Thiếu ối – rất nguy hiểm nếu mẹ không biết

Út Em chào các mẹ, dù chẳng ai muốn nhưng đôi khi thai kỳ không hoàn hảo.

Lúc này, điều quan trọng nhất là chúng ta cần ý thức được điều đó khi nó xảy đến & tìm cách xử lý thích hợp.

Hôm nay mình sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về chủ đề thiếu nước ối.

A. Nước ối là gì và nó có chức năng gì?

Trong suốt thời kỳ mang thai, sự phát triển của trẻ đều nằm gọn trong một “túi dung dịch đầy” gọi là túi ối trong tử cung của mẹ.

Thành của túi ối được tạo nên từ hai lớp: lớp đệm màng ối. Những lớp này giúp giữ an toàn cho bé khi nằm trong túi ối. Các lớp màng này sẽ mở ra trong suốt quá trình sinh nở khi trẻ sẵn sàng ra đời và dịch ối chảy ra ngoài. Đây gọi là hiện tượng vỡ ối.

Chức năng của nước ối:

  • Bảo vệ trẻ khỏi bị tổn thương nếu bụng của mẹ bị va đập vào đâu đấy
  • Giúp phổi và hệ tiêu hóa của trẻ dần phát triển
  • Bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng

Mẹ có thể hiểu ngắn gọn công dụng quan trọng nhất của nước ối là bảo vệ trẻ.

thiếu ối

B. Mức bình thường của nước ối là bao nhiêu?

Trẻ thường xuyên nuốt nước ối và truyền ra khỏi cơ thể giống như tiểu (có thể mẹ không tin đâu nhỉ!). Điều này có nghĩa là lượng nước ối trong túi ối có thể tăng hoặc giảm mỗi ngày.

Lượng nước ối tăng lên dần theo tiến trình của thai kỳ. Mới đầu chỉ có vài ml nhưng đến khi thai được 36 tuần sẽ dao động từ 800-1000ml. Từ tuần thứ 38 trở đi, dung dịch này bắt đầu giảm cho đến khi sinh.

Nếu quá ít nước ối bao quanh bé được gọi là tình trạng thiếu ối còn có quá nhiều nước ối gọi là đa ối.

C. Làm sao để biết mình bị thiếu ối?

Bác sĩ hoặc người hộ sinh có thể dự đoán mức nước ối của mẹ bầu bị thiếu nếu thấy bụng của mẹ và em bé bị nhỏ hơn so với thông thường. Người hộ sinh đo vòng bụng của mẹ bằng thước dây trong đợt khám định kỳ.

Người hộ sinh sẽ tiếp tục kiểm tra lượng nước ối nếu:

Trường hợp người hộ sinh lo ngại có vấn đề, họ sẽ gợi ý mẹ bầu làm siêu âm.

Người siêu âm sẽ kiểm tra mức nước ối bằng cách nhìn vào tổng thể túi ối. Người ta sẽ đo độ sâu của những túi lớn nhất theo bốn phần của tử cung. Bằng cách cộng bốn số đo với nhau, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ số về mức nước ối cho mẹ bầu hoặc có thể dùng cách khác là đo túi có độ sâu nhất.

Các chuyên gia đã thiết lập được mức nước ối bình thường theo từng tuần mang thai vì vậy mức nước ối của các mẹ khi siêu âm sẽ được so sánh với đó. Nhìn chung, chỉ số cho mức nước ối (khi tính tổng như trên) được khoảng 5cm hay ít hơn hoặc chỉ số của túi ối sâu nhất ít hơn 2cm được coi là bị thiếu ối.

D. Thiếu ối ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên thiếu ối là gì, mức độ ít nước ối như thế nào và thời gian của thai là bao lâu rồi.

Đáng nói nhất là mẹ bị thiếu ối trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và thời gian đầu của tam cá nguyệt thứ hai có thể dẫn đến nguy cơ tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết non. Nó cũng gây ra nhiều vấn đề về sự tăng trưởng chung của bé và sự phát triển phổi.

Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp thiếu ối xảy ra ở tam cá nguyệt thứ ba khi mẹ bầu lơ là khỏi những thứ cần thiết khi vẫn đang mang bầu. Các bác sĩ sẽ phải theo dõi cẩn thận lượng nước ối và sự tăng trưởng của bé. Để giữ đủ nước cho cơ thể người mẹ, các mẹ cần bổ sung thêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch (tiêm vào tĩnh mạch) nếu bác sĩ yêu cầu.

Tuy nhiên, thiếu ối có thể gây nên các biến chứng sinh nở. Ví dụ như trẻ có thể bị thai ngôi mông mà không đủ không gian để quay lại vị trí thai ngôi thuận.

Nếu nước ối bị vỡ sớm, có thể các mẹ đã chuẩn bị sinh. Bác sĩ sẽ cân nhắc những rủi ro xảy ra khi sinh sớm với nguy cơ nhiễm trùng khi vẫn để trẻ trong tử cung. Các mẹ có thể được cho uống kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng ảnh hưởng đến trẻ.

Khi mẹ ở giai đoạn chuẩn bị sinh, khả năng trẻ bị khó chịu càng cao hơn. Trẻ có thể đi ngoài ra một ít phân su màu đen ngay trong dịch ối. Nếu trẻ bị nuốt phải dung dịch có phân su này sẽ có thể gặp vấn đề về phổi khi sinh ra.

Một vấn đề khác có thể xảy ra là dây rốn đột nhiên bị kẹt lại trong khi chuẩn bị sinh. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận từng chút một để phán đoán liệu bé có tiếp tục sinh thường được không. Nếu mọi chuyện trở nên quá khó khăn có thể buộc phải mổ lấy thai.

[adinserter block=”12″]

E. Nguyên nhân gây nên thiếu ối

Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu ối là vỡ ối. Không có nguyên nhân cụ thể nào được tìm thấy rõ ràng nhưng thông thường do những nguyên nhân sau:

1. Vỡ ối

Nước ối có thể chảy ra nhiều hoặc rò rỉ từng chút một bởi vì có vết rách ở túi ối. Đôi khi rất khó nhận biết sự khác nhau giữa túi ối bị rách hoặc sự rò rỉ đơn thuần.

Nếu các mẹ không chắc chắn liệu mình có bị vỡ ối hay không, hãy liên hệ với người hộ sinh hoặc bác sĩ ngay lập tức. Trường hợp vỡ ối sớm, trước khi các cơn co thắt xảy ra, các mẹ có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu sau đó không tiến hành sinh luôn.

Các mẹ có thể được bổ sung kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu vỡ ối trước khi thai được 37 tuần, kháng sinh thường được khuyên dùng để giúp kéo dài thai kỳ và chống lại nhiễm trùng. Kháng sinh mà được sử dụng sẽ phải an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Phụ thuộc vào giai đoạn của thai mà các mẹ có thể được khuyên nên tiến hành sinh nhân tạo. Nếu không thực hiện phương pháp đó, các mẹ sẽ được theo dõi đến tận khi bắt đầu sinh tự nhiên được.

2. Gặp vấn đề về nhau thai

Đây có thể là một trong nhiều nguyên nhân vì mẹ gặp phải tình trạng dẫn đến ngừng cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng đó bao gồm bệnh lupus, cao huyết áp, tiền sản giậttiểu đường. Điều đó cũng có thể xảy ra nếu thai kỳ đã kéo dài hơn 42 tuần.

Trường hợp nhau thai không hoạt động tốt, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và an toàn của thai nhi. Sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ hơn và siêu âm thường xuyên để kiểm tra mức độ nước ối.

3. Thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng thiếu ối. Chúng bao gồm những phương pháp điều trị huyết áp cao (có các chất ức chế chuyển đổi enzim angiotensin) và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Nhưng những loại thuốc này thường không được kê trong đơn thuốc cho bà bầu.

4. Trẻ có vấn đề về sức khỏe

Thai nhi không thể sản sinh hoặc chuyển đổi đủ nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu cho bác sĩ thấy trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến thận hoặc hệ thống tiết niệu – dấu hiệu của sự bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu nguyên nhân thiếu ối là đây thì nó sẽ được nhận thấy trong quá trình siêu âm bất thường lúc thai được 20 tuần.

Các mẹ chắc chắn sẽ rất lo lắng khi nghe nói con mình có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy các mẹ sẽ nhận được sự chăm sóc cẩn thận và được giới thiệu đến những cơ sở y tế chuyên về thai nhi với những tư vấn viên và người hộ sinh có kiến thức, kĩ năng tốt. Tại đấy, họ sẽ cung cấp phương pháp điều trị hữu hiệu không có ở những cơ sở nhỏ.

5. Có vấn đề với cặp sinh đôi cùng trứng

Trường hợp sinh đôi cùng trứng phải chia sẻ nhau thai nên đôi lúc mức nước ối bị mất cân bằng. Điều này xảy ra khi một trong hai bé nhận được nhiều máu thông qua nhau thai hơn bé còn lại. Tình trạng này sẽ dẫn đến một bé được thêm máu có quá nhiều dịch lỏng còn bé kia thì không đủ dung dịch đó (đây gọi là hiện tượng truyền máu song thai).

Nếu tất cả những nguyên nhân trên đây bị loại trừ, sẽ rất khó để kết luận tại sao mẹ bị thiếu ối. Chúng ta biết rằng thiếu ối thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè vì mẹ bầu có thể bị mất nước.

Uống nhiều nước có thể giúp làm tăng dịch ối. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ và thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

F. Phải làm gì nếu bị thiếu ối

Các mẹ sẽ rất lo lắng nếu biết mình bị thiếu ối. Tuy nhiên, mẹ không cần làm gì nhiều ngoài việc giữ nước cho cơ thể, ăn uống nghỉ ngơi. Đừng để sự lo lắng làm mình mất ngủ.

Mẹ và bé luôn được chăm sóc tốt trong suốt thai kì. Yêu cầu bác sĩ và người hộ sinh theo dõi cẩn thận để chắc chắn rằng mẹ nhận được sự chăm sóc tốt nhất, tận tình hết mức có thể.

(Theo Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

3 thoughts on “Thiếu ối – rất nguy hiểm nếu mẹ không biết”

  1. Em maq thai dc 38w ma hom qa di kham bsi bao it nuoc oi ma toi gio e thay be it dap co anh huong gi khong cac me….chi e voi

    Reply
  2. Vk mình mang thai được 16 tuần thị cạn ối, bác sý bảo nhập viện ngay nhưng mình về động viên an ủi vk để vk ko lo lắng nhiều, từ hôm đó vk mình uống 1 ngày 2 quả dừa, 2 lít nước mía, ăn cam, 3 lít nước lọc, ăn cơm canh xương hầm, dở buổi ăn 1 tô cháo gà, bồ câu hoặc là lương. Cứ như vậy đến tuần thứ 18 vk ck mình đi siêu âm ở bv nhi nghệ an. Kết quả siêu âm là chỉ số ối là 37mm. Sau 5 ngày vkck mình lại đi ra bv trưng ương sản nhi hà nội kiểm tra chỉ số ối lên 47mm. Theo bác sý nước ối của vk em như thế có ảnh hưởng đến em bé ko? Và có khả năng phục hồi ko thưa bác sý? Vkck e và gd em lất lo lăng. Mong bác sý cho lời khuyên

    Reply
  3. Mình đi siêu âm thai đợt 19 tuần bác sĩ nói mình bị cạn nước ối và sau lời khuyên mình về uống mỗi ngày một quả dừa và 2 quả cam, trong lúc quá trình đi vệ sinh xog mình cũng uỗng nước sau mỗi lần. Đợt 22 tuần mình đi siêu âm lại bác sĩ vẫn nói là thiếu nước ối ở độ I, II, bsi có dặn là cần truyền nước và uống canxi nước thì sẽ tiết nước ối nhanh. Mình hoang mang quá lo lắng cho con mình nữa, 22 tuần rồi mà chưa coi được mặt con. Mình phải làm sao bây giờ ????

    Reply

Leave a Comment