Út Em chào các mẹ. Hăm tã có lẽ là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Bé nhà mình cũng từng bị hăm, và mình đã dùng nhiều cách khác nhau để giúp bé, kết quả khá tốt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham khảo một mẹ khác có nhiều kinh nghiệm, vì chị đã từng có đến 3 nhóc. Nào, mời các mẹ.
Con bị hăm: do tã hay do nấm?
Nếu một ngày các mẹ phát hiện ra con đang bị hăm và quyết định hỏi Google để tìm hiểu xem con bị hăm do tã hay do nhiễm nấm, có thể các mẹ sẽ chìm ngập bởi lượng thông tin vô cùng lớn mà Google trả về.
Có rất nhiều loại hăm tã khác nhau, và sự thực là biểu hiện của một số loại lại khá giống nhau nên rất khó để các mẹ có thể phân biệt được rõ ràng loại nào là loại nào.
Mình có biết rất nhiều bà mẹ (và thậm chí có nhiều bác sĩ nữa kia) bị nhầm lẫn giữa hăm do nấm và hăm tã thông thường.
Nhầm lẫn rất dễ xảy ra bởi ban đầu, những loại hăm tã này có biểu hiện rất giống nhau, nhưng chỉ sau vài ngày, các mẹ sẽ thấy những điểm khác biệt nếu các mẹ biết mình nên chú ý quan sát những dấu hiệu nào.
Hôm nay, mình muốn chia sẻ với các mẹ về nguyên nhân gây ra hăm tã, các mẹ có thể làm gì để phòng hăm tã, cách phân biệt các loại hăm và “chiến lược” đánh bại hăm tã một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến hăm tã
Hăm tã (bao gồm cả hăm do nấm) gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phổ biến nhất là do 5 nguyên nhân sau:
- Không thay tã thường xuyên cho con
- Do đồ ăn
- Con bị ốm
- Do cọ xát với tã
- Do dị ứng
Nhắc đến hăm tã, thủ phạm hàng đầu chính là không thay tã thường xuyên cho con. Hiện tại, cũng như bao bà mẹ khác, mình đang chăm ba đứa con cùng hàng tỉ những công việc khác phải làm. Mình chắc rằng tất cả các mẹ đã từng ít nhất một vài lần để con mặc tã bẩn – cả tã do con ị và tè ướt – trong thời gian…hơi lâu một chút.
Nhưng sẽ không có ai ở đây lên án các mẹ về việc đó đâu. Nguyên nhân của vấn đề ở đây là do…những chiếc tã giấy rất tiện lợi, và chúng ta – những bà mẹ cực kỳ bận rộn – lại làm cho những chiếc tã này trở nên QUÁ tiện lợi so với bình thường! Với một số bé, đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng với các bé có làn da nhạy cảm thì việc để bé mặc tã bẩn quá lâu sẽ dễ khiến bé bị hăm. Một số bé khác (ví dụ con mình) lại ít khi bị hăm mặc dù đôi khi mẹ cũng để con mặc tã bẩn hơi lâu ^_^
Thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hăm tã, đặc biệt ở giai đoạn con tập ăn thức ăn thô. Với cả ba con, mình không vội tập cho các con tự ăn. Thay vào đó, mình luôn muốn sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng chính cho con. Khi đến lúc cần tập cho con ăn dặm, mình thường cố gắng chọn những thực phẩm ít gây kích ứng cho phần xung quanh hậu môn (và cả ruột) của con nữa. Khi bước vào quá trình ăn dặm, các con mình ăn bơ nghiền trước tiên, nhờ vậy mà chứng hăm tã do thức ăn giảm đi đáng kể.
Khi các con lớn hơn một chút, có đôi lúc các con vẫn bị hăm do ăn thức ăn lạ, khi đó, acid trong phân làm da con bị bỏng rát. Mình không đùa đâu ạ 🙁
Một nguyên nhân khác khiến bé bị hăm tã chính là ốm. Khi bị ốm, cơ thể bé có nhiều thay đổi. Đường ruột trở nên yếu hơn vì cơ thể phải dùng phần lớn năng lượng vào việc chống lại cơn ốm. Hệ quả là việc tiêu hóa kém hơn, còn nhiều chất độc lẫn trong nước tiểu và phân. Những chất độc này nếu tiếp xúc với da, làn da nhạy cảm của con cũng sẽ bị mẩn đỏ.
Cọ xát với tã cũng là một nguyên nhân gây hăm. Các mẹ có thể nhận thấy điều này khi cho con dùng các loại tã với kích cỡ khác nhau. Nếu cho con mặc tã dùng một lần, các mẹ sẽ không thấy những dấu hiệu này nhiều bởi kích cỡ tã dùng một lần thường khá giống nhau. Nhưng nếu dùng tã vải, lần mặc tã sau các mẹ nới lỏng tã ra một chút sẽ thấy việc mặc tã chật – gây cọ xát – cũng có thể khiến con bị hăm.
Hầu hết, hăm tã do cọ xát thường dễ nhận thấy nhất ở phần mông hoặc chân của bé – phần dễ bị tã cọ xát vào.
Và cuối cùng, dị ứng cũng là một tác nhân khiến các con bị hăm tã. À không, mình không nói đến dị ứng thời tiết đâu nhé. Mình đang nói về việc dị ứng với các thành phần hóa học. Những chất hóa học này có thể có trong tã giấy dùng một lần, chất liệu vải may tã, bột giặt các mẹ dùng để giặt tã vải hoặc quần áo cho con. Nếu bé con của các mẹ nhạy cảm với hóa chất hoặc loại vải nào đó, da của con sẽ phản ứng ngay khi tiếp xúc với những tác nhân này.
Vậy làm thế nào để phân biệt con bị do tã hay hăm do nấm?
Các mẹ đã từng nghe rất nhiều lần rằng hăm tã thông thường là vùng da bị hăm chỉ hơi mẩn lên một chút, cảm giác hơi mấp mô, xuất hiện ở vùng đóng tã; trong khi đó hăm do nấm khiến vùng da bị hăm có màu đỏ chót, xung quanh có gờ nổi và có những nốt đỏ mọc xung quanh khu vực bị hăm (còn gọi là những thương tổn“vệ tinh”)
Nếu vẫn chưa hình dung ra được, các mẹ có thể nhờ đến anh bạn Google. Tuy nhiên, các mẹ có thể sẽ phải nhìn thấy một số hình ảnh đáng sợ đấy. Và có lẽ có mẹ sẽ tự hỏi mình rằng tại sao lại có thứ bệnh đáng sợ đến thế? Và tại sao không có ai làm gì đó để chấm dứt điều kinh khủng này sớm hơn? Một vài bức ảnh thực sự rất đau lòng. Các mẹ nên cân nhắc nhé.
Với mình thì việc xem nhưng bức hình này có khi bị ảnh hưởng, có khi không. Nhưng phần lớn không hề hấn gì ☺
Vậy làm sao để biết con đang bị hăm tã thông thường hay do nhiễm nấm? Hum, thực sự mình không chắc lắm đâu. Khi con bị hăm tã, trước tiên mình sẽ điều trị cho con giống như điều trị hăm tã thông thường. Nếu sau vài ngày, vết hăm không biến mất hoặc có dấu hiệu lan rộng, mình sẽ điều trị cho con theo phương pháp điều trị hăm tã do nấm. Cách này thực sự có hiệu quả với con mình. Mình chưa từng phải đưa con đến bác sĩ khi con bị hăm.
[adinserter block=”12″]
Phòng hăm tã cho con
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, luôn luôn là vậy.
Nếu các mẹ làm tốt khâu phòng hăm tã cho con, các mẹ sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về việc chữa trị, phải không nào? Vấn đề là ở chỗ, nói bao giờ cũng dễ hơn làm, nhưng chúng ta luôn cố hết sức, phải không các mẹ?
Điều đầu tiên là…thay ngay khi tã bị bẩn!
Nếu con ị, hãy thay tã ngay trong vòng…10 phút. Không nên để con ngồi lúc đó, đặc biệt là nếu da con nhạy cảm, dễ bị hăm. Tương tự vậy khi con đi tè, ngoại trừ việc các mẹ không cần thay tã “quá nhanh chóng” như khi con ị. Xem nào, nếu con chỉ tè thôi, mình thường sẽ thay tã sau mỗi hai tiếng… mình không nhớ rõ, nhưng mình nghĩ là tầm thời gian đó. Làn da có thể chịu đựng được tã ướt lâu hơn tã bị bẩn do bé ị. Nhưng nếu mẹ cứ để bé mặc tã ướt cả ngày, chờ đến lúc tã đầy, không thể chứa thêm được nữa mới thay, con sẽ dễ dàng bị hăm tấn công (và nhất là loại hăm do nấm gây ra đấy)
Nóng ẩm là môi trường lí tưởng để vi khuẩn và nấm phát triển. Vì vậy mục tiêu của các mẹ nên là giữ cho làn da bé luôn thật sạch sẽ và khô ráo.
Để ngăn ngừa hăm tã do thức ăn, điều mẹ cần làm là đừng vội vàng tập cho con ăn dặm. Các con thích sữa mẹ, và sự thật là sữa mẹ cũng rất tốt cho sự phát triển của con. Con không nhất thiết phải tập ăn thức ăn thô ngay khi vừa tròn 4 tháng tuổi. Hãy cho con chút thời gian nhé! Khi bắt đầu cho con ăn thức ăn thô, các mẹ có thể thử áp dụng mô hình của bác sĩ Weston A.Price và quan sát xem liệu rằng mô hình này có hiệu quả với bé của các mẹ không. Mình khá thích phương pháp này bởi cảm thấy nó tốt cho sự phát triển, đồng thời có thể cung cấp cho con dinh dưỡng tối ưu từ sữa mẹ hoặc những công thức lành mạnh làm từ sữa được thực hiện ngay tại nhà.
Có một vài điều các mẹ cần lưu ý để ngăn ngừa chứng hăm cho con khi con bị ốm. Trước hết, việc phòng bệnh luôn phải là việc làm ưu tiên số một. Mẹ nên cho con ăn những loại thức ăn và chất béo lành mạnh giúp hệ thống miễn dịch của con hoạt động tốt, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu con bị ốm, các mẹ có thể dùng các loại thảo dược để tăng cường hệ thống miễn dịch cho con, đồng thời vệ sinh thật sạch sẽ khi con ị để tránh những độc tố trong phân làm con bị hăm.
Còn hăm tã do cọ xát? Các mẹ chỉ cần nới lỏng tã ra cho con là vấn đề được giải quyết rồi!
Tương tự với hăm tã do dị ứng. Khi con bị hăm tã do dị ứng, đôi khi phải cần thời gian quan sát, các mẹ mới phát hiện được nguyên nhân chính xác của nó. Có thể do loại tã giấy một lần mà các mẹ đang dùng, do chất liệu may tã, bột giặt. Để giúp con không bị hăm do dị ứng, các mẹ nên chọn những sản phẩm tự nhiên, không phẩm nhuộm, không mùi hương, không có các chất hóa học. Hăm tã thường ít xảy ra hơn nếu trẻ mặc tã vải. Bên cạnh đó, sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên cũng là một cách tốt để bảo vệ làn da nhạy cảm của con.
Và cuối cùng – điều quan trọng nhất với mình là bảo vệ làn da của con trước! Mỗi lần thay tã, mình đều không quên thoa một ít kem chống hăm và phấn bột (với các thành phần từ thiên nhiên) lên phần da mông của con. Điều này không chỉ tạo ra một lớp rào chắn bảo vệ làn da trước những tác nhân, nó còn giúp nuôi dưỡng làn da của con nữa. Qua những đợt hăm tã khiến con khó chịu, làm mẹ lo lắng, mình đã ngẫm ra rằng tốt hơn hết không nên bỏ qua bước này trong quy trình phòng chống hăm cho con.
Chữa hăm tã thông thường và hăm tã do nấm
Và nếu các mẹ đã làm mọi thứ để bảo vệ con yêu nhưng kết quả bé vẫn bị hăm thì sẽ có một vài cách giúp tình trạng trở nên khá hơn bằng những phương pháp…hoàn toàn tự nhiên (ồ tất nhiên rồi!)
1. Để làn da con được khô thoáng
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà các mẹ có thể làm là để mông trần cho con, không cho con mặc tã giấy hay tã vải, để vùng da bị hăm của con được sạch sẽ, khô thoáng. Hãy để các con “tạm biệt” với tã một lúc. Đồng thời, mẹ cũng nên sử dụng các loại ga trải giường bằng chất liệu có thể giặt sạch. Ngoài ra, hãy để con được chơi thoải mái với mông trần trong khoảng 30 phút và nhớ dọn sạch những thứ có thể nguy hiểm đến con nhé. Nếu thời tiết ấm áp, mẹ nên đưa con ra ngoài và cho con phơi nắng! Vitamin D là một liều thuốc tự nhiên rất công hiệu đấy!
2. Làm dịu da bị hăm
Khi con bị bất cứ loại hăm tã nào, phần da bị hăm của con sẽ rất đau. Mẹ có thể giúp làm dịu vùng da này bằng cách làm giảm sự cọ xát giữa da và tã (ví dụ sử dụng phấn bột thảo dược cho trẻ em để xức cho con chẳng hạn). Điều này cũng sẽ giúp làn da của con được “hô hấp” và dần lành lại.
Tuy nhiên, các mẹ cũng chỉ nên sử dụng các sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên để không gây hại thêm hay làm rát da con. Có rất nhiều sản phẩm chứa các loại thảo dược và dầu như kẽm oxit có thể bảo vệ và làm lành da hiệu quả. Những sản phẩm này có thể giúp con cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
3. Chuyển hướng điều trị
Nếu những vết hăm đỏ không biến mất khi mẹ đã sử dụng tất cả các cách trên, các mẹ có thể nghĩ đến trường hợp con bị hăm do nhiễm nấm. Cách điều trị thông thường sẽ không có tác dụng với trường hợp này. Điều các mẹ cần là chuyển sang điều trị nấm.
Có rất nhiều loại thuốc không cần kê đơn có hiệu quả trong việc chống nấm cho con, nhưng mình không khuyến nghị dùng phương pháp này. Những loại nấm có thể kháng thuốc và con dễ bị tái hăm dữ dội hơn nếu sử dụng thuốc quá nhiều. Thêm vào đó, các loại thuốc chống nấm thông thường – cả thuốc thoa tại chỗ cũng vậy – thường được chuyển hóa qua gan, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến gan của con, dẫn đến những vấn đề khác về sức khỏe. Tốt nhất các mẹ nên sử dụng những phương pháp tự nhiên để chữa nấm cho con.
Dầu dừa, banking soda và giấm táo pha loãng đều có thuộc tính chống nấm. Những loại thảo dược có thuộc tính chống nấm được sử dụng trong các loại kem và thuốc mỡ chống hăm cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại hăm tã do nấm gây ra.
Cuối cùng nếu không tự tin thì cách tốt nhất là mẹ hãy mang bé đến khám bác sĩ nhé.
Các mẹ có mẹo hay lời khuyên nào để phân biệt các loại hăm tã thông thường và hăm tã do nấm men, cùng cách điều trị chúng không? Hãy chia sẻ cùng mình trong mục bình luận dưới đây nhé! Rất vui được lắng nghe câu chuyện của các mẹ!
(Nguồn Growingupherbal – Dương Thị Giang dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
cac me hay bim day bang bim vai di, bim vai co hai cai loi, mot la tiet kiem dc rat rat nhieu tien cho cac me day, hai la se kg bao gio phai no ve van de con bi ham mong, man do gi ca, mot tram phan tram an toan luon, con trai minh dung 4 thang roi ma kg bao gio bi ham mong ca, mình thay tot nen gioi thieu toi moi nguoi
con minh bi noi mun do dau trang o vung dong bim lam the nao de chua khoi duoc
Coe dk hon 4thag zui.e mac ta quan cho be nhug be bj ham zat do va noi nút mong va o 2ben kẽ k pit e dag dug dau dưa boi cho be k pit co khoi k ạ
Em có thể dùng dầu dừa bôi cho bé nhưng em thử trên vùng da nhỏ trước xem da bé có ưa dầu dừa không nhé.
Con mình bị hăm đỏ ở vùng đóng bỉm và có nổi hạt nên cháu rất khó chịu. Có thể dùng thuốc gì để bôi hoặc tắm được khỏi đây ah
Chào bạn, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất.
Con chao bac sư chuyên gia con tôi đươc 10 ngày tuổi bi hâm o hai bên mong xin bác si tu van cho tôi biết cách điêu tri . Xin chân thanh cam on.
con e dk gan 1 thang cung bj ham do chot 2 ben mong y.e dung bjm dan trai ra ta rui quan cho be,moi khj thay bjm e lai boi cho be it phan rom hoac kem ham.hnay la ngay thu 3be nha e da gan nhu k nhjn thay do mong nua rui.(moi ngay e rua mong cho be bang nuoc che 1 lan).
Chào bạn, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất
Chào bạn, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất
Con mình có lẽ hăm do nấm. Mình đang bôi bepabthen k biết đc k. Bị mảng đỏ chót kèm hột nổi nữa. Thương quá mà k biết lm j hơn
Con bạn xuri đỡ chưa?
Chào bạn, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất
Con mjh cug bj vay do.may mak nho chj gai gjoi thjeu cho mua thuoc nay nen lanh hr roj.chi can rua nc che xanh roj lau kho va boi thuoc do vao la 2ngay la lanh luon.be mjh bj vay mjhkug nog ruot lm.thg con mak chag bt lm j.neu ban mua thi ljen lac vr mjh nha
Bạn ơi. Con mình cũng dag bị hăm. Con bị ở cả vùng kín à vùng hậu môn. Tấy dỏ và nổi mụn li ti. Bạn sd thuốc nào cho con vậy. Cho mình tên thuốc dk ko??cảm ơn bạn nhé