Cách nhận biết sự bất bình thường trong phân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đầu tiên, để biết thế nào là phân bình thường với trẻ thì còn phụ thuộc vào các yếu tố:

– Trẻ bao nhiêu tháng tuổi?

– Liệu trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức?

– Trẻ bắt đầu ăn dặm khi nào (dành cho trẻ lớn)?

1. Phân su của trẻ sơ sinh trông như thế nào?

Thường xuyên kiểm tra phân của trẻ nhỏ là cách tốt để theo dõi sức khoẻ

Trong khoảng vài ngày đầu tiên sau khi sinh, mẹ sẽ thấy xuất hiện phân su ở bé. Phân của trẻ mới sinh thường có màu xanh đen, hơi dính và đặc sệt. Do nó được tạo nên từ dịch nhầy, dịch nước ối và tất cả những gì mà bé đã tiêu hóa trong khi còn nằm trong tử cung của mẹ.

Phân su có thể hơi khó chùi sạch khỏi hậu môn của trẻ nhưng sự xuất hiện của phân su cho thấy đây là dấu hiệu tốt và đường ruột của trẻ vẫn đang hoạt động bình thường.

2. Phân của trẻ như thế nào nếu cho bú sữa mẹ?

Sữa non của mẹ hay còn gọi là những dòng sữa đầu tiên có tác dụng nhuận tràng cho trẻ mới sinh và giúp đẩy phân su ra ngoài. Từ khi sữa về, sau khoảng 3 ngày, phân của trẻ sẽ dần dần thay đổi. Chúng sẽ:

  • Có kích cỡ ít nhất bằng đồng xu đường kính 3cm
  • Có màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu sáng hoặc màu vàng mù tạt. Phân màu vàng này khá nhẹ mùi
  • Bị mất độ đặc sệt. Lúc này, phân su có vẻ hơi sần hoặc vón cục với một số trẻ khác

Vào những tuần đầu, trẻ sơ sinh có thể đi ngoài trong hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, trẻ sẽ đi 4 lần một ngày trong tuần đầu tiên. Số lần đại tiện sẽ điều chỉnh giảm dần và đường ruột của trẻ cũng bắt đầu hoạt động theo thói quen phù hợp hơn. Các mẹ có thể để ý thấy rằng trẻ đi ngoài với số lần tương tự nhau mỗi ngày.

Sau một vài tuần đầu tiên, những trẻ bú sữa mẹ có thể chỉ đi đại tiện vài ngày một lần. Điều này không vấn đề gì miễn là phân của trẻ vẫn mềm và trẻ đi ngoài dễ dàng. Thói quen hàng ngày của trẻ có thể thay đổi khi:

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm
  • Nếu trẻ cảm thấy không khỏe
  • Trẻ có dấu hiệu ăn ít hơn

3. Cho ăn bằng sữa công thức có ảnh hưởng đến phân của trẻ không?

Nếu mẹ nào cho trẻ ăn bằng sữa công thức, phân của trẻ có thể khác so với trẻ bú sữa mẹ. Các mẹ có thể để ý thấy rằng:

  • Phân đặc sệt nhiều hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ (có chút đặc sệt như kem đánh răng). Đó là bởi vì sữa công thức không thể tiêu hóa hoàn toàn như sữa mẹ.
  • Có màu vàng nhạt hoặc màu vàng xám
  • Sặc mùi hơn, có vẻ giống người lớn hơn

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức có xu hướng bị táo bón nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Hãy thăm khám bác sĩ nếu như mẹ nào cảm thấy bé nhà mình có vấn đề.

4. Phân su của trẻ sơ sinh có thay đổi nếu mẹ chuyển từ việc cho bú sữa mẹ sang bú sữa công thức không?

Có, chúng sẽ thay đổi. Các mẹ sẽ thấy rằng phân su của trẻ trở nên sậm màu hơn và đặc dính giống hồ dán hơn và chúng cũng có mùi hơn.

Trong khi thay đổi từ sữa mẹ sang bú sữa công thức, các mẹ hãy chú ý thay đổi từ từ thôi, lý tưởng nhất là qua giai đoạn sau một vài tuần. Đó sẽ là thời gian để hệ thống tiêu hóa của trẻ tiếp nhận sữa mới và giúp ngừa trẻ bị táo bón. Nó cũng giúp chính các mẹ khỏi bị đau, bị sưng ngực hay viêm vú.

Một khi trẻ đã tiếp nhận sữa bình, trẻ sẽ có thể thiết lập một thói quen đi ngoài khác.

5. Phân su của trẻ trông sẽ thế nào khi trẻ bắt đầu ăn dặm?

Việc trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến phân của trẻ. Các mẹ hoàn toàn có thể nhận thấy phân của trẻ bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ăn. Nếu trẻ ăn cà rốt nguyên chất, tã của trẻ sẽ có phân màu cam nhạt.

Các mẹ có thể nhìn thấy những thực phẩm giàu chất xơ như là nho khô hoặc đậu nướng (loại món ăn có chứa đậu tương nhưng không được nướng như tên gọi mà được ninh nhừ trong nước sốt) đi qua thẳng hệ tiêu hóa của trẻ nhưng không tiêu hóa mà còn nguyên trong tã khi đi ngoài. Việc này sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn và dễ dàng tiêu hóa chất xơ hơn.

Vì trẻ chuyển qua ăn nhiều loại thức ăn nên phân của trẻ cũng trở nên đặc hơn, sậm màu và có mùi hơn.

6. Phân của trẻ thế nào là không bình thường?

Tiêu chảy

Trẻ có thể bị tiêu chảy nếu mang một số dấu hiệu sau:

  • Phân của trẻ rất lỏng
  • Trẻ đi ngoài thường xuyên hơn hoặc lượng phân nhiều hơn bình thường
  • Phân phun mạnh hoặc phọt ra bật thành tiếng từ hậu môn của trẻ

Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ ít có khả năng bị tiêu chảy. Đó là vì sữa mẹ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây ra tiêu chảy.

Trẻ bú sữa công thức có thiên hướng bị nhiễm khuẩn nhiều hơn, đó là lý do tại sao cần phải quan trọng việc khử trùng thiết bị cho bú và các mẹ luôn phải rửa tay thật sạch trong suốt quá trình cho trẻ ăn.

Nếu trẻ bị tiêu chảy, nguyên nhân có thể là:

  • Bị nhiễm trùng như bệnh viêm dạ dày ruột
  • Ăn quá nhiều trái cây hoặc nước ép
  • Phản ứng với thuốc
  • Bé quá nhạy cảm hoặc dị ứng với đồ ăn

Nếu trẻ được cho ăn bằng sữa công thức, có thể do trẻ phản ứng lại với nhãn hiệu sữa mà mẹ đang sử dụng. Cần phải nói chuyện với bác sĩ nhi/đa khoa trước khi các mẹ muốn đổi loại sữa hoặc trong trường hợp có nguyên nhân khác.

Nếu trẻ đang mọc răng, phân của trẻ sẽ lỏng hơn bình thường nhưng đó không phải là bị tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy, đừng đổ lỗi cho nguyên nhân mọc răng. Đó có thể là trẻ bị nhiễm trùng.

Trong trường hợp trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện của chứng táo bón trầm trọng. Phân lỏng có thể đi kèm một chút với phân rắn.

Tiêu chảy có thể tự hết mà không cần điều trị trong vòng 24h. Nếu không khỏi, hãy đưa trẻ đi kiểm tra vì nếu để lâu thì trẻ có nguy cơ bị mất nước. Và nếu như trẻ đi ngoài kiểu tiêu chảy tận 6 lần trong một ngày, cần phải khẩn trương đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Táo bón

Nhiều trẻ phải đỏ mặt tía tai khi đi ngoài và khó để rặn, đó vẫn là chuyện bình thường. Ở khía cạnh khác, táo bón là khi:

Trẻ dường như thực sự rất khó khăn khi đi ngoài

  • Phân của trẻ nhỏ mà khô giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể là cục to và cứng
  • Trẻ có vẻ khó chịu, căng thẳng và khóc khi đại tiện
  • Cảm thấy bụng của bé cứng khi sờ vào
  • Phân có lẫn một ít máu. Đó là vì có thể bị rách một vết nhỏ ở da mà gọi là vết nứt hậu môn do phân quá cứng khi đi ra ngoài

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không phải đối mặt nhiều với táo bón như trẻ bú sữa công thức. Sữa mẹ chứa tất cả những dưỡng chất để làm cho phân của trẻ mềm hơn, dễ đi hơn.

Hòa sữa công thức với quá nhiều bột sẽ dễ gây ra táo bón cho trẻ. Các mẹ cần luôn luôn theo dõi hướng dẫn sử dụng khi hòa sữa. Hãy chắc chắn mình cho đủ mức nước theo như yêu cầu trước khi cho bột vào. Táo bón gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Sốt
  • Trẻ mất nước
  • Sự thay đổi lượng nước trẻ uống
  • Sự thay đổi chế độ ăn
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Đôi khi những trẻ lớn tuổi hơn thường bị táo bón nặng hơn là do họ chịu để tránh những cơn đau. Ví dụ, trẻ có vết nứt hậu môn, điều này có thể trở thành một vòng luẩn quẩn khi bé sợ đau và không chịu đi ngoài cho đến khi cơn đau bụng trở nên tồi tệ hơn thì trẻ mới chịu đại tiện.

Các mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới gặp người kiểm tra sức khỏe hoặc bác sĩ đa khoa sớm nhất có thể nếu như trẻ bị táo bón, đặc biệt nếu như mẹ nhìn thấy có chút máu trong phân của trẻ. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bé để tìm ra tất cả những nguyên nhân có thể. Các mẹ có thể được khuyên cho trẻ uống nhiều nước hơn cũng như lượng chất xơ cần thiết trong chế độ ăn của trẻ nếu trẻ đã ăn dặm. Cho trẻ ăn mận khô hoặc mơ nguyên chất có thể là cách tốt để giải quyết vấn đề này.

Phân xanh

Nếu trẻ được bú sữa mẹ thì việc ra phân xanh có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phải nhận quá nhiều đường lactose (một loại đường tự nhiên tìm thấy trong sữa). Điều này sẽ xảy ra khi trẻ bú thường xuyên nhưng không nhận được lượng sữa giàu dinh dưỡng ở cuối lần bú để no. Vì vậy các mẹ chú ý: hãy chắc chắn trẻ bú xong hoàn toàn một bên ngực trước khi đề nghị bé chuyển sang bên kia.

Nếu các mẹ cho trẻ bú sữa công thức, thương hiệu sữa đang dùng có thể khiến phân của bé chuyển sang màu xanh đen. Cũng là tốt khi mẹ chuyển loại sữa công thức khác để xem nó có gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào không.

Nếu hiện tượng phân xanh kéo dài hơn 24 tiếng, cần thiết phải đưa trẻ đi kiểm tra và gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:

  • Trẻ nhạy cảm với thức ăn
  • Tác dụng phụ của loại thuốc nào đấy
  • Thói quen bú của trẻ
  • Xuất hiện vi khuẩn đường ruột

Phân rất nhạt màu

Phân có màu nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da – một loại bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến cho da của trẻ cũng như lòng trắng bên trong mắt có màu vàng, bệnh này thường tự mất sau một vài tuần sau sinh. Các mẹ hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ nếu trẻ bị vàng da và dường như không có dấu hiệu biến mất.

Cũng nói luôn với bác sĩ nếu nhìn thấy trẻ đi ngoài phân nhạt màu, màu trắng hoặc quá nhiều phân. Đó có thể là dấu hiệu có vấn đề về gan, đặc biệt khi bệnh vàng da đã kéo dài hơn 2 tuần.

Điều bất ngờ nhất với mẹ về phân của trẻ sơ sinh là gì?

(Theo Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

13 thoughts on “Cách nhận biết sự bất bình thường trong phân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”

  1. Chào bác sĩ. Con của em được 2.5 tuổi rồi mà phân đi màu trắng, thể rắn bác sĩ cho em hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì. Con cảm ơn bác sĩ

    Reply
  2. Chào bs. Bé nhà e uống sữa ct hoan toan vi mẹ k có sữa. Con dag cho bé uong sữa meiji. Phân của bé như sinh tố bơ va ngày đi 1-2 lan. Như vậy la binh thường hay ntn ạ. Và con phải chọn sữa nào thi tot a?

    Reply
  3. Chào bs bé nhà em ba tháng ăn sữa mẹ ăn thêm sữa ngoài đi ngoài có nhiều cặn sữa có sao không ạ bác sĩ tv

    Reply
  4. Chào bsi, bé nhà e dc 16 tháng , bé đi ngoài 2 đến 3 lần một ngày, phân mềm, dẻo, màu vàng nhạt. Như vậy có sao k ạ?

    Reply
  5. Chào bác sĩ ,cho e hỏi cháu nhà e dc hơn 1thang thường ngày cháu vẫn đi tiêu bình thường nhưng 2 hôm nai cháu không di lần nào hết vậy có sao không ą cháu phải bi táo bón khong?

    Reply
  6. Bac sy oi cho em hoi con em sinh non duoc 1900g em bi mat sua khong co sua cho be bu em cho be bu sua cong thuc hai hom nay em be em no di ngoai phan deo moi lan di em be phai dan rat dau va khoc nhieu .em be bi vay co nguy hiem gi ko bac sy .nuoc tieu cua be co mau vang hoi nang mui nua

    Reply
  7. Bé của e gần 3 tháng uông sữa công thức vì bé kg chịu bú Mẹ. Bé kg đi ngoài khoảng 3 ngày làve bom đích, bé đi phân xanh sệt dẻo như bơ vậy cho hỏi bé có sao kg?

    Reply
  8. be nha em ngay di dai tien hon 10 lan tren 1ngay ma phan cua be sui bot bung cua be thinh thoang sui phan cua pe thi long .be nha e dc hon 1thang e hoi be nha e co bi sao khong

    Reply
  9. Cho e hỏi bé gái nhà e mới sinh được 6 ngày nhưng bé đi ngoài rất nhiêu. Phân có màu xanh va nhiều lúc có cuc nhỏ li ti. Có lúc lại đi tứt ra. Va có mùi. Như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé ko chị

    Reply
    • Chào bạn những câu hỏi chuyên môn y khoa bên mình không đủ thẩm quyền tư vấn, bạn hỏi bác sĩ có chuyên môn nhé.

      Reply
  10. Cho em hỏi. Bé gái nhà em từ lúc ra tháng tới giờ cách một hay hai ngày bé đại tiện giống như viên sủi bọt nhưng chỉ lúc gần kết thúc lần đại tiện thôi..lúc bắt đầu thì phân vẫn bình thường..phân và lúc.sủi bọt đều màu vàng. Như vậy có sao khộng ạ ? Bé bú sữa mẹ hoàn tòan từ lúc có hiện tượng này ạ. Giờ bé đã được 2 tháng tuổi ạ
    Em cảm ơn

    Reply
    • Chào em, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn em nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất nhé.

      Reply
      • Be nhà e được 7thang , bé đi ngoài hai bữa nay nhiều ngày gần cả chục lần mỗi lần đi chỉ chút xíu , phân có màu hơi vàng có khi lại xanh mà có cái j nhầy nhầy ở trong phân ,phan khong duoc đặc ho e hỏi bé nhà e có bị sao không ạ

        Reply

Leave a Comment