Út Em chào các mẹ. Cho dù mới làm mẹ lần đầu hay đã có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con thì các mẹ vẫn luôn gặp phải những vướng mắc như nhau khi cho con bú.
Dưới đây là một số câu trả lời cho những câu hỏi mà các mẹ dù đã từng hay lần đầu sinh con thường thắc mắc. Thường là vấn đề về cảm giác khi cho con bú, các mẹ hãy cùng Út Em tìm hiểu nhé.
Cảm giác khi cho con bú: Cảm giác co thắt trong và sau khi cho con bú là bình thường phải không?
Đúng rồi. Vài ngày hoặc vài tuần đầu sau sinh, các mẹ có thể sẽ cảm thấy bị co thắt mạnh trong tử cung như khi đến tháng lúc sữa về. Đó là khi tử cung đang dần co nhỏ lại.
Trong khi cho con bú hay sau đó, các mẹ có cảm giác đau có phải bình thường không?
Dù các mẹ cho con bú đúng cách, các mẹ có thể sẽ vẫn bị đau khoảng 30-60 giây (từ núm vú và quầng vú do bị miệng của bé kéo), sau đó cơn đau sẽ dần biến mất. Nhưng nếu như các mẹ vẫn cảm thấy đau, hãy tạm ngừng cho bé bú ngay và đặt bé lên ngực mình. Nếu cơn đau kéo dài thì có thể các mẹ đang gặp phải vấn đề gì đó.
Trường hợp cho bé bú sai cách, bé ngậm đầu ti nhưng không vào hết phần quầng vú thì có thể các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình cho bú. Một số mẹ chia sẻ rằng mình cảm thấy đau hoặc như bị cấu khi các bé bú. Đầu ti của các mẹ có thể bị rạn và đau một chút. Tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn việc cho con bú có thể giúp các mẹ giải quyết tình trạng này.
Còn nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau ngực hay không?
Nếu các mẹ cảm thấy đau ngực và có dấu hiệu giống như cúm, sốt, cảm lạnh, ngực bị đỏ hay căng cứng hoặc xuất hiện những vết đỏ dài trên ngực thì có thể là các mẹ bị nhiễm trùng tia sữa hay còn gọi là viêm vú. Trường hợp các mẹ có bất kì triệu chứng nào như kể trên thì hãy đi khám bác sĩ. Nếu bệnh viêm vú của các mẹ được phát hiện thì có thể dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh.
Các mẹ có thể bị nhiễm trùng vú. Tốt nhất là nên đi khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
- Đau nhói ngực hoặc cảm thấy nóng ngực trong khi hay sau khi cho con bú
- Đau nhức từ bên trong ngực
- Đau ngực hoặc núm vú dữ dội mà không có dấu hiệu cải thiện sau khi cho bé bú đúng cách, đúng tư thế
- Núm vú bị rách, đỏ rát, có cảm giác nóng hoặc mẩn đỏ, rộp da
Trẻ bị nấm miệng có thể bị nứt da ở mép, có vảy vàng hoặc trắng trên miệng, lưỡi hay bên trong má.
Ngực bị đau kèm theo hiện tượng sưng có khả năng là dấu hiệu của tình trạng tắc sữa khi mà tia sữa nào đó không tiết ra sữa. Để cải thiện tình trạng tắc sữa và xoa dịu cơn đau, các mẹ nên:
- Tắm nước ấm hoặc chườm nước ấm lên vùng ngực, mát-xa nó vài ngày một lần. Rồi cho trẻ bú ngay sau đó
- Khi cho con bú, bế trẻ sao cho mũi của bé hướng về phía ngực bị tắc sữa
- Nếu sữa vẫn chưa hết tắc, các mẹ có thể dùng tay hoặc máy vắt sữa trong vài phút để kích thích tia sữa bị tắc, hút sữa ra ngoài
- Trường hợp ngực sưng không khỏi trong vòng 2 ngày hoặc nếu các mẹ có bất kỳ dấu hiệu nào như sốt, cảm lạnh, đau hay xuất hiện vết đỏ trên ngực thì hãy đi khám bác sĩ ngay
Những mẹ có núm vú ngược (tức là tình trạng núm vú bị thụt vào phía trong nhiều hơn nhô ra ngoài) hoặc núm vú ngắn phẳng (không nhô lên khi trẻ bú) cũng trở ngại khi cho con bú và hay bị đau núm vú. Nếu gặp phải một trong những tình trạng này, các mẹ nên nói chuyện với bác sĩ hay chuyên gia tư vấn để có cách cho con bú dễ dàng hơn và giảm thiểu những cơn đau.
Các mẹ có nên cho con bú ngay cả khi bị viêm ngực hay không?
Có. Trái ngược với những gì mọi người thường nghĩ, các mẹ vẫn hoàn toàn cho con bú được ngay cả khi đang điều trị tình trạng viêm ngực. Thực tế, việc tiếp tục cho con bú còn có thể làm giảm tình trạng viêm ngực.
Làm sao để xoa dịu những cơn đau ngực hoặc đầu ti?
Để làm giảm tình trạng đau ngực hoặc núm vú, các mẹ có thể tham khảo những điều dưới đây để tránh gặp phải những cơn đau sau này cũng như làm cho bản thân cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian chữa trị ngực:
- Đảm bảo cho bé bú đúng bên ngực mỗi lần cho bú
- Hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về việc cho con bú để họ kê cho các mẹ loại thuốc có thể bôi lên đầu ti trong thời gian cho con bú, giúp cho những vết thương làm cho đầu ti bị đau có thể nhanh khỏi
- Sau khi cho con bú, các mẹ có thể xoa một ít sữa mẹ lên đầu ti sau đó để nó tự khô
- Các mẹ nên cân nhắc việc đeo miếng chắn ngực trong thời gian cho con bú để bảo vệ đầu ti bị đau (tuy nhiên không phải lo ngại với núm vú hỗ trợ thường sử dụng khi cho con bú). Miếng chắn ngực có dạng vòm bao phủ phần ngực để hạn chế ngực bị cọ xát vào quần áo, giúp nó nhanh khỏi hơn
- Các mẹ nên hỏi qua bác sĩ xem liệu sử dụng núm vú hỗ trợ có phải là cách hay khi cho con bú không nhé. Miếng hỗ trợ này được đặt để chắn phần quầng vú và đầu ti trong thời gian cho con bú để bảo vệ phần núm vú bị đau hay rạn nứt. Núm vú hỗ trợ có thể làm cản trở nguồn cung sữa mẹ nên các mẹ chỉ nên sử dụng nó khi có sự khuyến cáo của bác sĩ hay chuyên gia tư vấn việc cho con bú
- Một số mẹ thường chỉ áp dụng cách tạm thời cho con bú ngoan hơn là sử dụng phương pháp có hiệu quả dài hạn
- Cố gắng cho trẻ bú trước bên ngực mà ít bị đau hơn
- Các mẹ nên nhẹ nhàng khi để miệng của bé tách khỏi núm vú bằng cách nhét ngón tay vào miệng của bé, giữa phần lợi rồi xoay ngón tay khoảng ¼ vòng tròn để gỡ dần miệng bé ra khỏi đầu ti
- Thay đổi nhiều tư thế cho con bú để các bên ngực đều được hút sữa ra
- Chườm nước nóng ẩm đúng cách lên trên ngực trước khi cho con bú (có thể là chai nước ấm, miếng dán nhiệt, khăn ấm hoặc tắm nước ấm). Tuy nhiên nếu các mẹ bị viêm vú, các mẹ nên lau khô đầu ti bởi vì men nấm rất dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt.
- Chườm túi lạnh hoặc miếng dán lạnh lên vùng ngực bị tắc sau khi cho bú
- Mát-xa nhẹ nhàng chỗ ngực bị đau trước khi cho bé bú
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước
- Một số mẹ bị rạn hay đau đầu ti có thể hút sữa 2-3 ngày một lần có thể giúp lành vết thương nhanh chóng
Nếu như các mẹ không tìm được cách cho bé bú mà không bị đau thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú để chắc chắn về những phương pháp định thực hiện các mẹ nhé.
Ngực bị tắc sữa có phải bình thường không?
Điều đó là hoàn toàn không phải. Nếu ngực thường xuyên được hút sữa ra thì tình trạng sưng ngực do quá nhiều sữa bị ứ đọng bên trong sẽ không xảy ra. Tình trạng sưng ngực có thể dẫn đến hiện tượng viêm vú và cần phải tránh mắc phải.
Trường hợp các mẹ không thể hút sữa hoặc cho con bú ngay cả trước khi và trong thời gian cho con bú thì cảm giác ngực bị tắc sữa và không thoải mái sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Nếu các mẹ không thể cho bé bú đúng cách thì nên chườm túi nhiệt và thử hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay. Khi các mẹ vắt sữa bằng tay, hãy đặt ngón cái lên trên và những ngón khác ở phía dưới. Ấn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn các ngón tay ngược vào phía ngực, sau đó vân vê các ngón tay trên quầng vú nhiều lần để đẩy sữa tiết ra ống chứa sữa.
Bên cạnh đó, cho con bú thường xuyên (khoảng 2-3 tiếng mỗi lần) và cố gắng hút sữa ra ngoài có thể giúp giải quyết tình trạng khó chịu thời gian đầu cũng như ngăn chặn hiện tượng sưng ngực.
(Dịch từ bài viết “Breastfeeding FAQs: Pain and discomfort” – website Kidshealth – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)