Cùng bé vượt qua wonder week (tuần khủng hoảng)

Út Em chào các mẹ.

Khoảng cuối tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 5, các mẹ sẽ được nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của trẻ sơ sinh.

Các mẹ cũng dần dần trở nên quen thuộc với bé và học được tất cả những biểu hiện nhỏ của trẻ.

Bước nhảy vọt về tâm lý đầu tiên – Wonder Week 5: Thế giới của sự thay đổi cảm giác

wonder weeks tuần thứ 5

Vào thời điểm này, thế giới của trẻ rất khó để người lớn chúng ta tưởng tượng được. Não trẻ bắt đầu có sự tập trung nhẹ nhàng nhưng chất lượng hình ảnh vẫn chưa xác định được – nói theo một cách nào đó thì đây không khác cuộc sống trong tử cung của mẹ là mấy.

Hiện tại, trước màn sương bao phủ một phần thế giới của trẻ và dần cho trẻ có cảm giác về tất cả những gì gây ấn tượng xung quanh, trẻ đã nhanh chóng bị thu hút trong một vài tuần trước đó, trẻ sẽ cần trải qua bước nhảy vọt về sự phát triển cơ bản đầu tiên.

Ở khoảng tuần thứ 5 hoặc với một số bé phát triển sớm hơn ở tuần thứ 4, trẻ sẽ bắt đầu đẩy mạnh giai đoạn phát triển vượt bậc đầu tiên.

Những cảm giác mới dồn dập đến với trẻ từ cả bên trong và bên ngoài nên trẻ thường bị bối rối ở giai đoạn này.

Một số (trong các) cảm xúc mới này sẽ phải kết hợp với sự trao đổi chất và những cơ quan bên trong cơ thể trẻ.

Còn những cảm xúc khác là kết quả của việc nhận thức của trẻ đã tăng lên – những cảm xúc của trẻ thường nhạy cảm hơn so với lúc vừa mới sinh.

Vì vậy, không phải có quá nhiều cảm giác bị thay đổi mà là do nhận thức của trẻ về chúng thay đổi theo thời gian mà thôi.

Bước nhảy vọt về tâm lý thứ 2 – Wonder Week 8: Thế giới của những mô hình

Đôi lúc ở khoảng tuần thứ 8, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu trải nghiệm thế giới theo một cách mới.

Trẻ sẽ sẵn sàng nhận biết những mô hình đơn giản trong không gian xung quanh và ngay trên cơ thể trẻ. Mặc dù mọi thứ có vẻ khó cho chúng ta tưởng tượng lần đầu vì những gì xảy ra chỉ ở trong nhận thức, không thể nhìn được bằng mắt thường.

Ví dụ, trẻ có thể khám phá bàn tay bàn chân mình và dành ra nhiều giờ cho việc thực hành kĩ năng trong việc kiểm soát tư thế nhất định của chân hoặc cánh tay mình. Trẻ sẽ tỏ ra thích thú không ngừng với cách ánh sáng hiện bóng lên tường trong phòng ngủ.

Các mẹ có thể thấy trẻ thích nghiên cứu những chi tiết của hộp trên các kệ hàng tạp hóa hoặc lắng nghe những âm thanh ngắn tự mình phát ra như ah, uh, ehh…

Bất kể những điều kể trên hoặc có nhiều hơn nữa thì đều báo hiệu một thay đổi lớn trong sự phát triển tâm lý của trẻ.

Sự thay đổi này sẽ cho phép trẻ học cách thiết lập những kỹ năng mới mà trẻ chưa thể học được từ trước đó, không quan trọng việc các mẹ giúp đỡ và động viên trẻ bao nhiêu.

Nhưng cũng giống như bước phát triển vượt bậc trước đó, việc điều chỉnh theo thế giới mới sẽ không hề dễ dàng trong thời gian đầu.

[adinserter block=”12″]

Bước nhảy vọt về tâm lý thứ 3 – Wonder week 12: Thế giới của những sự chuyển đổi nhẹ nhàng

Với sự nhảy vọt về tâm lý giai đoạn quanh tuần 11 hoặc 12, trẻ sẽ bắt đầu gia nhập vào một thế giới mới khác vì lúc này trẻ sắp trải qua sự phát triển cơ bản thứ ba từ khi sinh ra.

Các mẹ hãy nhớ lại một trong những phát triển thể chất tiêu biểu xảy ra ở tuần thứ 8 là khả năng trẻ có thể giành đồ và phản ứng lại với những đồ vật xung quanh bằng cánh tay hoặc chân. Những hành động khua chân tay đầu đời này nhìn có vẻ buồn cười như là con rối vậy.

Ở tuần 12, những cử chỉ ngô nghê của trẻ sẽ thay đổi, giống như chú rối Pinocchico, các bé đã sẵn sàng thay đổi từ một “chú rối” thành một cậu bé thực thụ.

Dĩ nhiên, sự chuyển đổi này sẽ không xảy ra vào ban đêm và khi đó, nó đòi hỏi nhiều điều hơn là hành động vật lý đơn thuần – điều mà phần lớn các bậc phụ huynh nhìn thấy được.

Sự chuyển đổi cũng ảnh hưởng tới khả năng nhận thức bằng các giác quan về những thay đổi xung quanh trẻ, ví dụ như âm thanh di chuyển từ khoảng âm này đến khoảng âm khác, mèo đi trên sàn, ánh sáng trong phòng tự nhiên mờ đi như kiểu ánh mặt trời bị lấp sau những đám mây…

Thế giới của trẻ trở thành một nơi có tổ chức hơn vì trẻ liên tục phát hiện ra những thứ mới và thay đổi dòng chảy sự vật xung quanh mình.

Bước nhảy vọt về tâm lý thứ 4 – Wonder Week 19: Thế giới của những sự kiện

Một điều thấy rõ rằng sự trải nghiệm của chúng ta đều được chia nhỏ thành những sự việc quen thuộc – sự kiện mà người lớn như chúng ta cho là đúng.

Ví dụ, nếu chúng ta nhìn thấy ai thả một quả bóng cao su, chúng ta biết rằng quả bóng đó sẽ bật trở lại và có thể tiếp tục bật lên xuống thêm vài lần.

Nếu ai đó nhảy lên không trung, chắc chắn người đó sẽ rơi xuống. Chúng ta nhận thấy những cử chỉ ban đầu khi người khác đánh golf và tennis thì chúng ta sẽ biết được điều gì xảy ra tiếp theo nhưng với trẻ, mọi thứ còn rất mới mẻ và không gì có thể dự đoán được.

Sau khi đẩy mạnh các bước phát triển nhảy vọt trước đó, trẻ đã sẵn sàng đón nhận những chuyển đổi nhẹ nhàng về âm thanh, vận động, ánh sáng, mùi vị và kết cấu. Nhưng tất cả thay đổi này phải thật đơn giản vì nếu như ngay lập tức bị phức tạp thì trẻ sẽ không thể theo kịp được nữa.

Với bước nhảy vọt thứ 4, quanh tuần 19 (hoặc tuần 18 hay tuần 20), khả năng hiểu được thế giới xung quanh trở nên phát triển mạnh hơn và có chút giống với người lớn chúng ta rồi. Trẻ sẽ bắt đầu trải nghiệm với các sự việc quanh mình.

Trẻ thực sự cần sự hướng dẫn của mẹ trong suốt những thời gian này nên các mẹ lưu ý:

  • Hãy nhìn thế giới theo góc nhìn của trẻ
  • Học cách làm thế nào để khuyến khích trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển vượt bậc
  • Giúp đỡ trẻ khi trẻ có những hành vi: cáu kỉnh, cần người ở bên và khóc
  • Biết những trò chơi và đồ chơi tốt nhất cho mỗi tuần quan trọng này
  • Sử dụng lịch, bảng biểu và danh sách kiểm tra để ghi chú những hành vi của trẻ
  • Cách hướng dẫn hành vi cho trẻ qua từng tuần

(Theo Wonderweeks – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment