12 cách giúp bé phát triển trong những tháng đầu đời

Út Em chào các mẹ. Để giúp bé phát triển trong những tháng đầu đời bạn không cần phải làm gì quá nhiều, quan trọng nhất là hãy dành thời gian cho bé!

Bé sẽ phát triển tự nhiên nhưng cần bố mẹ đi cùng, điều đó có ý nghĩa cả về mặt cảm xúc, cũng như thực tế đem lại sự an toàn cho bé hơn trong quá trình khám phá bản thân và thế giới mới lạ xung quanh.

1 tháng tuổi

một tháng tuổi

Hãy ở bên cạnh bé yêu nhé, theo nghĩa đen của từ này. Tại sao ư? Bởi con bạn sẽ chỉ nhìn rõ mọi vật trong khoảng cách 20 – 38 cm. Vì đôi mắt của trẻ đang phát triển, bé sẽ thích tập trung nhìn vào khuôn mặt. Vì vậy, khi bé thức, hãy để khuôn mặt của mình được gần gũi bên con bạn và nhẹ nhàng ru bé ngủ.

2 tháng tuổi

hai tháng tuổi

Giúp bé phát triển các cử động tay và thị lực tốt hơn bằng cách vỗ tay và hát những bài hát vui nhộn cho bé nghe. Dần dần bé sẽ cố gắng bắt chước các động tác và giọng nói của bạn, giúp cho kĩ năng phối hợp hai tay, thị lực và ngôn ngữ phát triển. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu bắt chước những biểu cảm, cảm xúc của bạn. Vì vậy, hãy ôm bé thật chặt và thè lưỡi ra, mở miệng thật to hoặc cười toe toét với bé yêu nhé! Trong vài tháng tới, bé sẽ bắt đầu bắt chước bạn đấy!

3 tháng tuổi

ba tháng tuổi

Ở độ tuổi này, con bạn có thể sẽ bắt đầu nghịch ngợm với bàn tay của mình và quơ tay vào mọi vật. Hãy khuyến khích sự phối hợp giữa cả tay và mắt bằng cách đưa một chiếc lúc lắc sặc sỡ hay những món đồ chơi lên cao để bé cố gắng bắt lấy.

Bé cũng sẽ thích được nâng đầu của mình lên. Hãy khuyến khích con bạn thực hiện điều này khi cho bé chơi trò “tummy-time” (hoạt động cho bé “nằm bằng bụng” thay vì cứ nằm lì trên lưng). Nên đặt chiếc gương an toàn để bé có thể nhìn vào đó. Nó sẽ khiến bé yêu cảm thấy hứng thú và cố gắng ngẩng đầu cao lên để có thể trông thấy khuôn mặt ngộ nghĩnh đáng yêu của mình.

[adinserter block=”12″]

4 tháng tuổi

bốn tháng tuổi

Ở giai đoạn này, việc nhận thức thế giới xung quanh, các cử chỉ động tác và kỹ năng ngôn ngữ đang phát triển rất nhanh. Bé sẽ biểu lộ cảm xúc bằng những tiếng bi ba bi bô ngộ nghĩnh khi thấy một món đồ chơi sáng lên, hoặc làu bàu và khóc dữ dội khi thấy bạn cất chúng đi. Và hãy thử đoán xem bé có máu buồn những chỗ nào nhé! Phản xạ khi bị cù sẽ phát triển khi bé ở khoảng 14 tuần tuổi.

5 tháng tuổi

năm tháng tuổi

Mắt và tai của bé đang hoạt động giống như người trưởng thành. Bé cũng bắt đầu biết bập bẹ đôi câu. Hãy thử trò chuyện và lặp đi lặp lại để giúp bé học cách giao tiếp. Lặp lại các từ ngữ và khuyến khích khi bé cố gắng bắt chước theo bạn. Hãy bắt đầu từ việc đọc sách, chỉ và gọi tên các đồ vật.

6 tháng tuổi

sáu tháng tuổi

Khi bé học cách ngồi và di chuyển xung quanh. Bạn có thể để bé di chuyển bằng cách cho bé nằm úp xuống. Sau đó đặt một món đồ chơi trên sàn nhà và khuyến khích bé bắt lấy nó. Bởi vì trẻ ở độ tuổi này hầu như sẽ cho tất cả mọi thứ vào miệng của mình, và nên bảo đảm rằng những món đồ chơi đó có kích thước lớn hơn nhiều so với miệng của bé. Và cũng cần phải bảo vệ an toàn cho bé yêu trong ngôi nhà của mình nữa nhé!

7 tháng tuổi

bảy tháng tuổi

Kỹ năng với đôi bàn tay của bé đang được phát triển nhiều hơn nữa – và kỹ năng vòng tay ôm đồ vật của bé sẽ được phát triển trong vài tháng tới. Hãy kích thích kỹ năng vận động và phối hợp ở trẻ bằng cách đưa đồ vật nhỏ, an toàn để bé bắt lấy. Những chiếc thìa nhựa hoặc cốc nhỏ cũng khá hữu ích đó. Hoặc bạn cũng có thể cho bé ngồi bên ngoài và đùa nghịch với cỏ. Ban đầu, bé sẽ nắm đầy cỏ trong tay, nhưng sau khi đã trở nên thích thú, và bé sẽ cố gắng nhổ từng ít một thôi.

8 tháng tuổi

tám tháng tuổi

Đây là thời gian để kích thích cảm nhận về không gian và việc sử dụng từ ngữ ở trẻ. Trước tiên, hãy thử đưa cho bé những món đồ chơi có dạng ghép lại được với nhau như nồi niêu xoong chảo. Hoặc thử hỏi con mình các câu như: “Mũi của Bi ở đâu nhỉ?” và chỉ vào mũi của bé. Khi lặp lại các trò chơi như vậy, và bổ sung thêm các từ chỉ bộ phận cơ thể khác, bé sẽ học hỏi được ý nghĩa của rất nhiều từ.

9 tháng tuổi

chín tháng tuổi

Bé có thể sẽ thích thú với các đồ vật có dạng bản lề và tò mò về cách thức hoạt động của chúng như thế nào. Hãy bảo đảm rằng những chiếc tủ đựng đã được bảo hiểm an toàn đối với trẻ nhỏ để chúng không bị đổ vào người bé hay kẹp các ngón tay nhỏ xíu của chúng. Hãy quan sát những lúc bé nghịch ngợm với cuốn sách có trang bìa cứng, cửa tủ, hộp có nắp đậy hoặc những món đồ chơi tự động bật ra khi mở. Khi bé mở và đóng một chiếc hộp hoặc cách cửa – có thể tới cả chục lần – bé sẽ phát triển khả năng phối hợp vận động tay – mắt.

10 tháng tuổi

mười tháng tuổi

Bé có thể thích thú với việc tìm kiếm những vật được giấu đi. Hãy chơi trò “Ở đâu rồi nhỉ?” để giúp bé phát triển kỹ năng hoạt động nhạy bén và khái niệm về vật thể vĩnh cửu – rằng mọi thứ sẽ không mất đi khi mình đang không trông thấy chúng. Hãy giấu một món đồ chơi sặc sỡ dưới một chiếc khăn hoặc dưới một lớp cát mỏng trong hố cát. Sau đó, đặt bàn tay bé lên phía trên vật đó và giúp bé phát hiện ra nó. Chẳng bao lâu sau, con bạn sẽ tự tìm thấy mà không cần giúp đỡ.

11 tháng tuổi

mười một tháng tuổi

Tiếp tục giúp bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ với rất nhiều trò chơi và bài hát khác nhau. Kỹ năng ngôn ngữ còn được phát triển thông qua sự tương tác giữa mọi người với nhau – không chỉ qua các DVD hay TV – vì vậy hãy trò chuyện với bé thường xuyên khi có thể. Hãy kể cho bé nghe những gì bạn đang làm, đặt câu hỏi và sử dụng những cử chỉ, hành động mạnh mẽ, rõ rang để minh họa. Bé sẽ nhìn bạn và bắt chước theo.

Sự phát triển của trẻ

sự phát triển của trẻ

Một số trẻ nhỏ đã biết nói từ rất sớm. Có những trẻ lại biết bò trước vài tháng so với các bạn cùng trang lứa khác. Mỗi một đứa trẻ lại phát triển theo nhịp độ riêng của mình. Sự phát triển khác nhau không nói lên điều gì xấu cả. Nếu có bất cứ lo lắng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Có những khác biệt hết sức bình thường ở trẻ em. Vì vậy, hãy thoải mái và tận hưởng cuộc hành trình phát triển của bé yêu, bạn nhé!

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ WebMD)

Leave a Comment