Giấc ngủ của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

rượu gừng nghệ hạ thổ của Út Em Shop

Út Em chào các mẹ. Ở 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ vào ban đêm với các giấc ngủ ngắn ban ngày.

Cơ hội rèn luyện giấc ngủ cho bé

Thông thường, ở 4 tháng tuổi hoặc hơn, em bé đã bắt đầu phát triển nhiều hơn về thói quen đi ngủ và tỉnh giấc hàng ngày cũng như giảm đáng kể việc bú mẹ vào ban đêm.

Điều này không có nghĩa là bạn nên áp đặt ngay một chương trình cứng nhắc về giấc ngủ cho các bé từ 4-5 tháng tuổi. Trên thực tế, em bé có thể tự phát triển mô hình giấc ngủ phù hợp với cuộc sống gia đình bạn. Nhưng nếu bạn muốn giúp bé có được giấc ngủ dài hơn và duy trì thời gian thường xuyên hơn, thì bây giờ có lẽ là thời điểm tốt để thử rèn luyện giấc ngủ cho bé.

giấc ngủ của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

Hãy nhớ rằng, mỗi em bé lại có một lịch trình phát triển riêng cho mình. Hãy quan sát cách con bạn phản ứng lại với việc rèn luyện giấc ngủ, và nếu em bé có vẻ chưa sẵn sàng, thì hãy từ từ và thử lại trong vài tuần sau đó.

Ngủ suốt đêm

Tại một thời điểm trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể ngủ suốt đêm. “Suốt đêm” ở độ tuổi này thường có nghĩa là kéo dài từ 8-12 giờ. Đây là một dấu mốc quan trọng đối với bạn cũng như em bé, nó giúp bạn có được chu kỳ giấc ngủ ổn định và cảm thấy thoải mái hơn nhiều vào buổi sáng.

Nếu con bạn vẫn chưa ngủ được 8 tiếng liên tục, thì bạn cũng không nên buồn phiền. Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng, nhiều bé vẫn thức dậy vài lần vào ban đêm để bú sữa mẹ. Nhưng sau 6 tháng tuổi, em bé sẽ bắt đầu cai sữa buổi đêm, nếu đó là những gì bạn lựa chọn.

Tỉnh giấc lần nữa

Nếu con bạn đã quen ngủ suốt đêm thì hãy thỏa mãn với điều đó. Tuy nhiên, em bé có thói quen ngủ suốt đêm trong vòng nhiều tuần hoặc nhiều tháng lại có thể bắt đầu thức dậy vào ban đêm – vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bạn đột nhiên tỉnh giấc cứ sau khoảng 2 tiếng một lần vào buổi đêm.

Bạn sẽ cảm thấy bực bội và khó hiểu về thói quen này của bé, nhưng em bé cũng có lý do của mình đấy. Bé có thể ngày càng nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quanh mình và thức dậy để khóc đòi bố mẹ. Hoặc em bé có thể rất chăm chỉ rèn luyện để nắm bắt các kỹ năng mới, như lẫy hay ngồi dậy, bé thậm chí còn tập luyện ngay cả trong giấc ngủ nên đã tự đánh thức mình dậy.

Vậy làm thế nào để bạn có thể thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho bé. Dưới đây sẽ là một số mẹo hỗ trợ cho giấc ngủ của con bạn ở độ tuổi này.

Thiết lập giờ đi ngủ vào buổi tối và ban ngày – và tập luyện cho bé

Khi bé mới chào đời, bạn chỉ biết bé cần đi ngủ khi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu buồn ngủ (dụi mắt, kéo tai,…). Nhưng bây giờ khi bé đã lớn hơn một chút, bạn nên thiết lập giờ ngủ thường xuyên cho bé, cũng như thời gian ngủ vào ban ngày phù hợp, để điều chỉnh mô hình giấc ngủ của bé.

Một số trẻ có thể tự ngủ 6 tiếng mỗi đêm. Trong khi những đứa trẻ khác lại không được như vậy. Và tất nhiên thói quen sinh hoạt của gia đình bạn cũng ảnh hưởng đến lịch trình giấc ngủ của em bé.

Hãy chọn giờ giấc đi ngủ hợp lý để phù hợp với lịch trình của gia đình bạn và hãy áp dụng chúng thường xuyên. Nếu em bé không chịu đi ngủ vào buổi tối, hãy thử xem xét điều này: Việc tỉnh giấc lúc muộn vào ban đêm có thể là một dấu hiệu cho thấy con bạn đang mệt mỏi.

Bạn cũng có thể bắt đầu lên kế hoạch cụ thể cho những giấc ngủ vào ban ngày, chẳng hạn như lúc 9 giờ sáng, buổi trưa và lúc 3 giờ chiều. Hoặc bạn cũng có thể cho bé ngủ sau khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bé tỉnh dậy. Áp dụng một trong hai cách trên đều được miễn là đảm bảo cho em bé ngủ đủ giấc.

Nếu em bé khó ngủ hoặc khó kéo dài giấc ngủ, cho dù ban ngày hay ban đêm, thì hãy thử cho bé ngủ sớm hơn. Việc quá mệt mỏi cũng làm cho bé khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Bắt đầu phát triển thói quen đi ngủ.

Nếu bạn chưa từng làm như vậy, thì bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu hình một thói quen đi ngủ cho bé. Bạn có thể thực hiện một vài hoặc tất cả những cách sau đây: tắm cho bé, thay đổi giường ngủ, đọc một vài câu chuyện cho bé trước khi đi ngủ, hát ru, và tặng bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

Bất kể lịch trình sinh hoạt của gia đình bạn như thế nào, thì bạn cũng nên thực hiện thói quen đi ngủ cho bé thường xuyên và quy củ. Đứa trẻ sẽ phát triển nhờ tính nhất quán đó.

(PS) - Có thể mẹ quan tâm:
ruou-gung-nghe

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:


xem fanpage:

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online

Đánh thức trẻ vào buổi sáng để thiết lập đồng hồ sinh học hàng ngày

Đánh thức bé dậy vào buổi sáng nếu bé ngủ quá thời gian tỉnh giấc mỗi ngày là điều tốt, để giúp thiết lập đồng hồ sinh học hàng ngày cho bé. Con bạn cần phải tuân theo một mô hình ngủ / thức thường xuyên và có đủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Thức bé dậy vào giờ cố định mỗi buổi sáng sẽ giúp bé duy trì một lịch trình giấc ngủ đã định trước.

Khuyến khích con bạn tự đi ngủ

Tất cả chúng ta, cả trẻ sơ sinh cũng như người lớn, đều thức dậy một vài lần mỗi đêm trong thời gian rất ngắn (từ vài giây đến vài phút). Đối với người lớn, chúng ta có thể tiếp tục ngủ sau mỗi lần tỉnh giấc – và thậm chí không còn nhớ điều đó.

Khả năng trở lại giấc là chiếc chìa khóa quan trọng khi bị tỉnh giấc vào ban đêm. Một số trẻ có thể tự làm điều này một cách tự nhiên. Nhưng nếu con bạn không làm được điều đó, thì bạn cần phải giúp bé rèn luyện. Một cách bạn có thể áp dụng đó là đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức.

Nếu em bé cần sự giúp đỡ nhiều hơn và bạn nghĩ rằng bé đã sẵn sàng, thì có thể thử một số phương pháp rèn luyện giấc ngủ khác. Lựa chọn của bạn có thể bao gồm phương pháp “không tiếng khóc”(no-cry) và phương pháp “để bé khóc”(cry-it-out). Lựa chọn tốt nhất được đưa ra sẽ phụ thuộc vào phong cách làm cha mẹ của bạn, niềm tin vào bản thân, cũng như những nhu cầu cụ thể của con bạn.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ Babycenter)

Túi muối thảo dược chăm sóc mẹ sau sinh

Leave a Comment