Tràng hoa quấn cổ ở thai nhi và những điều cần biết về dây rốn

Út Em chào các mẹ. Dây rốn là sự kết nối giữa mẹ và thai nhi, đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Dây rốn là nguồn máu và truyền oxy cho thai nhi vì bé trong bụng chưa có khả năng tự hít thở. Nó cũng giúp cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng, kalo, protein, chất béo và vitamin vào thai nhi. Hơn nữa, dây rốn còn mang những chất cặn trở về cơ thể mẹ rồi loại bỏ ra ngoài.

Trong suốt quá trình mang thai, nhiều gia đình lo lắng về dây rốn quấn cổ hay trong dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ và những vấn đề nó gây ra khi sinh nở. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra thường xuyên, chiếm đến 1/3 các ca sinh vì khi thai nhi di chuyển trong tử cung, dây rốn rất dễ bị quấn vòng quanh cổ.

tràng hoa quấn cổ

Làm cách nào để nhận biết tràng hoa quấn cổ

Thông thường, hiện tượng tràng hoa quấn cổ thường không được chẩn đoán cho đến khi bé được sinh ra và cũng rất khó để dự đoán thông thường. Vì nó thường xảy ra với khoảng 1/3 các ca sinh nên cũng không có lý do nào cần lo lắng quá.

Việc chẩn đoán tình trạng này trước khi sinh ít khi được thực hiện vì nó đòi hỏi phải sử dụng máy siêu âm màu chuyên dụng. Dù không chẩn đoán, khả năng dây rốn quấn quanh cổ gây nguy hiểm cho thai nhi là rất hiếm.

Tràng hoa quấn cổ có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai thường lo lắng nhiều về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi, tuy nhiên, nó không gây nên vấn đề gì nghiêm trọng với bé cả. Khi dây rốn quấn quanh cổ, nó cũng không làm hạn chế lượng oxy cung cấp cho bé vì oxy được truyền qua dây rốn trực tiếp cho bé chứ không qua đường khí quản ở cổ.

Trong quá trình sinh, các bác sĩ thường kiểm tra tình trạng dây rốn quấn cổ bằng cách đặt ngón tay xung quanh cổ khi đầu thai nhi ra ngoài. Thậm chí nếu dây rốn xuất hiện, họ sẽ vòng nó qua đầu của em bé và loại bỏ trước khi quá trình sinh nở hoàn thành.

Tình trạng tràng hoa quấn cổ cần lưu tâm

Đôi khi, xảy ra trường hợp dây rốn bị kéo căng và bị nén trong khi sinh, điều này dẫn đến việc giảm lượng máu và oxy cung cấp qua dây rốn. Như vậy sẽ làm thay đổi nhịp tim của thai nhi (giảm bất thường). Nhịp tim của bé sẽ được theo dõi bằng một màn hình đo nhịp tim trong suốt quá trình sinh. Điều này giúp cho quá trình sinh nở diễn ra tốt đẹp hơn và em bé có thể được sinh một cách bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim tiếp tục hạ thấp, việc mổ lấy thai là cần thiết.

Nếu bác sĩ siêu âm thấy dây rốn quấn quanh cổ thai nhi trước khi sinh, họ sẽ kiểm tra mức nước ối trong tử cung. Vì nước ối giống như là lớp đệm lót cho thai nhi nên khi mức nước ối bị giảm thì nó có thể gây nên vấn đề như có sức ép lên dây rốn và hạn chế chuyển động của thai nhi. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra và trẻ có thể vẫn được sinh ra mà không có hại gì với sự trợ giúp của phẫu thuật.

Tràng hoa quấn cổ – làm sao để phòng tránh?

Không có cách gì có thể tránh hiện tượng tràng hoa quấn cổ. Thai nhi chuyển động rất nhiều trong tử cung nên dây rốn có thể quấn vào cổ bé nhưng cũng có thể được tháo ra trong suốt quá trình mang thai. Trường hợp nguy hiểm chỉ xảy ra khi dây rốn cuộn quá nhiều vòng xung quanh thai nhi nhưng tình huống này rất hiếm khi xảy ra.

[adinserter block=”12″]

Cách xử lý gốc rốn

Dây rốn có nhiệm vụ truyền máu, oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh, bé không cần dây rốn vì vậy nó sẽ được kẹp và cắt đi. Sau đó, phần gốc rốn cũng sẽ rụng. Do dây rốn không chứa bất kỳ dây thần kinh cảm giác nào nên nó sẽ không gây ảnh hưởng hay sự khó chịu cho bé khi bị cắt đi.

Gốc rốn dần dần sẽ khô và rơi ra khoảng 3 tuần sau sinh, có thể tạo thành vết thương nhỏ nhưng cũng sẽ lành sau vài ngày.

Chăm sóc gốc rốn

  • Giữ sạch sẽ: Gốc rốn có thể được rửa sạch bằng nước bình thường nếu nó bị dính hay bẩn. Giữ sạch phần vải quấn xung quanh cũng giúp nó nhanh khô hơn hoặc quạt nhẹ bằng tờ giấy. Nhiều mẹ mới mang thai lần đầu thường được khuyên sử dụng cồn để rửa sạch gốc rốn sau mỗi lần thay tã nhưng hiện nay, thực tế cho thấy gốc rốn sẽ nhanh lành hơn nếu để tự nhiên
  • Giữ gốc rốn luôn khô ráo: Để gốc rốn tiếp xúc với không khí thì nó sẽ nhanh khô hơn. Các mẹ nên gấp phần trên của tã xuống để gốc rốn lộ ra ngoài
  • Sử dụng miếng bọt biển khi tắm: Đầu tiên nên sử dụng miếng bọt biển tắm cho bé (như kiểu lau người) để tránh phần rốn, giúp nó nhanh lành hơn. Khi gốc rốn rụng, các mẹ có thể cho bé tắm trong chậu hoặc bồn tắm
  • Không kéo gốc rốn: Các mẹ không nên kéo gốc rốn ra với hi vọng cho nó rụng mặc dù nó giống như một sợi dây dính vào rốn. Nên để nó tự rụng

Dấu hiệu nhiễm trùng

Trong điều kiện bình thường, có thể sẽ xuất hiện máu khô hoặc vảy khô bám ở gần gốc rốn. Tuy nhiên, nếu thấy em bé bị sốt hoặc xuất hiện những dấu hiệu được đề cập dưới đây xung quanh gốc rốn thì các mẹ nên gọi luôn cho bác sĩ để hỏi:

  • Bị đỏ hoặc sưng quanh gốc rốn
  • Chảy máu hoặc có mủ màu vàng
  • Phát ra mùi hôi

(Theo Newkidscenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment