Thói quen ăn uống cần lưu ý khi mẹ cho con bú

Út Em chào các mẹ. Cho dù mới làm mẹ lần đầu hay đã có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con thì việc cho con bú vẫn luôn có nhiều thắc mắc như nhau, đặc biệt là những câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống khi cho con bú.

Dưới đây là một số câu trả lời cho những câu hỏi mà các mẹ dù đã từng hay lần đầu sinh con thường thắc mắc. 

Hình thành thói quen ăn uống khi cho con bú

thói quen ăn uống khi cho con bú

Giống như khi các mẹ mang thai, thói quen ăn uống khi cho con bú của các mẹ sau sinh là điều vô cùng quan trọng, dinh dưỡng cho các mẹ đang cho con bú thường là các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc, protein, thực phẩm giàu canxi. Nhờ việc thực hiện theo “Những hướng dẫn về dinh dưỡng hàng ngày cho các mẹ”, các mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Chế độ ăn của các mẹ đang cho con bú có thể chưa được đầy đủ. Các mẹ cần bổ sung 300-500 kalo mỗi ngày. Cho con bú có thể khiến các mẹ bị khát nên luôn giữ bình nước bên mình để uống bất cứ lúc nào khi cần.

Ngoài ra các mẹ nên hỏi bác sĩ xem liệu có nên uống vitamin trước sinh nữa không, nhiều bác sĩ vẫn để các mẹ tiếp tục uống những loại vitamin đó trong khi cho con bú. Để hạn chế tình trạng liên quan đến việc thiếu hụt i-ốt, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo những mẹ đang cho con bú cần bổ sung thực phẩm có chứa khoảng 150 microgram i-ốt mỗi ngày, sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn và ăn thực phẩm có chứa hàm lượng i-ốt cao như đồ biển và sản phẩm từ bơ sữa. Nếu các mẹ ăn chay, không thích ăn đồ bơ sữa hay các loại cá thì có thể trao đổi với bác sĩ để kiểm tra tình trạng thiếu hụt i-ốt.

Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị dị ứng từ đồ ăn các mẹ bổ sung không?

Các bé bú sữa mẹ có thể bị dị ứng hoặc phản ứng nhạy cảm với một số loại đồ ăn uống sau khi các mẹ nạp vào cơ thể, thí dụ những loại thức ăn dễ gây dị ứng giống như sữa bò, đồ ăn từ đậu nành, bột mì, ngô, yến mạch, trứng, các loại hạt, cá hay động vật họ tôm cua.

Dấu hiệu cho thấy các bé bị dị ứng với đồ ăn:

  • Thường bị nôn trớ hay chảy nước miếng
  • Xuất hiện những cơn đau bụng, đầy bụng
  • Phân nhầy, có máu
  • Phân cứng
  • Phát ban hoặc sưng tấy

Nếu các mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng với đồ ăn thì hãy gọi cho bác sĩ và tránh ăn hay uống bất cứ thứ gì dù chỉ khó chịu một chút. Trường hợp bé không chịu bú thì các mẹ hãy ghi lại chính xác những gì mình đã ăn uống, theo dõi mọi phản ứng của bé vì những điều này sẽ giúp ích cho các mẹ và bác sĩ xác định được loại đồ ăn có vấn đề ảnh hưởng xấu đến các bé.

Mặc dù tình trạng khó thở hay sưng vù mặt rất hiếm khi xảy ra nhưng nếu bé có dấu hiệu này thì phải gọi cấp cứu ngay các mẹ nhé.

Có cần tránh ăn những loại thực phẩm cố định nào không?

Mỗi trẻ đều có cơ địa khác nhau. Một số mẹ nhận thấy rằng khi ăn đỗ đậu, súp lơ trắng, súp lơ xanh thì con mình có dấu hiệu phản ứng trên cơ thể nhưng nhiều trẻ khác lại không bị làm sao. Nhiều mẹ khác lại cho rằng sau khi họ ăn đồ ăn cay thì các bé sẽ không cảm nhận được hương vị của sữa mẹ. Nhiều trẻ khác có thể không gặp phải vấn đề gì cho dù các mẹ ăn nhiều ớt nóng.

Cũng như trong thời gian mang thai, những mẹ đang cho con bú nên tránh hoặc hạn chế dung nạp vào người những loại cá chứa nhiều thủy ngân vì hàm lượng thủy ngân đạt đến mức nào đó sẽ gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của bé.

Ngoài ra, nếu các mẹ nhận thấy dấu hiệu nào đó lặp đi lặp lại (biểu hiện đau bụng, đầy hơi hay quấy khóc…) thì các mẹ hãy xem xét chính xác những gì mình ăn và phản ứng của trẻ với mỗi lần này thì hãy nói cho bác sĩ biết. Họ có thể sẽ bảo các mẹ tạm thời không ăn những loại thực phẩm (như là những sản phẩm từ sữa – thường gây dị ứng) trong vài ngày để xem có biến chuyển gì không.

[adinserter block=”12″]

Các mẹ luôn phải nói “Không” với đồ uống có cồn?

Uống có chừng mực khoảng 1-2 chén trong vòng 24 tiếng đồng hồ vẫn không sao, miễn là các mẹ uống trước khi cho con bú.

Khi các mẹ uống đồ uống có cồn, một lượng nhỏ đồ uống này sẽ đi vào sữa mẹ. Lượng cồn trong sữa mẹ phụ thuộc vào lượng cồn trong máu. Cơ thể phải mất khoảng 2 tiếng đồng sau khi uống đồ uống có cồn để trao đổi chất và các mẹ không cần phải lo lắng về việc cho con bú nữa. Do đó, các mẹ không được cho con bú sữa trực tiếp từ ngực hoặc hút ra bình ít nhất 2 giờ sau khi đã uống 1 chén đồ uống có cồn hoặc 4 tiếng đồng hồ khi đã uống khoảng 2 chén…

Nếu các mẹ uống nhiều hơn một chút (tốt nhất là sau khi đã cho con bú ổn định khoảng 1 tháng) thì các mẹ nên hút sữa và bỏ lượng sữa này đi.

Việc uống quá mức đồ uống có cồn khi cho con bú thường không được khuyến nghị. Cho dù các mẹ có hút sữa và bỏ đi thì vẫn sẽ gây hại cho các bé. Tình trạng uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé và có thể khiến các mẹ không đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho các bé vì đồ uống có cồn làm cho cơ thể mất tỉnh táo. Nó cũng là nguy cơ dẫn đến tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Các mẹ có thể dùng đồ ăn uống có chứa cafein không?

Cũng như đồ uống có cồn, tốt nhất các mẹ nên hạn chế lượng caféin dung nạp vào cơ thể. Một hoặc hai cốc café mỗi ngày có thể vẫn tốt nhưng nhiều hơn lượng này, nó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính khí và giấc ngủ của các bé.

(Dịch từ bài viết “Breastfeeding FAQs: Your eating and drinking habits” – website Kidshealth – tiến sĩ tư vấn Elana Pearl Ben-Joseph – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment