Việc làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu, quốc tịch là một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em khi được sinh ra. Nó đã được quy định trong các văn bản chính thống của Nước CHXHCN Việt Nam và trong các văn bản quốc tế khác mà Việt Nam tham gia ký kết.
Trong năm 2016, nhiều gia đình còn rất băn khoăn về những thay đổi trong thủ tục làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho trẻ mới sinh theo pháp luật hiện hành. Việc làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho trẻ phải tiến hành trong vòng 60 ngày, kể từ ngày sinh con. Trong thời gian này, những thủ tục trên sẽ không mất phí nhưng nếu để quá thời hạn, các bậc cha mẹ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Sau đây, Út Em Shop sẽ giúp các mẹ tổng hợp lại những thông tin cần thiết khi tiến hành làm những thủ tục trên cho bé yêu nhà mình để mọi người cùng hiểu rõ hơn nhé.
Thủ tục làm giấy khai sinh
Thủ tục khai sinh cho trẻ thông thường sẽ được làm đầu tiên như một bước đánh dấu một cơ thể sống mới được bắt đầu. Trong khoảng thời gian quy định, nếu cha mẹ không tiến hành khai sinh cho con thì có thể bị phạt tiền từ 50.000 – 100.000 đồng.
Bước 1: Người đi đăng kí khai sinh (bố, mẹ, ông, bà hoặc bất kỳ người thân thích nào khác của bé) cần mang theo những giấy tờ sau
- Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ (nếu có đăng ký kết hôn). Tuy nhiên, sẽ không bắt buộc xuất trình Giấy đăng ký kết hôn này nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của bố mẹ
- Giấy chứng sinh do bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi bé được sinh ra cấp. Nếu không sinh ở bất kỳ cơ sở y tế nào thì cần có văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp không có người làm chứng, người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan việc sinh là có thực
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của bố mẹ bé. Nếu hai vợ chồng đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh
- CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay
- Điền thông tin vào tờ giấy khai sinh mẫu
Bước 2: Cơ quan cần nộp giấy tờ
- Nộp các giấy tờ trên cho UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi người mẹ đăng ký thường trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, UBND cấp xã tại nơi cư trú của người cha được thực hiện việc đăng ký khai sinh
- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cả cha, mẹ thì UBND cấp xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế được thực hiện việc đăng ký khai sinh
- Nếu người mẹ có đăng ký thường trú nhưng đang sinh sống ổn định ở nơi đăng ký tạm trú thì UBND cấp xã nơi mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho bé
Những trường hợp khác:
- Trẻ bị bỏ rơi sẽ được đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã tại nơi cư trú của người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ đó
- Với con ngoài giá thú nếu không xác định được cha thì phần ghi thông tin người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh bị bỏ trống. Khi thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con thì sẽ kết hợp thủ tục nhận con và làm giấy khai sinh
- Trẻ được sinh ra tại Việt Nam nhưng cha mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có thể đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở Việt Nam
- Trẻ sinh ra ở Việt Nam có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam nhưng một người cư trú trong nước, người kia định cư ở nước ngoài thì nộp hồ sơ khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người ở trong nước
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy khai sinh
- Sau khi đã tiếp nhận các giấy tờ liên quan đến việc khai sinh, cán bộ Tư pháp – hộ tịch sẽ ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh rồi trình lên chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính của Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Những bản sao được cấp thêm tùy theo yêu cầu của người khai sinh
- Thời gian giải quyết chỉ trong vòng 1 ngày. Trường hợp cần xác minh thì cũng không quá 5 ngày làm việc. Có thể nhận giấy khai sinh từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
[adinserter block=”12″]
Thủ tục nhập hộ khẩu
Trẻ mới sinh được nhập hộ khẩu theo bố hoặc mẹ. Nếu không làm thủ tục trong thời gian quy định, các gia đình có thể bị phạt từ 100.000-200.000 đồng. Thủ tục được tiến hành qua những bước sau:
Bước 1: Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ mới sinh (có thể là bố, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng – chăm sóc, người thân của trẻ) chuẩn bị giấy tờ cần thiết
- 1 tờ Bản sao giấy khai sinh có dấu đỏ và 1 bản photo
- Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ bé (nếu có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo
- Sổ hộ khẩu gia đình
- Điền thông tin vào mẫu Phiếu báo cáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Bước 2: Xử lý giấy tờ
- Gia đình mang theo các giấy tờ trên nộp cho Công an cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu không có cùng hộ khẩu); nơi cư trú chung của bố mẹ
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra thông tin và đối chiếu các giấy tờ, sau đó giữ bản photo của Bản sao giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định ly hôn để lưu trữ
- Đưa giấy hẹn nhận lại sổ hộ khẩu (thường ghi rõ tối đa 10 ngày)
- Thời gian đi làm thủ tục và nhận hộ khẩu là từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi tuần
Hiện nay, việc làm những thủ tục trên đều rất nhanh chóng và thuận tiện cho các gia đình. Các mẹ nên lưu tâm vấn đề này để đảm bảo việc con mình được xã hội công nhận và được hưởng nhiều quyền lợi về giáo dục, y tế…theo đúng quy định của pháp luật.
(Phạm Thị Thủy tổng hợp – Út Em Shop sở hữu bài viết)
Cho tôi hỏi một người đàn ông đã 53 tuổi rồi mà còn lấy vợ bé kết quả có con mà người đàn ông này về biểu vợ cắt hộ khẩu để đến với vợ bé vậy người vợ ko đồng ý cho ông chồng bạc tình bạc nghĩa này cắt hộ khẩu có đc hay ko tôi xin cảm ơn
Con toi tuoi thuc la 2tuoi,trong khi do ong cua chau khai nham nen tan 2tuoi nua.trong khi do 6,5 thang chau da sinh ra roi .vay gio toi muon khai sinh tuoi thuc cho chau.thi toi fai lam sao,co nen lam lai cho chau ko,mong duoc tu van,xin cam on a.