Trẻ sơ sinh thường có nhiều biểu hiện khác nhau khiến các gia đình luôn phải lo lắng không biết đó là dấu hiệu bình thường hay có vấn đề gì với trẻ.
Một trong những hiện tượng làm cho các mẹ phải bận tâm đó là trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình kèm theo đỏ mặt.
Sau đây, Út Em sẽ cùng các mẹ tìm hiểu để lý giải thế nào là bình thường hay bất bình thường cũng như cách xử lý trong trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình nhé.
Dấu hiệu vặn mình ở trẻ sơ sinh thế nào là bất thường?
Vặn mình là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh trong khoảng 2-3 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trẻ xuất hiện từ sớm khoảng 10-15 ngày sau sinh.
Khi trẻ sơ sinh vặn mình thường đi kèm với dấu hiệu đỏ mặt và chỉ hai ba phút sau bé sẽ tự hết.
Vì vậy nếu trong giai đoạn này, các mẹ thấy con mình vặn mình đến mức đỏ mặt gay gắt mà nhanh hết, không còn biểu hiện nào khác thì hãy cứ yên tâm nhé.
Tuy nhiên, ở một số trẻ, ngoài việc đỏ mặt khi vặn mình còn kèm theo các dấu hiệu như: khó ngủ và ngủ ít (không đạt đủ ít nhất 15 tiếng một ngày) trong thời gian này, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậm tăng cân…
Đây là biểu hiện cho thấy trẻ có thể đang bị thiếu Canxi nên các mẹ nên cho trẻ đi khám và tìm cách bổ sung thêm Canxi cho trẻ.
Ngoài ra, cũng có một vài nguyên nhân khách quan khiến trẻ ngủ không yên, hay vặn vẹo mình đó là trẻ chưa được bú no trước khi ngủ mà trong lúc ngủ vẫn đi vệ sinh nên trẻ bị đói hoặc vì tã bị ướt nhưng bố mẹ chưa kịp thay làm cho trẻ khó chịu, không thể nằm ngoan được, phải vặn mình, quấy khóc…Do đó các mẹ cũng nên lưu tâm để ý đến bé dù bé vẫn đang ngủ.
Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình
Vì biểu hiện vặn mình kèm theo đỏ mặt là một trong những vấn đề mà hầu hết trẻ sơ sinh gặp phải nên các mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy con mình bị như vậy.
Nếu thấy trẻ vặn mình hoặc gồng mình đỏ mặt chỉ đơn giản hết sau vài phút và vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì không sao, các mẹ vẫn chăm sóc trẻ như hàng ngày.
Trong trường hợp trẻ khó ngủ, vặn mình nhiều hoặc quấy khóc vào ban đêm, trước hết, các mẹ nên kiểm tra xem bé có bị ướt tã hay bú no chưa?
Phải luôn đảm bảo trẻ không bị đói.
Đồng thời cũng cần xem xét những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ phòng để làm sao tạo không khí nằm nghỉ cho trẻ được sạch sẽ, thoải mái nhất.
Bắt đầu tập cho bé thói quen ngủ hàng ngày nữa mẹ nhé.
Các mẹ cũng nên lưu ý vì hiện nay có nhiều gia đình hay sử dụng điều hòa trong phòng ngủ cho trẻ nên nhớ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và với thời tiết mùa hè thì nên để một chậu nước trong phòng để giúp bé tránh bị khô mũi, khô da làm trẻ khó chịu, không chịu nằm yên.
[adinserter block=”12″]
Với tình trạng trẻ có thêm nhiều biểu hiện khiến ba mẹ lo lắng, không kiểm soát được bên cạnh sự vặn mình như nôn ói, ngủ ít trong nhiều ngày, tóc rụng hay không tăng cân, chậm phát triển thì cần đưa đến cơ sở y tế kiểm tra chắc chắn từ bác sĩ chuyên môn.
Những dấu hiệu này thường được biết đến là do trẻ thiếu canxi hoặc vitamin D và một số nguyên tố vi lượng khác cho máu và xương – là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi hay vặn mình.
Nhưng lượng canxi cần bổ sung cho trẻ và bổ sung như thế nào thì các mẹ không nên tự mình quyết định mà nên đi khám và nghe lời khuyên từ bác sĩ. Bởi nếu bổ sung không đúng cách thì lượng canxi cũng không hấp thụ được vào cơ thể hoặc nếu uống quá nhiều canxi cũng có thể gây nên một số bệnh hệ lụy sau đó như rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm lượng hấp thụ những nguyên tố vi lượng khác…
Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng nên tích cực cho trẻ tắm nắng đúng cách để cơ thể trẻ tổng hợp được lượng vitamin D tự nhiên giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển.
Thường thời gian phù hợp để trẻ tắm nắng là trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều, đối với ngày đông có thể tắm trước 5h chiều (khoảng 3-4h chiều) để tránh muộn quá trẻ lại bị lạnh.
Vì trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ nên các mẹ nên để bé tập quen dần với ánh nắng, tìm hiểu thêm cách tắm nắng hợp lý cho trẻ vì không phải cứ cho trẻ ra nắng nhiều là hấp thụ được nhiều vitamin D cho xương và cơ thể bé.
Tuy hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là không cần quá lo lắng nhưng ba mẹ vẫn luôn phải để ý từng biểu hiện kèm theo. Nếu có dấu hiệu bất thường cần điều trị ngay để bé luôn được thoải mái, phát triển đầy đủ và khỏe mạnh.
(Phạm Thị Thủy tổng hợp từ các nguồn – Út Em Shop Hà Nội)
Bé e được 1m mà 3 ngày nay ngủ rất ít hay vặn mình.Có phải thiếu canxi ko ạ?
Be be len ngu em. Khi cho xuong vuon ngu nhieu lan hay dan minh dung vai lam kho ngu be nay hon 3 thang tuoi.Nho chuong trinh tu van cho rat cam on.
Bé nhà e được 20 ngày tuổi ngày thì ngủ nhiều nhưng tới tối là lại vặn minh đỏ mặt ngủ rất ít. Như vậy có phải la do thiếu canxi ko ạ
Bé nhà em được gần 4 tuần rồi nhưng cứ hay vặn mình đỏ cả mặt hay quấy khóc có lúc cáu gắt,bé rất ít ngủ mỗi lần ngủ 1 tí là dậy khóc o oe rồi. Có cách nào giúp bé iys quấy khóc và ngủ ngoan hơn không ạ
Be nha minh dk 21 ngay oy nhung may ngay nay be hay van minh gong nguoi len do mat va khoc thet len tho kho khe khi ngu vao ban dem nhu vay co sao ko va lm the nao de be het
Bé rơm nha m dc 15ngay tuoi
3ngay gan day be hay van minh
Mat mui thi do lai
M cho be ti thi be hay bi trớ
Cac me co kjnh nghiem r tư van giup m vs
Be nha m dc 14ngay tuoi
May hnay be hay van minh
Cho be ti thi be hay bi trớ
Đêm hay van m ngu ko dc ngon giac
Me nao bjet lam cack nao khac pguc ko chi m vs
Be nha minh duoc 10 ngay tuoi roi be hay van minh uon eo gong do nguoi luon ngu khong ngon co cach nao khong chi mih voi luc be o oe phai am len thi het bo xuong giuong la tiep tuc o oe minh lo lam
Be nha mjh moi dc 3 tuan ma bj ham o phan mog co thuoc j chua tri dc k vay?
Ban lay nuoc tra rua dit cho be moi lan be di ve sinh nhe
Be kim anh nka e dk 1thag oy ma toi nao be kug cu hay van mih ma moi lan nku the la mat be lai do len co luc lsi con khóc nua nku vay lieu co sao k aọơ