Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là cái chết khó lý giải, thường xảy trong khi ngủ, đối với những trẻ dưới 1 tuổi và trông có vẻ khỏe mạnh. SIDS đôi khi còn được gọi là chết trong nôi khi ngủ bởi trẻ thường chết đột ngột trong giường cũi của mình.
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng SIDS dường như có liên quan đến phần bất thường trong bộ não của trẻ sơ sinh (bộ phận trong não bộ điều khiển hô hấp và thức giấc trong khi ngủ).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh. Họ cũng đã đưa ra một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để giúp bảo vệ con mình tránh khỏi chứng SIDS. Có lẽ, biện pháp quan trọng nhất đó là cho bé nằm ngửa trong khi ngủ.
Nguyên nhân
Nhân tố thể chất cùng với nhân tố môi trường khi ngủ của trẻ có thể khiến các bé dễ mắc phải SIDS. Những nhân tố này sẽ có sự thay đổi khác nhau giữa các bé.
Nhân tố thể chất liên quan đến SIDS gồm có:
- Bất thường ở não bộ. Một số trẻ sơ sinh gặp phải một số vấn đề khi sinh sẽ làm tăng khả năng đột tử do hội chứng SIDS. Ở nhiều đứa trẻ, một phần của não bộ điều khiển hô hấp và thức tỉnh từ giấc ngủ có sự hoạt động không phù hợp.
- Cân nặng khi sinh thấp. Sinh non hoặc sinh đa khiến não bộ của bé không phát triển hoàn toàn, vì vậy khả năng kiểm soát các quá trình tự động như việc thở và nhịp tim sẽ ít hơn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiều trẻ sơ sinh chết do SIDS đã từng bị cảm lạnh – yếu tố góp phần vào các vấn đề hô hấp.
Nhân tố môi trường khi ngủ:
Các đồ vật trong cũi của bé và tư thế khi ngủ kết hợp với những vấn đề về thể chất cũng làm tăng nguy cơ mắc SIDS. Ví dụ như:
- Ngủ sấp hay ngủ nghiêng một bên. Những em bé ngủ sấp hay nằm nghiêng một bên khi ngủ sẽ khó thở hơn so với những bé nằm ngửa.
- Ngủ trên một bề mặt mềm mại. Nằm úp mặt xuống chiếc chăn bông hoặc đệm nước có thể chặn đường thở của trẻ. Chùm kín chăn qua đầu bé cũng rất nguy hiểm.
- Ngủ với bố mẹ. Trong khi nguy cơ SIDS giảm xuống nếu trẻ sơ sinh ngủ cùng phòng với bố mẹ, thì việc ngủ trên cùng giường với bố mẹ lại làm tăng khả năng gặp phải SIDS – một phần là bởi vì có nhiều bề mặt mềm mại hơn sẽ làm suy giảm khả năng hô hấp của trẻ.
Nguy cơ
Mặc dù hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc SIDS. Bao gồm:
- Giới tính. Bé trai có nhiều khả năng đột tử bởi SIDS hơn các bé gái.
- Độ tuổi. Trẻ sơ sinh trong khoảng từ 2-3 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn.
- Chủng tộc. Tuy chưa tìm ra được nguyên nhân nhưng những trẻ sơ sinh thuộc chủng tộc những người da đen, da đỏ hay người Eskimo có nhiều khả năng gặp phải SIDS hơn.
- Tiền sử gia đình. Những trẻ có anh chị em ruột hoặc anh em họ chết vì SIDS sẽ có nguy cơ cao mắc phải SIDS.
- Hít phải khói thuốc lá. Các em bé sống cùng những người hút thuốc có nguy cơ cao bị SIDS.
- Sinh non. Cả sinh non lẫn cân nặng khi sinh thấp sẽ làm tăng cơ hội mắc chứng SIDS.
Yếu tố từ người mẹ
Khi mang thai, nguy cơ mắc SIDS cũng bị ảnh hưởng bởi người mẹ, đặc biệt nếu bà mẹ:
- Ít hơn 20 tuổi.
- Hút thuốc lá.
- Sử dụng chất kích thích (ma túy) hoặc uống rượu.
- Không thường xuyên quan tâm chăm sóc sức khỏe trước khi sinh.
Đối phó và hỗ trợ
Sau khi em bé qua đời vì hội chứng SIDS, điều tối quan trọng là bạn cần nhận được sự hỗ trợ tinh thần. Bạn có thể cảm thấy có lỗi cũng như đau buồn, và bạn sẽ phải bắt buộc làm việc với cảnh sát điều tra về nguyên nhân dẫn đến cái chết. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với một số người làm cha mẹ khác mà cuộc sống họ đã từng bị ảnh hưởng bởi SIDS.
Bác sĩ có thể gợi ý bạn tới một nhóm hỗ trợ trong khu vực của bạn, hoặc bạn có thể ghé thăm một phòng chat trực tuyến về SIDS. Nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy, một tư vấn viên hoặc thành viên thuộc giáo sĩ cũng có thể giúp đỡ bạn vượt qua điều này.
Truyền đạt cảm xúc của bạn
Nếu có thể, hãy cho bạn bè và gia đình biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Mọi người muốn giúp đỡ bạn, nhưng có lẽ họ sẽ không biết làm như thế nào để vừa lòng bạn.
Khi đã là cha mẹ của trẻ, hãy mở lòng với nhau càng nhiều càng tốt. Mất đi một đứa trẻ có thể gây căng thẳng khủng khiếp cho một cuộc hôn nhân. Tìm đến nhà tư vấn có thể giúp một số cặp vợ chồng hiểu và thể hiện được cảm xúc của mình hơn.
Dành thời gian để chữa lành
Cuối cùng, bạn hãy dành cho mình thời gian để đau buồn. Đừng lo lắng nếu bạn thấy không thể kiểm soát các cơn khóc, hay nếu ngày nghỉ lễ và thời gian ăn mừng làm bạn thấy đặc biệt khó khăn, hoặc nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và đang bòn rút phần lớn thời gian của bạn.
Bạn đang phải đối mặt với một sự mất mát khủng khiếp. Nên nhớ để chữa lành thương tổn cần phải có thời gian.
Phòng ngừa
Không có cách nào bảo đảm ngăn chặn được SIDS, nhưng bạn có thể giúp con mình ngủ an toàn hơn bằng cách làm theo những lời khuyên sau:
- Cho bé ngủ đặt lưng xuống giường. Đặt bé nằm trong tư thế ngửa, chứ không phải là tư thế chèn ép lên dạ dày hoặc nghiêng sang một bên. Sẽ không cần thiết phải làm như vậy khi em bé của bạn đang tỉnh táo hoặc bé có thể cuộn qua cuộn lại mà không cần đến sự giúp đỡ.
- Cần nhấn mạnh là bạn đừng cho rằng những người khác sẽ đặt bé ngủ ở tư thế chính xác. Đưa ra lời khuyên cho người trông trẻ và người chăm sóc bé là không sử dụng vị trí dạ dày để làm dịu bớt sự khó chịu ở trẻ.
- Giữ cho nôi càng ít đồ càng tốt. Sử dụng một tấm nệm vững chắc và tránh đặt bé trên đệm có lông và dày, chẳng hạn như tấm da cừu hoặc một cái chăn dày. Đừng để gối, đồ chơi bông hoặc thú nhồi bông trong giường cũi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hô hấp nếu khuôn mặt của bé bị áp vào chúng.
- Đừng giữ bé quá ấm. Để giữ cho bé ấm vừa phải, hãy thử túi ngủ hoặc loại quần áo ngủ mà không yêu cầu bao những thứ để quấn nào khác. Nếu bạn sử dụng đến một tấm chăn, hãy chắc chắn là nó phải nhẹ.
- Nhét tấm chăn an toàn vào dưới đệm, với chiều dài vừa đủ để bao lấy phần vai của bé. Sau đó đặt bé vào trong nôi, phủ nhẹ chăn lên phần chân cho bé. Đừng quấn gì lên đầu của bé.
- Bé nên ngủ một mình (tuy nhiên điều này vẫn còn gây tranh cãi, điểm chung là khuyên bố mẹ ngủ cùng phòng với bé, nhưng vấn đề có nên ngủ cùng giường có nhiều ý kiến khác nhau). Bé ngủ cùng phòng với bạn là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng giường người lớn lại không an toàn cho trẻ sơ sinh. Một đứa trẻ có thể bị mắc kẹt và nghẹt thở giữa những thanh trên đầu giường, khoảng không giữa đệm và khung giường, hoặc khoảng cách giữa đệm và tường.
- Em bé cũng có thể bị ngạt thở nếu cha mẹ vô tình ngủ cuộn người và che phải mũi và miệng của bé.
- Nếu có thể, hãy cho bé bú. Cho con bú ít nhất 6 tháng sẽ làm giảm nguy cơ SIDS.
- Việc tránh xa màn hình và các thiết bị điện tử khác đã được khẳng định làm giảm nguy cơ SIDS. Học viện Nhi khoa Trung ương ở Mỹ không khuyến khích việc sử dụng màn hình và các thiết bị khác vì nó có liên quan đến các vấn đề về an toàn đối với trẻ.
- Cho bé sử dụng núm vú giả. Ngậm núm vú ở các giấc ngủ ngắn và trước khi bé đi ngủ có thể làm giảm nguy cơ SIDS. Có một điều lưu ý là nếu bạn đang cho con bú, nên chờ đến khi bé được 3-4 tuần tuổi hãy đưa cho bé núm vú giả và bạn sẽ tạo được cho mình thói quen cho con bú có hiệu quả.
Đừng ép buộc nếu em bé của bạn không quan tâm đến núm vú giả. Hãy thử lại vào lần khác. Nếu núm vú giả rơi ra khỏi miệng của bé trong khi em đang ngủ, đừng đặt lại nó vào miệng bé.