Mang thai tuần thứ 29 và 30

Út Em chào các mẹ.

Chúc mừng mẹ đã bước sang giai đoạn mới của thai kỳ.

Mẹ giờ đây chưa nặng nề đến nỗi đi lại khó khăn nhưng mọi người đều có thể nhìn thấy mẹ đang mang thai.

Mang thai 29 – 30 tuần: thai nhi

Đo từ đầu tới chân, thai nhi trong tuần này sẽ dài khoảng 33 cm và đang phát triển nhanh. Bé không những mở mắt được mà còn có thể hướng tới ánh sáng ở bên ngoài bụng mẹ.

thai kỳ 29 - 30 tuần

Cơ thể bé tiếp tục phát triển mỡ dưới da nhiều hơn, điều đó có nghĩa là da bé đang mịn dần và ít nhăn nheo hơn.

Mang thai 29 – 30 tuần: mẹ

Điều gì đang diễn ra với cơ thể của mẹ?

Mẹ có thể gặp phải chứng giãn tĩnh mạch. Đó là triệu chứng các mạch máu – thường là ở chân – sưng lên và mấp mô. Nếu chúng làm mẹ thấy khó chịu, hãy giơ chân lên bất cứ khi nào có thể và hãy cân nhắc đến việc mặc quần tất nhé. Tuy nhiên, nếu chân quá sưng và đau đến nỗi mẹ cảm thấy đau khi đứng thì hãy nói ngay với bà đỡ hoặc bác sĩ của mẹ.

Lúc này rốn của mẹ có thể bắt đầu nhô ra một chút. Nó sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi mẹ sinh.

Mẹ có thể bị rạn da. Khó để tránh bị rạn da, nhưng những vết rạn này tuy không hết hẳn nhưng sẽ mờ dần theo thời gian sau khi sinh. Bạn có thể thoa dầu dừa để hạn chế rạn.

Trong khoảng thời gian này mẹ có thể được tiêm vắc-xin ho gà. Tất cả phụ nữ đang mang thai từ tuần 28 đến 38 nên được tiêm vắc-xin này.

Hãy nghỉ ngơi….với các bài tập luyện

Bơi là một cách tập luyện tuyệt vời ở giai đoạn này. Nước sẽ nhẹ nhàng nâng đỡ cơ thể mẹ và mẹ sẽ luyện tập tốt mà không sợ bị thương.
[adinserter block=”8″]

Mẹ cảm thấy như thế nào

Mẹ có thể cảm thấy lo lắng – nhiều phụ nữ bắt đầu có những giấc mơ sinh động về việc sinh đẻ. Các lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ chuẩn bị cho dấu hiệu chuyển dạ thực sự sau này và hi vọng sẽ trấn an bạn.

Nếu mẹ đang rất sợ hãi về việc sinh đẻ, hãy nói với bác sĩ. Tìm hiểu nhiều hơn về chuyển dạ và sinh con.

Khi bụng của mẹ ngày càng lớn, mẹ có thể thấy khó khăn hơn khi cố gắng làm một việc gì đó và mẹ có thể thở hổn hển, đặc biệt là khi đang leo cầu thang.

Hãy làm chậm lại và hãy làm việc với tốc độ mà cơ thể mẹ có thể thích nghi được. Mẹ sẽ trở lại với tốc độ bình thường sau khi sinh – đây chỉ là sự giảm tốc tạm thời thôi!

Mẹ cũng có thể bắt đầu gặp phải chứng ợ nóng, nếu mẹ chưa từng bị. Đó là cảm giác nóng bỏng ở ngực và thường xảy ra khi a-xít rò rỉ ra khỏi dạ dày. Triệu chứng này thưởng xảy ra ở giai đoạn thai kì này là bởi vì lúc này thai nhi và bụng đã đủ lớn để đẩy áp suất lên dạ dày của bạn.

Tránh ăn nhiều mà hãy ăn bữa nhỏ và chia làm nhiều bữa, Không nên ăn những thức ăn cay và nhiều chất béo. Uống sữa cũng có thể giúp mẹ trong trường hợp này.

Nếu biện pháp trên không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ kê cho mẹ thuốc gì đó để uống.

Hãy luôn luôn đi khám bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp chữa trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa bởi vì một số thuốc có thể không phù hợp với người mang thai.

Mang thai 29 – 30 tuần: những việc mẹ nên làm

Hãy chăm sóc cho bản thân.

Hãy cẩn thận khi mẹ ngồi xuống để nghỉ ngơi. Hãy đẩy mông của mẹ sát vào thành ghế để lưng của mẹ được tựa.

Những bài tập thể dục đơn giản cho phụ nữ mang thai sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe và gồm những bài tập đơn giản mẹ có thể thực hiện ở nhà hoặc ở nơi làm việc.

Hãy giành thời gian để thư giãn. Ngồi trong vườn, xem chương trình truyền hình yêu thích ở trên giường, tắm nước ấm hay nói chuyện với bạn bè là những cách có thể giúp thư giãn và tạo cho bạn cảm giác thoải mái.

Tìm hiểu nhiều hơn về chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bắt đầu chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Hãy kiểm tra danh sách tất cả những đồ sơ sinh cơ bản mà mẹ cần có, bao gồm: quần áo, chỗ ngủ cho bé, xe đẩy và/hoặc ghế an toàn khi ngồi ô tô, và những vật dụng cần thiết khác.

Không cần mua tất cả mọi thứ một lúc. Ngoại trừ những vật dụng cơ bản ra những thứ khác mẹ có thể mua sau khi mẹ và bé đã về nhà.

Không quá sớm để mẹ gói ghém đồ chuẩn bị đi sinh vì mẹ cần phải sẵn sàng trong trường hợp bé của mẹ muốn ra sớm.

Mang thai và công việc

Tuần 29 là thời điểm sớm nhất mẹ có thể bắt đầu xin nghỉ sinh. Nhiều phụ nữ thích làm việc lâu hơn để giành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh.

(Nguồn Tommys – Đoàn Thị Giang dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

8 thoughts on “Mang thai tuần thứ 29 và 30”

    • Các câu hỏi như thế này bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ nhé, họ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận tốt hơn nhiều lời khuyên trên mạng.

      Reply
  1. Mình mang thai đến nay được 29 tuần, hôm vừa rồi có đi khám định kỳ, phát hiện mình bị tiểu đường thai nghén. Mình phải nằm viện mất 2 tuần đề điều trị bênh tiểu đường thai nghén, theo dự kiến của bác sĩ ngày mai mình sẽ được ra viện, thì hôm nay bác sĩ có kiểm tra và siêu âm cho mình, thì lại phát hiện tuyến giáp của mình có 1 u nhỏ, và theo phán đoán của bác sĩ thì u này của mình siêu âm thì thấy không đẹp, yêu cầu mình thử máu và làm sinh tiết u này. Mình rất lo cho thai nhi của mình, vì mình có đọc trên mạng các thông tin về bệnh tuyến giáp trong thời kỳ mang thai là rất nguy hiểm. Mẹ nào đã gặp và có kinh nghiệm về bệnh này chỉ cho mình với.

    Reply
    • Chào bạn, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất nhé.

      Reply
    • ban sinh e be chua.minh dang o tuan 30 ma mat benh quay bi jo mjnh lo qua.k pit co anh huonh j toi e be k nua.minh chi pit khoc thoi

      Reply
  2. Mình mang thai tuần thứ 30. Hôm nay tự nhiên có cảm giác buốt phần bụng dưới và đau lưng nữa. Như vậy có ảnh hưởng gì ko? Mẹ nào có kinh nghiệm chỉ cho mình với

    Reply

Leave a Comment