Công dụng của sữa non – món quà tuyệt vời mẹ dành cho bé

Út Em chào các mẹ. Sữa non là lượng sữa đầu tiên mà ngực mẹ bầu sản sinh được trong suốt quá trình mang thai. Phần lớn các mẹ không biết loại sữa này tồn tại trừ khi chúng nhỏ giọt một chút trong thời gian thai kỳ. Cơ thể người mẹ bắt đầu tạo sữa từ khoảng tháng thứ 3 đến tháng 4 của thai kỳ. Sữa non được phân loại từ dạng chất lỏng trong trẻo xuất hiện ở một số phụ nữ mang bầu tới dạng dịch màu vàng, đặc sền sệt gần giống kem ở nhiều người khác.

Chỉ một lượng nhỏ sữa non cũng tạo nên được nhiều năng lượng cho trẻ. Vì thế một số người coi sữa non là “dung dịch vàng”. Sữa non có đầy đủ dưỡng chất kháng thể và hàm lượng protein cao mà ít carbon hydrat và chất béo. Nó giúp xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và có tác dụng nhuận tràng để bé đi ngoài ra phân su lần đầu tiên dễ dàng hơn.

sua-non

Trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra sữa non để đáp ứng phù hợp nhu cầu của trẻ với những bữa ăn nhỏ. Trung bình, phụ nữ tạo ra 50ml sữa non trong 48 đến 72 giờ đầu sau khi sinh nhưng chất lượng của nó lại vô cùng tuyệt vời với trẻ sơ sinh vì dạ dày trẻ cũng mới chỉ tương đương kích cỡ của viên đá cẩm thạch to.

Khi mức thèm ăn của trẻ tăng lên, sữa non sẽ được thay thế bằng lượng cung sữa phong phú từ sữa mẹ bình thường sau này.

Lượng sữa trẻ sơ sinh cần trong những ngày đầu tiên?

Mỗi trẻ sinh ra đều khác nhau vì vậy lượng sữa chính xác trẻ cần trong những ngày đầu tiên là rất khó để nói. Tuy nhiên, các mẹ sẽ chú ý thấy rằng bé nhà mình chỉ ăn những bữa nhỏ nhưng lượng sữa sẽ tăng dần theo từng ngày trôi qua. Các mẹ có thể tham khảo lượng sữa trẻ có khả năng cần theo bảng sau đây (bảng lấy số liệu trung bình):

Ngày tuổi của trẻ Lượng sữa trung bình mỗi lần ăn
Ngày đầu (0 đến 24h) 7ml (chỉ hơn một muỗng cà phê)
Ngày thứ 2 (24 đến 48h) 14ml (chưa đến 3 thìa cà phê)
Ngày thứ 3 (48 đến 72h) 38ml (1.3fl oz)
Ngày thứ 4 (72 đến 96h) 58ml (2fl oz)
Ngày thứ 7 (144 đến 168) 65ml (2.2fl oz)

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không cần lượng lớn sữa mỗi lần ăn còn trẻ mà bú sữa công thức sẽ cần lượng sữa nhiều hơn. Tuy nhiên trẻ ăn sữa công thức không thể kiểm soát được lượng sữa hấp thụ vào như trẻ bú sữa mẹ. Vì vậy, trẻ có thể nôn ra một chút nếu lượng sữa đã ăn là quá nhiều so với dạ dày bé tí của trẻ.

Nếu để trẻ bú sữa mẹ, điều đó có thể nói lên lượng sữa chính xác trẻ đã ăn vào. Dấu hiệu nhận biết trẻ vẫn đang bú tốt là nếu:

  • Ngực của mẹ mềm dần trong suốt quá trình cho ăn.
  • Mẹ có thể nghe tiếng trẻ nuốt sữa nhẹ nhàng
  • Trẻ tự bỏ ti ra theo cách của mình
  • Thấy trẻ ổn định sau khi ăn
  • Phân su của trẻ đổi màu từ màu đen bầy nhầy sang màu vàng tươi
  • Cứ khoảng vài tiếng trẻ lại tè ướt tã.

Rất là bình thường nếu trẻ sơ sinh bị sụt cân sau khi sinh. Trẻ sẽ bắt đầu tăng cân trở lại trong giai đoạn 5 đến 7 tuần hoặc một số trẻ sẽ lâu hơn một chút. Sau 14 ngày, phần lớn trẻ lấy lại hoặc vượt cân so với lúc sinh..

Theo hướng dẫn, thời gian các mẹ cho bú lần đầu tiên có thể lên đến 40 phút hoặc lâu hơn. Vì sữa non của mẹ về, trẻ thường bú trong khoảng từ 5 phút đến 30 phút mỗi lần bú. Hãy để trẻ bú xong hoàn toàn lần đầu tiên trước khi đề nghị trẻ bú tiếp lần thứ hai.

Cố gắng đừng lo lắng nếu trẻ không dành nhiều thời gian vào việc bú. Một số trẻ có thể nhận lượng sữa mình cần chỉ trong vài phút trong khi những đứa trẻ khác lại lâu hơn nhiều. Mỗi bên ngực của người mẹ cũng sản sinh lượng sữa khác nhau; ví dụ trẻ sơ sinh có thể no nhanh khi bú ngực bên phải hơn là bên trái. Điều này cũng hoàn toàn bình thường. Miễn là trẻ bú đúng cách và cứ cho ăn mặc kệ trẻ muốn bên ti nào, trẻ vẫn sẽ nhận được lượng sữa tinh túy, giàu chất béo đến ngay trong những lần ăn.

[adinserter block=”12″]

Sữa non giúp gì được cho trẻ?

Khi cho trẻ bú sữa non, đó gần giống như chính các mẹ cung cấp vắc-xin chuẩn quốc gia cho trẻ lần đầu tiên vậy bởi vì trong sữa non chứa rất nhiều kháng thể. Sữa non mang đến một loạt các lợi ích cho trẻ:

  • Sữa non là thức ăn tuyệt vời cho những bữa ăn đầu tiên của trẻ vì dạ dày của trẻ dễ dàng tiêu hóa loại sữa này.
  • Sữa non giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chuẩn bị làm quen với sữa thường sẽ được nhận trong một vài ngày sau đó.
  • Sữa non có hàm lượng cao bạch cầu (những tế bào bạch cầu có thêm sự bảo vệ) có thể giúp bảo vệ trẻ chống lại một số vi khuẩn gây hại và nhiễm trùng vi-rút. Những kháng thể có trong sữa non bảo vệ bé tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, cúm, viêm phế quản cũng như các bệnh về dạ dày và nhiễm trùng tai. Dần dần sau đó trẻ mới bắt đầu tự sản sinh kháng thể cho mình được.
  • Sữa non giúp loại bỏ bilirubin từ cơ thể trẻ và giảm khả năng trẻ bị bệnh vàng da.
  • Sữa non rất giàu dưỡng chất như kẽm, canxi và các vitamin A, B6, B12, K. Đây là những loại dưỡng chất cần cho cơ thể bé để tăng trưởng và phát triển toàn diện.
  • Sữa non có hàm lượng cao cholesterol cũng cần thiết cho sự tăng trưởng hệ thần kinh ở giai đoạn này.
  • Đường trong sữa non cung cấp năng lượng cơ thể bé yêu cầu cho sự tăng trưởng.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng protein có trong sữa non tăng sự cảm nhận đầy đủ cho trẻ, cho phép bé ngủ lâu hơn.

Phải làm gì nếu mẹ không thể cho trẻ bú sữa non?

Phần lớn các chị em phụ nữ sau sinh lên kế hoạch cho bú trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, đôi lúc có thể không thể cho trẻ bú ngay được vì một loạt lý do. Một số tình huống do các bác sĩ buộc phải giữ trẻ trong phòng chăm sóc sau ca sinh non hoặc sinh khó.

Bất kể ở trường hợp nào, các mẹ cũng nên khéo léo nói chuyện với bác sĩ và bày tỏ mong muốn cho trẻ bú; đặc biệt là những giờ đầu tiên sau khi sinh.

Có một vài vị trí cho bú mà đảm bảo chúng đều hoạt động tốt. Vì vậy nếu các mẹ phải nằm ở giường nghỉ ngơi hoặc bị đau sau ca sinh mổ, hãy cố tìm vị trí cho bú phù hợp với mình nhé.
Nếu trẻ sơ sinh không thể rời phòng chăm sóc của bệnh viện, bác sĩ có thể gợi ý mẹ cho trẻ bú bằng cách vắt sữa non ra bình ti, cho ăn bằng ống tiêm trước khi các mẹ được toàn thời gian nuôi trẻ.

(Theo Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment