Vai trò quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đến sức khỏe của trẻ nhỏ và nền kinh tế thế giới

Út Em chào các mẹ, theo những thống kê mới nhất về việc nuôi con bằng sữa mẹ được công bố trên tờ “The Lancet” cho thấy ngoài công dụng giúp con khỏe mạnh, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế (theo WHO). Trên thế giới, thống kê mới chỉ khoảng 1 trong 3 trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được cho bú mẹ hoàn toàn và tỷ lệ này vẫn chưa được cải thiện trong suốt 2 thập kỷ nay.

Cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn tốt cho cả mẹ và bé bất kể họ sống ở quốc gia giàu hay nghèo. Và ngày nay, những bằng chứng chứng minh lợi ích của việc cho con bú lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Theo những đánh giá mới nhất của WHO trên tờ “The Lancet”, việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ lên gần đến mức tuyệt đối có thể cứu sống hơn 800.000 trẻ em mỗi năm, đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, gần như một nửa trong số những ca tiêu chảy và 1/3 trẻ bị viêm phổi ở những quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình có thể được ngăn chặn nếu như tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tăng lên.

Những trẻ em được bú sữa mẹ cũng cho thấy sự thông minh hơn trong những bài kiểm tra trí tuệ. Chúng cũng ít khả năng bị thừa cân hoặc béo phì. Những người mẹ trực tiếp cho con bú cũng giảm nguy cơ bị ung thư ngực và ung thư buồng trứng. Với tỷ lệ cho con bú bằng sữa mẹ hiện nay, ước tính đã có khoảng 20.000 ca ung thư vú được ngăn chặn và có thể thêm 20.000 ca được cứu nếu tỷ lệ này được cải thiện.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp thúc đẩy nền kinh tế

Ngoài vấn đề sức khỏe, thực tế trên thế giới đã cho thấy nền kinh tế mạnh lên là nhờ vào sự duy trì và thúc đẩy việc cho con bú bằng sữa mẹ. Theo nghiên cứu của WHO và nhiều cộng sự ước tính mức thiệt hại thấp nhất có thể nhận thấy được khi không nuôi con bằng sữa mẹ đã đạt đến 300 tỷ đôla trong năm 2012, tương đương với 0,49% thu nhập quốc dân trên toàn thế giới.

Đẩy mạnh tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi lên đến 90% ở Bra-xin, Trung Quốc, Mỹ và đạt được 45% ở Anh có thể cắt giảm chi phí điều trị những bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ như viêm phổi, tiêu chảy, hen suyễn và tiết kiệm ít nhất 2,45 tỷ đôla chi phí cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Mỹ; tương tự khoảng 2,5 triệu đôla cho Anh; 223,6 triệu đôla ở Trung Quốc và 6 triệu đôla ở Bra-xin.

Tuy nhiên, tỷ lệ cho con bú tối đa vẫn còn thấp ở trên thế giới, nó có ảnh hưởng tới cả quốc gia thu nhập thấp và thu nhập cao. Ít hơn 1/5 trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong khoảng 12 tháng đầu đời ở những quốc gia có thu nhập cao và chỉ 2/3 trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi tiếp tục được bú mẹ ở cả nước có thu nhập thấp lẫn nước có thu nhập cao.

[adinserter block=”12″]

Duy trì và thúc đẩy việc cho con bú bằng sữa mẹ

Mặc dù Hội đồng y tế thế giới đã thông qua “Bộ luật quốc tế về các sản phẩm thay thế sữa mẹ” năm 1981 để bảo vệ người dân khỏi các chiến lược tiếp thị, quảng cáo không phù hợp của người bán và đã được thực thi ở nhiều quốc gia nhưng tình trạng tiếp thị đó vẫn đang ngày càng phát triển, dẫn đến ngăn cản những nỗ lực cải thiện tỷ lệ cho con bú sữa mẹ. Doanh thu bán hàng của những sản phẩm sữa trên toàn thế giới được dự đoán sẽ đạt đến 70,6 tỷ đôla trong năm 2019.

Để giải quyết vấn đề này, “Sáng kiến Vận động Việc cho con bú” trên khắp thế giới được dẫn đầu bởi UNICEF và có sự hợp tác của WHO cùng những cộng tác quốc tế sẽ được chia thành những bộ phận nhỏ để lãnh đạo việc thúc đẩy tăng tỷ lệ cho con bú bằng sữa mẹ. Như là một bước đầu tiên, WHO và UNICEF đã thiết lập một mạng lưới giám sát toàn cầu và hỗ trợ cho việc thực hiện Bộ Luật quốc tế (NetCode) với mục đích tăng cường khả năng giám sát, tuân thủ và thực thi Luật.

Ngoài việc đấu tranh với thị trường sữa thay thế sữa mẹ, các quốc gia cũng cần đầu tư vào các chính sách và những chương trình ủng hộ việc cho con bú ở phụ nữ. Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, quyền lợi thai sản đầy đủ, sự can thiệp từ chính nơi làm việc, các chương trình giáo dục và hướng dẫn việc cho con bú cũng có thể góp phần nâng cao tỷ lệ này.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được xác định như là một sự can thiệp có tác động mạnh để đạt được “Chiến lược toàn cầu cho sức khỏe của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên” (2016 – 2030). Nó đã được công bố bên cạnh “Mục tiêu phát triển bền vững” và như là một lộ trình để hạn chế tình trạng tử vong ở thế hệ trẻ. Cho con bú sữa mẹ không chỉ quan trọng với sự sống còn của bé trong tất cả các môi trường mà còn đảm bảo cho bé được phát triển và nhận thức đầy đủ những gì trong cuộc đời của bé sau này.

(Theo WHO – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment