Giấc ngủ của bé từ 1 tới 3 tháng tuổi

Út Em chào các mẹ.

Khi nói đến giấc ngủ của trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi, mẹ nên nhớ rằng:

Chỉ đến khi nào mẹ nghĩ việc có thể đặt lưng xuống ngủ một cách thoải mái là một giấc mơ ngoài tầm với thì đó cũng là lúc bé nhà mẹ bắt đầu ngủ một mạch suốt đêm tới sáng.

Điều này có nghĩa là chu trình ngủ của bé sẽ dần trở nên gần hơn với giấc ngủ của mẹ và mẹ không nhất thiết phải cho em ăn nhiều vào mỗi tối.

Nhưng mẹ cũng đừng mong rằng mẹ sẽ được thư thái chợp mắt trong ngày. Ở thời điểm này, “ngủ một mạch suốt cả đêm” chỉ được tính là từ 5 tới 6 tiếng thôi.

trẻ sơ sinh ngủ

Giấc ngủ của trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi kéo dài trong bao lâu?

Bởi vì các bé ở độ tuổi này rất tỉnh và có khả năng nhận thức được mọi thứ xung quanh suốt cả ngày, nên các bé thường mệt về đêm và dễ buồn ngủ hơn, nhưng phạm vi bình thường về giấc ngủ của trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì còn rộng lắm.

Tổ chức giấc ngủ Quốc gia cho biết giấc ngủ của trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi nên đạt từ 14 -17 tiếng tiếng trong vòng 24 giờ.

Nhiều bé hình thành thói quen ngủ với 2 – 3 lần chợp mắt sau khi bé đã ngủ thông cả đêm hôm trước và trước khi ngủ đã được mẹ cho ăn.

Trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi nên ngủ như thế nào?

Học viện Nhi của Mỹ (AAP) khuyến nghị việc để bé ngủ chung phòng với mẹ, chứ không phải ngủ chung giường trong vòng ít nhất 6 tháng hoặc lý tưởng nhất là khi bé được 1 tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn mà hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là cao nhất.

Việc ngủ chung phòng có nghĩa là mẹ đặt một cái cũi hoặc nôi trong phòng ngủ của mẹ thay vì ở một phòng riêng khác. Điều này giúp con được gần gũi với mẹ và việc cho ăn, vỗ về và kiểm soát tình hình của con về đêm được thuận lợi hơn.

Trong khi việc để bé ở chung phòng với mẹ là an toàn thì ngược lại, việc đặt bé ngủ cùng giường với mẹ thì không.

Ngủ chung giường làm gia tăng khả năng đột tử ở trẻ và những trường hợp tử vong khác liên quan đến giấc ngủ.

Hãy xem xét những khuyến cáo dưới đây vì một môi trường giấc ngủ của trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi được an toàn:

  • Luôn luôn đặt bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, lưng ở dưới, không nằm úp hoặc nằm nghiêng sang một bên. Tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống đáng kể từ khi  AAP khuyến cáo điều này vào năm 1992.
  • Để con nằm trên một mặt phẳng có bề mặt cứng với một tấm chăn trải giường phủ lên chiếu một cách vừa vặn và ấm cúng. Mẹ nhớ lưu ý các thông số an toàn, các tiêu chuẩn đảm bảo khi mua cũi và nôi cho con.
  • Không được để bất cứ thứ gì khác vào trong cũi hoặc nôi của bé. Hãy bỏ các đồ chơi nhồi bông, gối, chăn nhung, tấm chải không thích hợp, chăn bông, vú giả, chăn da cừu và các tấm chặn bằng bông ra khỏi khu vực ngủ của em bé.
  • Tránh để bé bị nóng quá: Đồ bé mặc nên hợp lý, phù hợp với nhiệt độ phòng. Mẹ cũng đừng cuốn bé quá chặt. Hãy để ý các dấu hiệu cho thấy bé đang bị nóng quá như chảy mồ hôi hoặc chạm vào người thấy nóng.
  • Tránh xa những người hút thuốc. Hút thuốc thụ động cũng gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.
  • Cho bé ngậm ti giả khi ngủ nhưng nếu bé không thích thì mẹ cũng đừng ép. Khi bé ngủ, mẹ thấy núm vú giả rơi ra thì cũng không cần đặt lại vào miệng bé. Nếu bé đang bú sữa mẹ, mẹ hãy chờ cho tới khi bé đã hình thành kiểu mẫu bú mẹ quen rồi, sau đó mới cho bé dùng núm vú giả.
  • Hãy coi chừng những rủi ro khác: Hãy tránh các vật dụng có mấu, nút thắt hoặc ruy băng có thể quấn vào cổ bé, cũng như các đồ vật có gờ và góc sắc nhọn. Hãy xem xung quanh những thứ bé có thể động vào, từ vị trí ngồi và đứng ở trong cũi. Những đồ treo điện thoại, đồ treo tường, tranh ảnh, mành và rèm cửa sổ dây có thể gây hại nếu chúng ở trong tầm tay của trẻ.

Làm thế nào để giấc ngủ của trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi được ngon?

Mẹ hãy bắt đầu hình thành thói quen ngủ thật thân thuộc và thư thái cho bé. Tắm, đọc sách và hát ru vừa có thể vỗ về bé, vừa như một lời nhắc nhở tinh tế cho bé biết một ngày đã kết thúc.

Mẹ phải thật nhất quán và bé sẽ nhanh chóng quen với với những bước này để đi vào giấc ngủ.

Nếu mẹ đung đưa để bé dễ ngủ hơn thì bé con cũng có thể mong đợi được mẹ đung đưa khi bé nhận thức được thời gian về đêm.

Tuy nhiên, thay vì hình thành thói quen trên, mẹ hãy gắng đưa bé vào trong cũi hoặc nôi trong khi bé đang lơ mơ và vẫn chưa thật ngủ. Cách này sẽ giúp bé học được cách tự đi vào giấc ngủ

Một số bé có thể vặn mình, gắt ngủ, thậm chí khóc trước khi đi ngủ. Nếu như mẹ không cho rằng bé đang đói hoặc bị ốm thì hãy chú ý quan sát điều gì xảy ra nếu mẹ để bé một mình trong vài phút – bé sẽ trở nên bình tĩnh và tự chìm vào giấc ngủ.

Nếu bé dậy trong khoảng thời gian mẹ muốn bé ngủ thì mẹ lưu ý tránh các hoạt động tới mức tối thiểu. Mẹ nên giảm cường độ ánh sáng, hạn chế việc chơi hoặc nói chuyện với bé. Hãy thay đổi hoặc cho bé ăn, rồi đưa bé trở lại cũi hoặc nôi.

Nếu bé dậy sớm và đòi ăn vào buổi sáng, một số sự thay đổi nho nhỏ có thể cho phép một sự dịch chuyển nhẹ nhàng trong lịch trình của bé.

Mẹ nên cho bé ăn đêm muộn sao cho phù hợp với thời gian ngủ của bé. Giả sử nếu bé ngủ sau 7h tối, dậy ăn vào 2h sáng thì mẹ có thể thử đánh thức bé dậy vào lúc 11h tối để cho ăn, rồi cho bé ngủ tới sáng hôm sau và tiếp tục cho ăn vào lúc 5h hoặc 6h sáng.

Có thể phải mất vài đêm để hình thành thói quen này ở bé nhưng sự nhất quán của mẹ sẽ đem lại khả năng thành công cao.

[adinserter block=”12″]

Khi nào mẹ cần gọi bác sỹ

Một số trẻ sơ sinh ở tuổi này sẽ bắt đầu ngủ thông đêm nhưng vẫn có một phạm vi rộng lớn về mức độ bình thường ở các bé. Vậy nên, nếu mẹ có bất cứ câu hỏi gì về giấc ngủ của bé, hãy nói chuyện với bác sỹ mẹ nhé!

(Dịch từ bài viết Sleep and your 1-to 3-month-old, website Kidshealth, Nguyễn Thị Thu Hằng dịch, Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt)

Leave a Comment