Út Em chào các mẹ. Sau giai đoạn mang thai khó khăn, cuối cùng em bé cũng chào đời và các mẹ sẽ rất hồi hộp khi thấy bé.
Nhưng bên cạnh đó, các mẹ cũng cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, cảm xúc tương đối hỗn độn và thậm chí còn băn khoăn liệu mình còn mặc vừa những chiếc quần jean trước kia không.
Những lớp học tiền sản có thể giúp các mẹ chuẩn bị cho quá trình sinh nở tốt hơn nhưng không dạy cho các mẹ biết những vấn đề phục hồi sau sinh thế nào.
Phục hồi thể chất sau sinh
Sau khi sinh bé, các mẹ sẽ nhận thấy mình có những thay đổi cả về thể chất và tinh thần.
Về thể chất, trong quá trình phục hồi sau sinh, các mẹ thường gặp phải những vấn đề như sau:
- Đau ngực: Ngực các mẹ có hiện tượng căng sữa gây đau khoảng vài ngày khi sữa về và đầu ti cũng có thể bị đau;
- Táo bón: Phải vài ngày sau sinh thì việc đi ngoài mới ổn định được. Tình trạng trĩ, vết rạch tầng sinh môn đang trong quá trình lành và các cơ bị đau có thể khiến các mẹ cảm thấy đau đớn khi đi ngoài;
- Vết rạch tầng sinh môn: Nếu đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) bị bác sĩ rạch hoặc nếu nó bị rách trong khi sinh, các vết khâu sẽ làm cho các mẹ bị đau một chút khi ngồi hoặc đi lại lúc vết thương đang trong quá trình lành. Thậm chí, khi các mẹ ho hoặc hắt hơi thì cũng cảm thấy đau;
- Bệnh trĩ: Mặc dù đây là tình trạng bình thường nhưng hiện tượng trĩ (mạch máu ở trực tràng bị sưng) cũng có thể diễn ra khó lường;
- Cảm giác lúc nóng, lúc lạnh: Sự điều chỉnh nồng độ máu và hooc-môn có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể các mẹ;
- Khó kiểm soát việc đi vệ sinh: Tình trạng căng cơ trong quá trình sinh nở có thể khiến cho các mẹ có thể bị són tiểu khi ho, cười hay căng thẳng hoặc khó kiểm soát được việc đi ngoài, đặc biệt nếu các mẹ đã từng có cuộc chuyển dạ trước khi sinh kéo dài;
- Các cơn đau sau sinh: Sau khi sinh, tử cung của các mẹ sẽ còn co thắt trong vài ngày. Hiện tượng này dễ nhận thấy hơn khi các mẹ cho con bú hoặc khi phải uống thuốc cầm máu;
- Chảy dịch âm đạo (sản dịch): Đợt đầu sản dịch còn ra nhiều hơn đợt kinh nguyệt của các mẹ và thường chứa cả cục máu đông. Dịch âm đạo sẽ dần dần nhạt màu hơn, chuyển qua màu vàng hoặc màu trắng và sẽ biến mất trong vòng vài tuần.
- Cân nặng: Cân nặng sau sinh của các mẹ thường giảm khoảng 5,4 – 5,9 kg so với cân nặng khi mang thai (tương đương với tổng cân nặng của thai nhi, nhau thai và nước ối) trước khi bổ sung được lượng nước bị mất đi trong tuần đầu tiên khi cơ thể lấy lại được sự cân bằng.
Cảm xúc sau sinh
Về cảm xúc, các mẹ thường trải qua những trạng thái cảm xúc như sau trong giai đoạn hồi phục sau sinh:
- Hiện tượng Baby blues (cảm giác buồn buồn sau sinh): Những phụ nữ mới làm mẹ lần đầu thường dễ cáu kỉnh, buồn tủi, dễ khóc hoặc hay lo âu bồn chồn chuyện gì đó trong một vài ngày đầu tiên sau sinh. Cảm xúc này là rất bình thường và có thể liên quan đến những thay đổi về thể chất như thay đổi về hooc-môn, cơ thể mệt mỏi hoặc trải qua quá trình vượt cạn ngoài dự kiến; sự chuyển biến về tâm trạng này là do các mẹ phải thay đổi cuộc sống sinh hoạt của mình và do mới có con. Tình trạng này thường biến mất trong vòng 1-2 tuần.
