Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Út Em chào các mẹ. Từ việc da dẻ hồng hào hơn tới những thay đổi mới với cơ thể, các mẹ còn có nhiều điều khác cũng rất đáng nhớ khi mang thai.

Một trong những điều đó là mẹ sẽ có ít nhất 9 tháng không có kinh nguyệt kể từ chu kỳ kinh cuối trước khi có bầu. Tuy nhiên, có thể các mẹ sẽ thấy tò mò về những gì sẽ xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt lần đầu sau khi sinh của mình đấy.

Chu kỳ kinh nguyệt quay lại thường phụ thuộc vào việc liệu các mẹ có cho con bú hay không. Cũng giống như cuộc sống sau khi có con, việc có lại kinh nguyệt sau khi sinh sẽ khác nhau giữa mỗi người.

kinh-nguyet-lan-dau-sau-sinh

Bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Chu kỳ của phụ nữ thông thường trở lại trong khoảng 6-8 tuần sau khi sinh con nếu các mẹ không cho con bú. Nếu cho con bú, khoảng thời gian này có thể lâu hơn. Một số mẹ còn không có kinh nguyệt trong suốt khoảng thời gian cho con bú. Nhưng với nhiều mẹ, chu kỳ này sẽ quay lại sau 2 tháng dù họ có cho con bú hay không.

Nếu chu kỳ của các mẹ xuất hiện lại nhanh sau khi sinh con mà trước đó các mẹ sinh thường thì bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ nên tránh sử dụng tampon trong thời gian đầu sau sinh. Đó là bởi vì cơ thể các mẹ vẫn còn đang chịu tổn thương và tampon có thể gây thương tích. Theo lời khuyên của bác sĩ, các mẹ có thể sử dụng lại tampon khi đã kiểm tra sức khỏe khoảng 6 tuần sau sinh.

Tại sao phụ nữ không cho con bú lại có kinh nguyệt sau sinh sớm hơn?

Thông thường, phụ nữ cho con bú thường có kinh nguyệt chậm hơn sau khi sinh con. Vì việc cho con bú có tác động đến hooc-môn cơ thể các mẹ. Những hooc-môn này cần thiết để sản sinh sữa cho con bú (được biết như là prolactin) có thể cản trở những hooc-môn sinh sản. Do đó, các mẹ sẽ không rụng trứng hoặc sản sinh ra trứng cho việc thụ thai. Nếu không có quá trình rụng trứng, các mẹ sẽ không thấy có kinh nguyệt.

Vấn đề tránh thai thì sao?

Một số mẹ sử dụng việc cho con bú như là một phương pháp tránh thai tự nhiên. Theo Hiệp hội các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, sẽ giảm 1% phụ nữ mang thai hàng năm nếu họ liên tục cho con bú. Mặc dù việc cho con bú có thể là phương pháp đáng tin để tránh thai nhưng nó cũng không hoàn toàn đảm bảo chắc rằng các mẹ sẽ không dính bầu tiếp.

Mấu chốt ở đây là việc liên tục cho con bú. Những đặc điểm của việc cho con bú liên tục là:

  • Cho con bú ít nhất 4 tiếng 1 lần trong ngày
  • Cho con bú cách nhau 6 tiếng
  • Cho con ti trực tiếp chứ không thông qua bình hút sữa

Việc cho con bú không khớp như những mô tả trên thì có khả năng không giúp các mẹ tránh thai được đâu. Nếu các mẹ cho con bú và chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại, các mẹ sẽ khó tránh được khả năng mang thai tiếp.

Lưu ý: Có nhiều cách an toàn và hiệu quả để tránh thai phù hợp với phụ nữ cho con bú. Các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp lựa chọn của mình.

[adinserter block=”12″]

Chu kỳ kinh nguyệt lần đầu sau khi sinh khác biệt với trước kia như thế nào?

Khi các mẹ có kinh lại, khả năng chu kỳ đầu tiên sau sinh này sẽ không giống như giai đoạn trước khi mang thai. Cơ thể của các mẹ một lần nữa lại điều chỉnh để có kinh nguyệt. Các mẹ có thể trải qua một số sự khác biệt như sau:

  • Bị chuột rút mạnh hơn nhưng cũng có thể nhẹ hơn
  • Xuất hiện cục máu đông nhỏ
  • Mức độ ra kinh nhiều hơn mỗi lúc
  • Kinh ra theo kiểu đứt đoạn (lúc có, lúc ngừng)

Khi các mẹ trở lại chu kỳ của mình, những thay đổi này sẽ giảm đi.

Các mẹ hi vọng điều gì khi lại bắt đầu có kinh nguyệt sau sinh?

Cho dù các mẹ sinh thường hay sinh mổ, các mẹ đều có thể biết được mình sẽ có kinh nguyệt và dịch tiết từ âm đạo sau sinh. Cơ thể các mẹ tiếp tục đào thải máu và các mô lót dưới từ trong khi mang thai.

Trong những tuần đầu, máu có thể ra nhiều hơn và ở trạng thái cục máu đông. Một vài tuần trôi qua, lượng máu này bị cho ra cùng với dịch tiết âm đạo và được gọi là sản dịch. Sản dịch là dạng chất lỏng của cơ thể có thể dễ nhận thấy thông qua màu trắng kem của nó.

Dịch tiết ra như này có thể tiếp diễn khoảng 6 tuần, đó cũng là khoảng thời gian để kinh nguyệt quay trở lại nếu các mẹ không cho con bú. Nếu dịch tiết ra có sự xuất hiện của sản dịch và sau đó lại ra máu thì đó có khả năng là do kỳ kinh của các mẹ. Đó là việc ra máu không liên quan đến thai kỳ. Một số dấu hiệu cho thấy việc ra máu đó có thể là nguyên nhân của một số vấn đề bao gồm:

  • Thấm ướt nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ
  • Việc ra máu kèm theo cơn đau đột ngột hoặc nghiêm trọng
  • Đột nhiên bị sốt
  • Ra máu liên tục hơn 7 ngày

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu các mẹ gặp phải những hiện tượng trên hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến kỳ kinh nguyệt sau khi sinh khiến các mẹ bận tâm.

Những điều cần lưu ý về kỳ kinh nguyệt lần đầu sau khi sinh

Sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt lần đầu sau khi sinh chỉ là một phần cơ thể hồi phục và quay lại trạng thái trước khi mang thai. Ở một số phụ nữ, kỳ kinh nguyệt có thể bị chậm trễ do hooc-môn tăng cao liên quan đến việc cho con bú.

Việc cho con bú được coi như một biện pháp tránh thai nhưng cũng chưa chắc chắn hoàn toàn. Một số biện pháp dự phòng cần thiết như uống thuốc tránh thai, sử dụng bao cao su cho chồng có thể giúp tăng hiệu quả tránh thai cho các mẹ.

Nếu có bất cứ điều gì khác thường về chu kỳ kinh nguyệt lần đầu sau khi sinh, hãy nói với bác sĩ. Việc ra máu quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng cần đặc biệt để ý đối với những người mới làm mẹ. Hãy lắng nghe và hành động để bảo vệ cơ thể mình các mẹ nhé.

(Dịch từ bài viết What to expect from your first period after pregnancy – tác giả Rachel Nall – website Healthline – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt – Image credit: healthtap)

2 thoughts on “Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?”

  1. Cho e hoi la sau sih kinh nguyet cua en gan ht thag la mat nhug sau chua day mot thang nua no lai co hang thang .vay cho e hoi nhu vay lieu co van de j k ak

    Reply
  2. thua bac sy rm mai sanh duoc 6 thang . gio thi co kinh nghuyet tro lai ma sao ko ra mau ma lai ra tinh dich ak . vj cho em hoi tai sao ak .

    Reply

Leave a Comment