Út Em chào các mẹ. Bạn có thể cảm thấy hơi đau ngực khi sữa được tiết ra. Phản xạ sữa về, hay còn được gọi là phản xạ tiết sữa, được gây ra bởi hoóc-môn oxytocin. Nó kích thích các tế bào cơ bắp ở bầu ngực tiết ra sữa.
Oxytocin được tiết ra bất cứ khi nào bé bú trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Sau đó, chỉ cần suy nghĩ về việc cho con bú cũng có thể kích thích tiết ra loại hoóc-môn này. Bạn thậm chí còn cảm nhận được lúc mà bầu vú tiết ra sữa nữa.
Mỗi phụ nữ lại có cảm giác về phản xạ sữa về theo những cách khác nhau. Bạn có thể cảm thấy:
- Hơi ngứa ran, hoặc cảm giác rần rần như kiến bò.
- Căng tức ngực và đau nhẹ, cũng có thể thấy đau hoặc khó chịu
- Không cảm thấy gì cả.
Thời gian qua đi, và đến khi quen với việc cho con bú, thì bạn sẽ không còn cảm nhận nhiều về nó nữa.
Tiết ra quá nhiều sữa
Một số bà mẹ có quá nhiều sữa tiết ra sẽ gặp phải những cơn đau nhói sâu trong ngực khi đang cho con bú. Hiện tượng đau ngực khi có phản xạ tiết sữa này thường giảm bớt đi trong ba tháng đầu cho con bú. Nếu con bạn ngậm bắt vú đúng cách thì nguồn cung sữa của bạn sẽ nhanh chóng tiết ra để đáp ứng nhu cầu của em bé.
Bệnh nấm Candida (Thrush)
Bệnh nấm Candida, loại nhiễm khuẩn nấm thông thường, có thể phát triển trong miệng của em bé và trên núm vú của bạn. Môi trường ẩm, ấm, ngọt ở miệng của bé trong khi bú sẽ là nơi lý tưởng để bệnh nấm Candida phát triển.
Đôi khi, bệnh nhiễm trùng do nấm có thể xâm nhập vào tuyến sữa (viêm nhiễm tuyến vú). Đây là con đường vận chuyển sữa chảy ra núm vú, và khi chúng bị viêm nhiễm, thì việc cho con bú có thể gây đau.
Không giống như hiện tượng đau khi có phản xạ sữa về, đau do bệnh nấm Candida kéo dài trong suốt quá trình cho con bú và sẽ còn tồi tệ hơn sau khi bé thôi bú. Mặc dù bệnh viêm nhiễm tuyến sữa hiếm khi xảy ra. Nhưng một số chuyên gia vẫn còn nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Bạn cũng có nhiều khả năng nhiễm bệnh này chỉ ngay trên núm vú của bạn.
Nếu bạn hoặc con bạn bị nhiễm nấm, bạn cần phải gặp bác sĩ để có thể điều trị cho cả hai mẹ con.
Vú bị căng sữa
Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, bầu ngực của bạn sẽ bị căng sữa, và máu sẽ chảy về ngực nhiều hơn, làm cho các mô bị sưng lên.
Điều này có thể làm cho ngực bị căng sữa, có cảm giác nóng và đau đớn. Các tế bào sản sinh ra sữa ở vú bị sưng lên, khiến sữa về khó khăn hơn. Vú của bạn cũng có thể bị ửng đỏ và căng bóng lên.
Điều này là hoàn toàn bình thường. Bởi đó là cách mà cơ thể bạn đảm chắc chắn nguồn cung sữa dồi dào cho bé. Khi em bé bắt đầu bú thường xuyên, và ngậm bắt vú đúng cách, ngực của bạn sẽ điều chỉnh được lượng sữa tiết ra, và sự khó chịu sẽ giảm bớt. Nếu không, hãy gặp các nữ hộ sinh, bác sĩ gia đình, hoặc một chuyên gia về vấn đề cho con bú càng sớm càng tốt.
Chứng viêm vú
Nếu vú của bạn bị sưng tấy lên, thì rất có thể bạn gặp phải tình trạng đau đớn được gọi là chứng viêm vú. Nó thường xảy ra khi quá nhiều sữa được tiết ra khỏi tuyến sữa và đi vào các mô vú. Bầu vú sẽ ửng đỏ, trở nên nhạy cảm, và có cảm giác sốt. Bạn có thể tiếp tục cho con bú, nhưng hãy gặp bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Những điều gì tôi có thể làm để đối phó với bệnh đau ngực?
Nếu bạn đã học được các cách thư giãn cơ thể ở lớp học tiền sản, hãy cố gắng áp dụng chúng vào việc cho con bú. Chúng sẽ giúp bạn đối phó với sự khó chịu trong khi tiết ra sữa. Bạn cũng có thể dùng thuốc để làm dịu cơn đau nhưng hãy hỏi trước ý kiến bác sĩ, không tự ý mua bên ngoài.
Nếu ngực của bạn đang căng sữa, em bé sẽ khó có thể ngậm vú đúng cách để bú mẹ một cách đầy đủ. Bạn có thể cần phải bắt đầu với việc xoa bóp vú nhẹ nhàng hoặc sử dụng dụng cụ hút sữa cho đến khi bé đưa được vú mẹ vào miệng.
Hãy thử sử dụng các miếng vải flanen ấm, ẩm ướt để đắp lên ngực của bạn trước khi cho bé bú để giúp sữa chảy ra. Sau khi bé bú xong hoặc sau khi xoa bóp ngực bạn có thể sử dụng miếng vải flanen ẩm lạnh, túi chườm gel lạnh, hoặc lá của bắp cải xanh/trắng để đắp lên ngực của bạn. Lá bắp cải có tác dụng làm giảm sưng, mặc dù không có nhiều thông tin xác thực cho điều này.
Tiết sữa quá nhiều từ bộ ngực căng tràn sữa cũng có thể khiến việc cho bé bú trở nên khó khăn. Nếu em bé của bạn nhả vú mẹ vì ngực phun quá nhiều sữa, hãy thử cách dưới đây:
- Đưa em bé đến ngực của bạn như thường lệ.
- Khi bạn cảm thấy sữa tiết ra, nhẹ nhàng ngừng việc bú lại và cho dòng sữa đầu tiên chảy vào một cái khăn.
- Cho em bé ngậm vú mẹ một lần nữa khi dòng chảy chậm lại một chút.
Khi bé thường xuyên ngậm vú đúng cách, dòng sữa chảy ra sẽ nhanh chóng ổn định hơn và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu tình trạng đau ngực của bạn không hết trong vòng một vài ngày, bạn hãy gặp bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc người chăm sóc sức khoẻ để loại trừ các nguyên nhân cần được điều trị, chẳng hạn như nấm hoặc viêm vú.
Nếu bạn gặp khó khăn để cho bé ngậm vú được đúng cách, hãy tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn cho con bú. Hãy hỏi để được giới thiệu đến họ, hoặc liên hệ với một tổ chức cho con bú từ chỉ dẫn của chúng tôi để được tư vấn thêm.
[adinserter block=”8″]
Những nguyên nhân nào khác có thể gây đau ngực?
Những vật dụng không có tác dụng nào khác ngoài việc giúp bạn cho con bú có thể gây cho bạn đau đớn. Nó có thể là:
- Một chiếc áo ngực cho con bú sai kích cỡ. Các viền của đường nối phải ở vị trí xương sườn của bạn, chứ không phải ngực của bạn, và 2 bên bầu ngực không nên thít hay bó chặt lấy phần ngực của bạn. Nếu bạn có chiếc áo ngực khó chịu như vậy, hãy thử những loại áo ngực phù hợp bởi người tư vấn có kinh nghiệm trước khi mua hàng mới.
- Đau tiền kinh nguyệt. Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn bắt đầu trở lại, ngực của bạn có thể cảm thấy đau đớn. Bạn sẽ dễ đau ở phần trên hay phía bên ngoài của ngực, gần vị trí của nách. Bạn sẽ bị đau khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, và hết đau trong khoảng 1 đến 2 tuần kế tiếp. Và sự nhạy cảm lại lặp lại sau khi bạn đã rụng trứng vào giữa chu kỳ. Bạn sẽ sớm nhận ra điều này nếu cơn đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Bệnh vú Fibrocystic xảy ra khi rất nhiều khu vực sần ở ngực của bạn bị tràn dịch, trở nên khá nhạy cảm và đau đớn. Triệu chứng này vô hại, và bạn vẫn có thể cho con bú nếu bạn mắc phải nó. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng mình đang gặp phải triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ để có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây cho bạn sự đau đớn.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ babycentre)
Cho em hỏi em bị đau 1 bên ngực khi dí tay vào đấy đau nhói là triệu chứng j ạ .sữa vẫn có chỗ vé bú ạ
Bé nhà e đã đc 1 tuổi. Mà giờ bé bú xong e hay bị nhói nhói buốt buốt ngực là làm sao ạ bsi
chào bs.e vừa sinh đc 2 tháng mấy ngày gần đây hai bên ngực e có cảm giác đau nhói từng cơn như có luồng điên chạy qua.nhói nhói.cho e hỏi tình trạng của e là bị sao ạk.e bị đau ở hai bên bầu ngực
Bạn ơi. Hiện tượng đau nhói nhói ở bầu ngực của bạn còn không và khi đó bạn xử lý thế nào. Mình ngực bên phải cũng vậy nếu cho con bú kiệt sữa là cảm nhận rất đau khi Bầu sữa tiếp tục làm sữa. Cứ nhốt nhốt như cái nhọt bị cắn mủ ấy, khi bầu sữa căng căng chút thì hết cảm giác đó. Mong hồi âm từ bạn
Thỉnh thoang e cho con bú xong ngực bên trai cua e hay bi đau nhieu lúc giật lên buốt het nguoi cho e hoi la vi sao e bị the
Tớ cũng bị y vây