- Trầm cảm sau sinh (PPD): Hiện tượng này thường nghiêm trọng và kéo dài hơn tình trạng baby blues. Bệnh này chiếm khoảng 10-15% những mẹ lần đầu sinh con và có thể là nguyên nhân gây nên sự thay đổi về tâm trạng, dễ cáu gắt, cảm thấy tội lỗi và hay cảm thấy buồn phiền kéo dài. Triệu chứng trầm cảm sau sinh được chẩn đoán có thể kéo dài tới tận 1 năm sau sinh và thường xảy ra với phụ nữ đã từng có tiền sử bệnh trầm cảm, hay bị căng thẳng hoặc tiền sử gia đình có người bị trầm cảm.
Ngoài ra, về vấn đề quan hệ sau sinh, các mẹ và chồng gần như phải đổi mới hoàn toàn. Chồng các mẹ có thể sẵn sàng thực hiện những điều mà thực ra đã phải tạm dừng trước khi bé được sinh ra, mặc dù các mẹ chưa cảm thấy thoải mái về cả thể chất lẫn cảm xúc.
Có thể các mẹ sẽ chỉ thèm muốn có được một giấc ngủ ngon. Các bác sĩ thường yêu cầu các mẹ chờ vài tuần sau mới được quan hệ để cho vết thương được lành lặn.
Quá trình phục hồi sau sinh
Các mẹ có thể mất nhiều tháng để chuẩn bị sinh con và cũng có thể mất ngần đó thời gian để phục hồi sau sinh.
Nếu các mẹ sinh mổ, thời gian phục hồi thậm chí sẽ lâu hơn vì vết phẫu thuật đòi hỏi thời gian lành lâu hơn. Điều đó có khả năng làm gia tăng những vấn đề về cảm xúc của các mẹ.
Trong mấy ngày đầu sau phẫu thuật, các mẹ sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó những cơn đau sẽ giảm dần.
Sau sinh mổ, bác sĩ sẽ lưu ý cho các mẹ một số điều và hướng dẫn các mẹ cách tắm, cách vận động nhẹ nhàng như thế nào để phục hồi nhanh hơn và tránh bị táo bón.
Một số điều các mẹ cần biết:
- Uống 8-10 ly nước mỗi ngày;
- Ra sản dịch
- Tránh leo cầu thang hoặc nâng đỡ đồ đạc cho đến khi bác sĩ bảo các mẹ được phép thực hiện;
- Không lái xe cho đến khi bác sĩ bảo các mẹ có thể lái được. Ngoài ra, hãy chờ đến khi các mẹ có thể chịu được những chuyển động đột ngột và thắt được dây an toàn mà không bị khó chịu;
- Nếu vết thương bị đỏ hoặc sưng tấy thì hãy nói ngay với bác sĩ;

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.
- Hotline mua hàng:hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:

xem fanpage:
Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:
Tránh thai
Các mẹ hoàn toàn có thể mang thai ngoài ý muốn trước khi có kinh nguyệt trở lại. Mặc dù thực tế điều này ít khi xảy ra nếu các mẹ cho con bú hoàn toàn (cho bú cả ngày lẫn đêm, không cho ăn dặm, không bú bình, cho bú ít nhất 8 lần mỗi ngày hoặc cho con bú trong mỗi khoảng 4 tiếng ban ngày hoặc 6 tiếng ban đêm) và dù các mẹ chưa có kinh trở lại, bé chưa được 6 tháng thì việc mang thai tiếp vẫn có khả năng xảy ra.
Nếu các mẹ muốn tránh thai thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Những phương pháp được chỉ định có thể bao gồm sử dụng màng bảo vệ (như bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo), đặt vòng tránh thai, uống thuốc, miếng dán tránh thai, que cấy tránh thai hoặc tiêm thuốc tránh thai.
Nếu uống thuốc tránh thai, mẹ hãy chọn các loại không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú.
Cho con bú
Các mẹ nên ngủ nhiều, uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi đang cho con bú.
Để đảm bảo bản thân lúc nào cũng được bổ sung đầy đủ nước thì các mẹ hãy đặt ly nước ở bất cứ nơi nào cho con bú.
Mẹ hãy làm điều đó cho đến khi nguồn cung sữa của các mẹ được ổn định, tránh sử dụng cafein vì nó có thể là nguyên nhân gây mất nước do đi tiểu và đôi khi có thể khiến các bé bị mất ngủ, trở nên khó tính, quấy khóc.
Nếu các mẹ gặp bất cứ vấn đề gì về việc cho con bú, hãy trao đổi với bác sĩ, người hộ sinh hoặc chuyên gia tư vấn việc cho con bú.
Các chuyên gia của bệnh viện hoặc phòng khám sẽ đưa ra lời khuyên để giúp các mẹ giải quyết vấn đề liên quan đến việc cho con bú.
Có thể chữa tình trạng tắc sữa bằng cách matxa ngực, cho con bú thường xuyên hơn, cho con bú sau khi tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm suốt cả ngày.
Nếu các mẹ bị sốt hay cảm lạnh, ngực không căng hoặc bị đỏ các mẹ có thể bị nhiễm trùng (viêm ngực) và cần phải dùng kháng sinh. Nên hỏi bác sĩ nếu xảy ra tình trạng này. Tiếp tục cho con bú hoặc bơm sữa bằng cả 2 bên ngực và uống nhiều nước.
Ngực bị căng sữa
Tình trạng ngực bị căng sữa không đáng lo ngại vì nó chứng tỏ việc cho con bú của các mẹ đã được ổn định hoặc xảy ra trong trường hợp các mẹ không cho con bú khi cơ thể không tiết sữa trong vòng vài ngày.
Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn
Các mẹ nên tắm ngồi (ngồi vào chậu tắm sao cho nước ngập hết mông, nước lên đến tận hông) bằng nước lạnh trong một vài ngày đầu tiên rồi sau đó mới tắm nước ấm.
Hơi bóp 2 bên của cô bé vào để đỡ bị đau do vết rạch. Khi ngồi thì ngồi trên những chiếc gối đệm sẽ giúp các mẹ thoải mái hơn ngồi trên bề mặt cứng.
Sử dụng dạng ống xịt với nước ấm để rửa vùng kín khi đi toilet sau đó lau khô. Sau khi đi ngoài, nên lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng.
Giảm sưng tấy bằng cách chườm đá hoặc sử dụng miếng dán lạnh. Thuốc xịt gây tê cũng có thể giúp ích cho các mẹ trong trường hợp này.
Hãy nói với bác sĩ về việc dùng thuốc chống viêm như ibuprofen giảm đau và chống sưng tấy.
Vận động/tập thể dục để hồi phục sau sinh nhanh hơn
Tập thể dục ngay khi bác sĩ cho phép sẽ giúp các mẹ lấy lại được sức khỏe cũng như vóc dáng trước khi mang bầu, bổ sung năng lượng, tạo cảm giác thoải mái và giảm hiện tượng táo bón.
Các mẹ nên tập từ những động tác chậm rồi tăng dần. Đi bộ hoặc bơi là sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ.
Bệnh trĩ và táo bón
Luân phiên thay đổi giữa việc tắm ngồi bằng nước ấm và việc chườm lạnh có thể giúp các mẹ đối phó với tình trạng trĩ sau sinh. Ngoài ra, việc ngồi trên những miếng lót phồng cũng giúp các mẹ giảm thiểu được tình trạng này.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc làm mềm phân. Không được sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc dụng cụ thụt mà không được sự cho phép của bác sĩ.
Các mẹ nên tăng cường bổ sung nước và rau quả giàu chất xơ. Kết hợp tập thể dục sau khi bác sĩ nói các mẹ có thể tập thể dục được.
Quan hệ tình dục
Cơ thể các mẹ cần thời gian để hồi phục sau sinh. Bác sĩ thường khuyến nghị các mẹ chỉ nên quan hệ tình dục sau 4-6 tuần để giảm tình trạng bị nhiễm trùng, chảy máu hoặc làm rách vết thương đang trong quá trình lành.
Các mẹ nên bắt đầu từ từ bằng những cử chỉ hôn, ôm ấp hay những hoạt động thân mật khác.
Các mẹ có thể nhận thấy hiện tượng dịch nhờn âm đạo bị ít đi (điều này là do hooc-môn sau sinh và thường chỉ là tạm thời thôi) nên dung dịch bôi trơn dạng nước sẽ hữu ích với các mẹ.
Hãy thử những tư thế mà ít tạo áp lực lên vùng bị đau và cho mẹ cảm giác thoải mái hơn. Nói rõ với chồng nếu các mẹ cảm thấy đau trong khi quan hệ vì khi trao đổi rõ ràng với nhau sẽ giúp cả 2 vợ chồng giảm bớt lo lắng và nhanh tìm lại được cảm giác trong chuyện ấy của 2 vợ chồng.
Mất kiểm soát
Việc không kiềm chế được những cơn buồn tiểu hoặc đi ngoài sẽ dần dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi mang thai.
Để rút ngắn giai đoạn hồi phục cho tình trạng này thì các mẹ có thể tập những bài thể dục Kegel vì nó giúp tăng cường hoạt động của các cơ chậu.
Để tìm được vị trí cơ đúng, giả vờ như các mẹ đang phải nhịn tiểu rồi bóp nhẹ những cơ đó trong một vài giây, sau đó thả lỏng người. Bác sĩ có thể kiểm tra để chắc chắn các mẹ áp dụng đúng thủ thuật này.
Nên đeo băng vệ sinh để tránh bị són ra quần và nói cho bác sĩ biết về bất kỳ tình trạng nào mà các mẹ gặp phải trong thời gian phục hồi sau sinh.
Các mẹ nên làm gì để bảo vệ chính mình trong thời gian phục hồi sau sinh
Các mẹ sẽ được tận hưởng vai trò mới của bản thân là làm mẹ và vai trò này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu các mẹ biết được cách chăm sóc bản thân và thiên thần nhỏ của mình. Ví dụ như:
- Khi bé ngủ, các mẹ hãy tranh thủ ngủ 1 chút. Như vậy sẽ giúp cho cơ thể các mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn;
- Dành chút thời gian mỗi ngày để thư giãn bằng cách đọc sách hoặc nghe nhạc;
- Tắm mỗi ngày;
- Năng vận động và hít thở không khí trong lành, có thể cùng với con hoặc một mình nếu có ai đó trông con hộ các mẹ;
- Thiết lập lại thời gian biểu riêng cho 2 vợ chồng để trò chuyện, thậm chí chỉ cần 15 phút mỗi ngày sau khi bé đi ngủ;
- Dành thời gian chơi đùa với bé mỗi ngày và khuyến khích cả chồng cũng làm vậy;
- Giảm việc nhà và tiêu chuẩn sành ăn của các mẹ, những điều này có thể thực hiện sau. Nếu khách đến chơi khiến bạn mệt mỏi, stress thì hãy tạm thời hạn chế họ đến chơi;
- Nói chuyện với những bà mẹ khác (có thể là những người mà các mẹ quen trong lớp học tiền sản) và tạo ra những hội nhóm trao đổi, hỗ trợ nhau.
Nhận trợ giúp từ người khác
Nên nhớ rằng người phụ nữ phi thường chỉ là tưởng tượng mà thôi. Đôi khi các mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình hoặc chồng trong thời gian phục hồi sau sinh.
Giúp những việc hữu ích dù chỉ là chuyện nhỏ khi nó xảy đến với các mẹ. Khi mọi người đề nghị giúp đỡ, các mẹ có thể liệt kê những công việc đó ra, ví dụ như:
- Nhờ bạn bè hoặc người thân đi chợ hộ, trông giữ bé trong khi các mẹ đi dạo, đi tắm hay đưa những đồ ngoài tầm tay với hoặc nhờ chồng nấu cơm hộ;
- Thuê dịch vụ dọn dẹp để thỉnh thoảng họ dọn nhà;
- Thuê người hỗ trợ – người được đào tạo chuyên nghiệp để họ hướng dẫn và hỗ trợ các mẹ các hoạt động chăm sóc sau sinh (ví dụ như tắm bé sau sinh).
Khi nào cần đến bác sĩ trong thời gian hồi phục sau sinh
Các mẹ nên đi gặp hoặc gọi hỏi bác sĩ về tình hình sức khỏe sau sinh nếu các mẹ gặp phải những hiện tượng sau:
- Sốt 380C hoặc cao hơn;
- Thay băng vệ sinh mỗi tiếng 1 cái do đầy băng hoặc xuất hiện cục máu đông lớn (to hơn thông thường ¼) hoặc thấy ra nhiều máu;
- Vết rạch khi sinh mổ hoặc ở tầng sinh môn bị đỏ, sưng tấy hoặc chảy mủ;
- Xuất hiện vết sưng tấy mới ở chân;
- Ngực bị đau, đỏ, nóng khi chạm vào hoặc xuất hiện vết nứt, chảy máu ở núm vú hoặc quầng thâm của ngực;
- Sản dịch có mùi hôi;
- Đi tiểu buốt, không kiểm soát được việc tiểu tiện hoặc luôn cảm giác buồn tiểu;
- Vùng âm đạo ngày càng thấy đau;
- Xuất hiện tình trạng đau bụng mới hoặc những kiểu đau bụng dần có xu hướng xấu đi;
- Bị ho, đau ngực hoặc buồn nôn, nôn mửa;
- Bị nhức đầu hoặc thị lực có vấn đề;
- Cảm giác chán nản, bị ảo giác, có ý nghĩ tự tử hoặc bất kỳ suy nghĩ nào không tốt cho trẻ;
Trong thời gian hồi phục sau sinh, có thể có nhiều vấn đề xảy ra nhưng các mẹ hãy yên tâm vì mọi chuyện đều có cách giải quyết.
Trước khi gặp bất cứ tình trạng nào thì các mẹ cứ thoải mái mà tận hưởng những giây phút tuyệt vời với bé yêu nhà mình nhé.
(Dịch từ bài viết Recovering from delivery – Website Kidshealth – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)