Cách trữ sữa mẹ: bảo quản và rã đông như thế nào cho đúng

Út Em chào các mẹ. Cho dù làm mẹ lần đầu hoặc đã có kinh nghiệm thì việc nuôi con bằng sữa mẹ gần như vẫn gặp phải những khó khăn như nhau.

Dưới đây là một số câu hỏi mà các mẹ hay quan tâm thắc mắc liên quan đến cách trữ sữa mẹ an toàn cho trẻ.

Cách trữ sữa mẹ an toàn cho bé?

cách trữ sữa mẹ
Image credit: Daniel Lobo on flickr CC BY 2.0

Các mẹ có thể làm đông hoặc để lạnh phần sữa mẹ đã hút ra ngoài.

Trữ sữa trong bình sạch có nắp ren đóng kín, ly nhựa có nắp đóng chặt hoặc túi y tế (loại túi được tiệt trùng dành cho việc đựng sữa).

Tốt hơn là các mẹ nên dán nhãn ghi ngày tháng bên ngoài khi sữa được hút ra (và cả tên của bé nếu như cần phải mang sữa gửi ở những người chăm sóc trẻ).

Các mẹ có thể thêm sữa nguội vào sữa đã để đông lạnh nhưng không cho thêm nhiều hơn lượng sữa đã đóng trong bịch.

Ví dụ nếu các mẹ có khoảng 60ml sữa đông lạnh thì chỉ có thể đổ thêm nhiều nhất là 60ml sữa nguội vào bịch sữa đó.

Thời gian chính xác có thể trữ sữa là bao lâu?

nhiệt độ và thời gian trữ sữa

Để giữ cho trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, các mẹ nên:

a, Trữ sữa trong phòng ổn định nhiệt: khoảng 6-8 giờ trong khu vực có nhiệt độ không cao hơn 250C

b, Trữ sữa trong tủ lạnh: có thể để được đến 5 ngày ở nhiệt độ khoảng -3.90C đến 00C

c, Trữ sữa trong tủ đông (các mẹ nên để các túi sữa hoặc bình sữa cách nhau khoảng 2,5cm để tránh bị kích khi túi sữa phồng ra lúc đông cứng):

  • Sữa có thể được bảo quản đến 2 tuần nếu được đặt trong ngăn đá của tủ lạnh.
  • Sữa có thể được bảo quản khoảng 3-6 tháng trong ngăn đá ở vị trí áp trên hoặc bên cạnh ngăn tủ và giữ nhiệt độ ở khoảng -180C. Trữ sữa ở đằng sau cùng của ngăn đá, không phải vị trí ngay chỗ cửa mở.
  • Sữa có thể được bảo quản khoảng 6-12 tháng với nhiệt độ thấp hơn nữa, khoảng -200C.

Để rã đông sữa, các mẹ nên lấy ra khỏi tủ lạnh (nếu cứ để tự nhiên thế có thể phải mất đến 24 tiếng đồng hồ thì sữa mới tan ra) và làm ấm sữa trong nước ấm nhưng vẫn để trong túi hoặc chai đựng sữa, sau đó các mẹ nên cho bé sử dụng trong vòng 24 giờ.

Nếu các mẹ cần phải sử dụng sữa ngay thì sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, hãy ngâm trong nước ấm hơn cho đến khi nhiệt độ sữa có thể đạt tương đương nhiệt độ phòng.

Không nên làm đông lại những túi sữa này. Khi các bé bắt đầu uống sữa từ bình trữ sữa, các mẹ chỉ nên sử dụng chúng trong vòng 1 tiếng đồng hồ thôi.

Các mẹ có thể thấy sự khác nhau về thời gian trữ sữa tùy thuộc vào nơi trữ sữa là khu vực có nhiệt độ phòng, trong tủ mát hoặc ngăn tủ đông lạnh.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất cứ thắc mắc gì nhé.

Lượng sữa nên trữ trong tủ lạnh là bao nhiêu?

Mặc dù các mẹ có thể làm đông lạnh lượng sữa trong các bịch lớn nhưng tốt nhất chỉ nên bảo quản lượng sữa trong khoảng từ 60ml đến 120ml mỗi bịch để không bị lãng phí.

Dán nhãn có ghi ngày vào chai, cốc hoặc túi y tế, sau đó mới để làm lạnh các túi trữ sữa.

Các mẹ có thể đổ sữa vào khay làm đá đã được rửa sạch tráng qua nước nóng, để chúng đông thành đá và bảo quản trong túi lạnh.

Lấy sử dụng những viên đá sữa cần thiết sao cho vừa đủ bình cho bé bú.

Sữa trữ lạnh bị đổi màu thì có vấn đề gì không?

Sữa mẹ để trong tủ lạnh hoặc để đóng đông có màu hơi khác so với sữa mẹ nguyên trạng nhưng điều đó không có nghĩa sữa có vấn đề gì.

Sữa mẹ giai đoạn đầu (sữa non) trông giống như có màu vàng cam còn sữa già có chút màu xanh nhạt, vàng nhạt hoặc hơi nâu khi để lạnh hoặc để bóng băng như đá.

Nó có thể bị tách thành lớp như kem và một lớp giống như sữa mà nhạt màu hơn. Nếu tình trạng này xảy ra, các mẹ chỉ cần khuấy nhẹ để trộn chúng lại với nhau.

Sữa sau khi tan ra có thể có mùi vị như xà bông do sự phân hủy của chất béo trong sữa.

Nhưng nó vẫn an toàn khi cho trẻ uống và hầu hết các bé không bị làm sao với sữa này cả.

Nếu các bé không thích uống chúng, các mẹ có thể làm nóng sữa để tiệt trùng (có bong bóng nổi xung quanh nồi đun) ngay sau khi hút sữa ra, sau đó để nguội và làm đông luôn.

Việc này giúp chuyển hóa enzim có thể phá hủy chất béo trong sữa.

[adinserter block=”12″]

Cách làm sạch bình và các bộ phận của máy hút sữa?

Trước khi sử dụng bình hút sữa lần đầu, các mẹ nên rửa sạch và khử trùng núm vú, phần bình đựng và bộ phận vắt sữa (ví dụ phần chắn ngực và những bộ phận mà tiếp xúc với ngực và sữa mẹ) bằng cách đun sôi chúng trong nước khoảng 5-10 phút.

Các mẹ nên xem kỹ những khuyến nghị của nhà sản xuất về thời gian đun sôi nước tiệt trùng cho những bộ phận này.

Các mẹ cũng có thể làm sạch thiết bị này bằng các máy khử trùng nhưng việc đun sôi nước tiệt trùng là cách rất hữu hiệu mà cũng tiết kiệm chi phí hơn cả.

Sau mỗi lần sử dụng, các mẹ cần rửa sạch bình, núm vú và phần vắt sữa trong dung dịch rửa với nước ấm (hoặc rửa bằng máy rửa bát).

Nếu không làm sạch những bộ phận này, nó có thể truyền vi khuẩn vào trong.

Để bình sữa của bé vào lò vi sóng có an toàn không?

không nên dùng lò vi sóng để làm nóng sữa mẹ

Lò vi sóng có nguy cơ gây ra những “điểm nóng” nguy hiểm cho bình sữa mẹ hay sữa công thức, vì vậy các mẹ không nên để chúng trong lò vi sóng.

Thay vào đó, các mẹ có thể để bình hay túi trữ sữa trong nước ấm một chút, xoáy tròn cho chúng quay trong chậu nước ấm đó hoặc để sữa tự tan trong ngăn mát tủ lạnh.

Các mẹ cũng có thể đặt bình trữ sữa của bé trong nồi nước ấm (tránh xa nhiệt độ của bếp) và kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ một vài giọt sữa vào phía trong cổ tay trước khi cho bé uống.

Những bình sữa ấm này có thể được chuẩn bị sẵn để sử dụng khi ở nhà hoặc trên xe khi đi đâu đó.

(Dịch từ bài viết “Breastfeeding FAQs: Safety storing breast milk” – Website Kidshealth – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment