Họ sẽ cố gắng để tìm cách nói chuyện với bạn về điều đó.
Vì vậy, cố gắng đừng kiềm chế tất cả mọi thứ. Mặc dù lúc đầu có thể sẽ rất khó khăn, nhưng sau đó bạn sẽ phải ngạc nhiên trước sự nhẹ nhõm mà mình có được khi bắt đầu nói về những cảm nhận của bản thân.
Những người thân yêu xung quanh bạn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn phục hồi lại bằng cách lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của bạn.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ BabyCentre)