Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả?

Út Em chào các mẹ. Khi mới làm bố mẹ, giúp cho bé luôn thoải mái là một trong những ưu tiên hàng đầu và dường như núm ti giả hỗ trợ rất hữu ích cho niềm mong mỏi của cha mẹ.

Một số bé thích được dỗ dành bằng cách ôm ấp, vỗ về và chỉ hài lòng khi được cho bú. Nhiều đứa bé khác dường như vẫn muốn ngậm ti dù cho chúng không đói. Nếu bé vẫn muốn ngậm ti sau khi đã bú no sữa mẹ hoặc sữa công thức, núm ti giả có thể là thứ hữu ích.

Dĩ nhiên, núm ti giả không thể thay thế sự nuôi dưỡng và cho bú của mẹ nhưng trẻ sẽ vẫn cứ đòi hỏi dù đã được bú hoặc có người chơi, ôm ấp, vỗ về bé. Lúc này, các mẹ có thể thấy núm ti giả sẽ làm bé hài lòng.

bé ngậm ti giả

Một lợi ích khác khi sử dụng ti giả, đó là: một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em ngậm ti giả lúc ngủ dài và ngủ ngắn làm giảm nguy cơ đột tử.

Tuy nhiên các nghiên cứu này không kết luận được liệu bản chất có phải núm ti giả ngăn cản được sự đột tử ở trẻ hay không mà chỉ là đưa ra mối tương quan giữa việc sử dụng ti giả và nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ thấp.

Theo báo cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ vào tháng 2/2012:

Những tài liệu đã được đưa ra cho thấy rằng sử dụng núm ti giả sớm có liên quan đến việc trẻ không bú mẹ thành công, sử dụng núm ti giả trong giai đoạn sơ sinh chỉ nên giới hạn trong những tình huống y tế cụ thể như dùng để giảm đau, làm trẻ bình tĩnh hoặc là một phần trong kế hoạch thúc đẩy chức năng miệng hoạt động.

Vì ngậm ti giả cũng liên quan đến việc giảm tỷ lệ đột tử nên các mẹ bỉm sữa nên được hướng dẫn cách sử dụng ti giả trong những giấc ngủ của trẻ, kể cả ngủ ngắn sau khi bú, phù hợp nhất là khi trẻ đã được 3-4 tuần tuổi.

Hơn nữa việc cai ti giả cũng dễ dàng hơn việc bắt trẻ không mút tay nữa. Sau tất cả, các mẹ có thể cân nhắc việc để trẻ theo thói quen nào.

Khi nào có thể sử dụng ti giả cho bé?

Theo nhiều khuyến cáo, núm ti giả và những loại núm vú nhân tạo khác nên tránh dùng cho trẻ trong vòng ít nhất 3-4 tuần đầu.

Với phần lớn những trẻ bú sữa mẹ, sẽ là tốt hơn nếu trẻ không sử dụng ti giả cho đến khi sữa mẹ về đầy đủ (thường là 6-8 tuần) và trẻ đã qua 6 tuần phát triển vượt bậc.

Điều đó giúp mẹ hình thành nguồn cung sữa tốt hơn và không bị mất sự kích thích sữa từ bé. Nếu trẻ chuyển qua ngậm ti giả thì sẽ ít ti để hút sữa mẹ về.

Bất lợi khi sử dụng ti giả

Dùng ti giả có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo tổng quan, nguy cơ mắc viêm tai giữa là thấp hơn ở trẻ sơ sinh, nên sử dụng núm ti giả đến khi trẻ được 6 tháng (khoảng thời gian cần bú nhiều nhất) rồi cai sớm ti giả cho trẻ thì tốt, đặc biệt nếu trẻ có xu hướng bị nhiễm trùng tai.

Mọi người thường nghĩ rằng trẻ nhỏ sử dụng núm vú giả trước khi được ti mẹ trực tiếp đôi khi sẽ khiến trẻ bị bỡ ngỡ với núm vú của mẹ, gây trở ngại cho việc bú thành công. Nhưng các chuyên gia hiện nay cho rằng kết luận đó có sự mâu thuẫn và không có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra liệu vấn đề sử dụng ti giả và trẻ bỡ ngỡ với ti mẹ có liên quan đến nhau không?

Nếu trẻ bú sữa mẹ, các mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến những người chăm sóc trẻ có kinh nghiệm trước khi cho sử dụng núm ti giả vì cho ngậm ti giả và ti thật của mẹ có sự khác nhau. Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các mẹ nên chờ đến khi trẻ bú sữa mẹ tốt và nguồn cung sữa ổn định mới cho trẻ dùng ti giả.

Trẻ đầy tháng (1 tháng tuổi) có thể được sử dụng dù mới chỉ là hướng dẫn ban đầu. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, tăng cân và có một lộ trình bú ổn định, các mẹ có thể sử dụng núm ti giả sớm hơn.

Cho bé dùng ti giả sau khi bé đã bú thường xuyên để đảm bảo rằng trẻ đã nhận được những dưỡng chất cần cho cơ thể.

Việc ngậm ti giả rất dễ trở thành thói quen và nhiều bố mẹ không để ý vì họ không muốn cai ti giả cho bé sau đó hoặc vì họ không ngại việc một đứa trẻ đã 3 tuổi mà vẫn ngậm ti đi dạo loanh quanh.

Nếu các mẹ cho con dùng ti giả nhưng muốn tránh trường hợp bé bị “nghiện” ti thì hãy tập cách cai ti giả khi trẻ được 1 năm tuổi. Hãy cẩn thận, đừng lạm dụng ti giả quá nhiều sẽ giúp trẻ không bị phụ thuộc vào đó.

[adinserter block=”12″]

Cách quản lý việc sử dụng ti giả của bé

Nếu các mẹ quyết định cho trẻ ngậm ti giả, cần ghi nhớ những điều sau đây:

  • Để trẻ tự điều chỉnh quyết định của mẹ: Nếu trẻ tiếp nhận núm ti giả luôn thì tốt nhưng nếu trẻ kháng cự, không nên bắt ép. Mẹ có thể thử lại vào thời điểm khác hoặc tôn trọng sở thích của trẻ và bỏ núm vú giả đi
  • Để trẻ ngậm ti giả giữa các lần bú: Mẹ cần biết khi nào trẻ không đói mới cho ngậm ti giả
  • Tránh sử dụng ti giả để trì hoãn trẻ bú hoặc thay thế sự chăm sóc của mẹ: Điều này để nhắc nhở các mẹ chỉ nên thỉnh thoảng để trẻ phải chờ bú, ví dụ như chờ tính tiền tại các cửa hàng tạp hóa hoặc ngồi trên xe đẩy khi gần về đến nhà…Trong những tình huống này, núm ti giả thực sự hữu ích. Còn trong điều kiện bình thường, các mẹ nên cho con bú và vỗ về ngay khi trẻ cần
  • Thử tạo thói quen ngậm ti cho bé trước những giấc ngủ ngắn: Trước khi ngủ ngắn, thử cho bé ngậm ti nhưng nếu nó bị rơi ra trong khi bé ngủ thì cũng không nên cố đặt lại vào miệng bé. Khi trẻ quấy, đầu tiên phải dỗ dành cho bé ngoan bằng nhiều cách như ôm ấp, vỗ về, hát ru…
  • Không buộc núm ti quanh cổ bé: Bé có thể bị ngạt thở nếu cố kéo sợi dây buộc núm vú nếu buộc ở cổ. An toàn hơn là các mẹ hãy gắn vào quần áo của trẻ bằng sợi dây buộc núm vú cho trẻ sơ sinh
  • Giữ gìn núm vú sạch sẽ: Chọn loại núm ti giả an toàn và phù hợp với bé, giữ gìn sạch sẽ bằng việc rửa thường xuyên với nước ấm. Thay thế cái mới ngay khi có vết rách nhỏ hoặc bị cũ, mòn
  • Các mẹ không “làm sạch” ti giả bằng cách cho vào mồm mình mút: Hiệp hội nha khoa Mỹ thông báo rằng nước bọt của người lớn chứa vi khuẩn có thể gây sâu răng cho trẻ ngay khi răng bắt đầu mọc lên. Và cũng không tốt khi nhúng núm ti giả vào cốc nước ép hoặc nước đường vì đó cũng có khả năng gây sâu răng

Khi nào nên tránh sử dụng ti giả cho bé

Nếu các mẹ quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, tốt nhất ngừng cho trẻ tiếp tục sử dụng núm ti giả, ít nhất đến khi vấn đề đó được giải quyết:

  • Việc dùng ti giả làm giảm tần suất cũng như thời gian bú của bé (trẻ sơ sinh nên bú ít nhất 8-12 lần mỗi ngày)
  • khó khăn hơn trong việc ti mẹ vì có thể bỡ ngỡ với núm vú của mẹ do ngậm ti giả nhiều
  • Bé gặp vấn đề về tăng cân (trong độ tuổi bé vẫn cần bú càng nhiều càng tốt)
  • Núm vú của mẹ bị đau (có thể do bé gây ra vì không quen với ti của mẹ)
  • Mẹ gặp vấn đề về nguồn cung sữa. Trong trường hợp này mẹ cần cho bé ti thật nhiều hơn để tăng khả năng kích thích sữa về, không dùng ti giả nữa
  • Bé bị tưa miệng, đặc biệt nếu khó điều trị hoặc bị đi bị lại nhiều lần
  • Bé lại bị viêm tai giữa – cho thấy tỷ lệ viêm tai giữa tăng có liên quan đến việc sử dụng núm ti giả

Nhìn chung, miễn là các mẹ ghi nhớ những điều trên đây và sử dụng núm ti giả một cách cẩn thận còn việc lựa chọn cách dỗ dành con bằng chính mình hoặc sử dụng núm ti giả là phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹ.

Tuy nhiên cần nhớ rằng không có bằng chứng nào cho thấy “trẻ có nhu cầu bú” độc lập với “nhu cầu về sữa, thức ăn”. Nên khi bé cần bú, thông thường tốt nhất là cho bé ti mẹ, đặc biệt nếu mẹ đang lo ngại về vấn đề tăng cân của bé. Ti mẹ là “núm ti giả đầu tiên” và trong nhiều trường hợp vẫn là tốt nhất.

(Theo Babycenter & KellyMom – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment