Út Em chào các mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng rò rỉ nước ối.
Trong suốt thai kỳ, thai nhi phát triển hoàn toàn trong tử cung. Trong đó, có một túi chứa đầy dung dịch nước ối có chức năng như màng đệm và bảo vệ thai nhi khỏi những tác nhân gây hại.
Nước ối giúp bé có thể xoay, dịch chuyển và đá mà không bị cản trở gì.
Ở khoảng tuần thứ 2 của thai kỳ, túi ối dần định hình và bắt đầu có đầy dung dịch.
Đến khoảng tuần 10, dung dịch này sẽ có tất cả những dưỡng chất cần thiết để nuôi thai nhi. Giai đoạn sau này của thai kỳ, thai nhi uống nước ối và đi tiểu khi thận bắt đầu hoạt động.
Thông thường, nước ối có thể rò rỉ khi chuẩn bị sinh. Bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào từ giai đoạn đầu mang thai, ví dụ như ở tuần 15 đều được coi là hiện tượng rò rỉ nước ối sớm và cần đi khám ngay.
Rò rỉ ối sớm là gì?
Nếu em bé đến gần ngày sinh, túi ối bị vỡ và nước ối chảy âm ỉ qua âm đạo.
Khi điều này sảy ra, người ta gọi là vỡ ối tự nhiên (SROM), các mẹ nên gọi điện cho bác sĩ và đến bệnh viện ngay, nói rõ là mình đã bị vỡ ối.
Nếu đây là thời điểm có thể sinh em bé thì rất bình thường. Trường hợp túi ối bị rách và dịch ối rò rỉ ra ngoài từ khi mới mang thai cho đến trước tuần 37-38 sẽ bị coi là rò rỉ ối sớm (PROM). Nước ối có thể phun ra ồ ạt hoặc chỉ chảy nhỏ giọt.
Nước ối thường có màu trong nhưng cũng có khi nó nhuốm màu máu, màu xanh hoặc nâu.
Các mẹ có thể bị nhầm lẫn giữa nước tiểu và nước ối bởi vì không thể kiểm soát được khi nào chúng rò rỉ ra ngoài.
Làm cách nào để nhận biết mình bị rò rỉ ối hay nước tiểu?
Nếu các mẹ thấy có dung dịch chảy ra từ âm đạo, các mẹ cần theo dõi liên tục hiện tượng rò rỉ này.
Có thể chỉ là cảm giác nhỏ giọt không thể kiểm soát. Trong một số trường hợp, nước ối có thể phun ra theo tia nhỏ hoặc lớn hơn.
Khác với nước tiểu, các mẹ không thể ngăn hiện tượng nước ối rò rỉ.
Ngay khi các mẹ nhận thấy hiện tượng rò rỉ này, hãy đặt một miếng băng vệ sinh vào trong quần lót.
Sau khi nước chảy ra đã ngấm hết băng vệ sinh, các mẹ lấy băng ra và kiểm tra màu cũng như là mùi của nó. Nếu đó là nước ối, nó thường không có màu và mùi dịu hơn nước tiểu.
Trường hợp biết đó là nước ối, các mẹ nên đến các trung tâm y khoa ngay lập tức vì hiện tượng rò rỉ ối có thể khiến cả mẹ và thai nhi bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ ối sớm
Hiện tượng rò rỉ ối sớm từ khi sinh đến khi bé được sinh ra có thể do một số nguyên nhân khác nhau như:
- Có tiền sử bị rò rỉ ối sớm
- Nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung hoặc tử cung
- Hút thuốc trong khi mang thai
- Có áp lực tác động đến túi ối từ bên trong, ví dụ như thai nhi quá to hoặc mang thai đôi
- Đã phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung trước đây
- Có thói quen xấu như uống rượu, sử dụng chất kích thích hoặc chế độ ăn uống thiếu chất
Cách xử lý hiện tượng rò rỉ nước ối sớm
Nếu các mẹ cho rằng mình bị rò rỉ ối sớm hoặc bị vỡ ối, hãy nhớ rằng phải gọi cho bác sĩ hoặc đến trung tâm hay phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức.
Thời điểm này rất quan trọng vì hiện tượng này có thể gây ra nhiễm trùng nếu các mẹ không xử lý kịp thời. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra như sau:
- Những dấu hiệu quan trọng: Kiếm tra thân nhiệt, huyết áp, mạch và nhiều thủ thuật khác để đánh giá sự nhiễm trùng nếu các mẹ bị rò rỉ nước ối sớm
- Sử dụng giấy quỳ tím: Nồng độ pH của nước ối rất khác với nước tiểu. Bác sĩ sẽ áp giấy quỳ tím vào quần lót hoặc miếng băng vệ sinh hoặc lấy mẫu dung dịch chảy ra từ âm đạo của các mẹ rồi thử với giấy quỳ tím để xem nguồn gốc dung dịch đó là gì
- Kiểm tra âm đạo: Bác sĩ có thể sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo và xem chất lỏng chảy ra từ đâu và lấy mẫu đó kiểm tra dưới ống kính hiển vi
- Kiểm tra bằng siêu âm: Bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên sẽ siêu âm để kiểm tra xem có dấu hiệu bị vỡ túi ối không và đo mức nước ối
[adinserter block=”11″]
Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng máy đo để kiểm tra các cơn gò và nhịp tim thai nhi.
Nếu có điều gì đó bất ổn, họ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị tùy thuộc vào thời gian mang thai của các mẹ. Cụ thể như sau:
Bắt đầu mang thai đến khi thai được 24 tuần
- Nhập viện để theo dõi
- Không được quan hệ với chồng vì có thể gây sảy thai
- Qua quá trình theo dõi, các bác sĩ sẽ thảo luận với nhau và đưa ra biện pháp điều trị
Từ tuần 24 đến tuần 31
- Nhập viện
- Điều trị bằng kháng sinh
- Tiêm steroid để kích thích phổi của thai nhi phát triển
- Trì hoãn việc sinh nở đến tuần 33 nếu có thể nhưng cũng có thể sinh sớm hơn trong trường hợp thực sự cần thiết
Mang thai được 32-33 tuần
- Kiểm tra kĩ lưỡng phổi của bé
- Sử dụng kháng sinh
- Tiêm steroid để kích thích phổi của bé phát triển hơn nữa
- Kích thích chuyển dạ ở thời gian này nếu phổi của thai nhi ổn định hơn và đây là điều cần thiết
Thai nhi được 34 tuần trở đi
- Nhập viện để kiểm tra tình trạng thai nhi
- Sử dụng thuốc kháng sinh nếu bị vỡ ối trước đó hơn 24 tiếng
- Kích thích chuyển dạ bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết khi thai nhi đã được hơn 24 tuần. Thông thường, khi đã được 34 tuần, thai nhi đã phát triển tương đối ổn định
Trải nghiệm của các mẹ về việc rò rỉ nước ối khi mang thai
Mẹ Stacy – Rò rỉ nước ối khi mang thai được 15 tuần
Năm ngoái tôi mang thai đôi (1 nam 1 nữ) và ở tuần thai thứ 15, túi ối của cậu con trai Evan bị vỡ.
Tôi đã phải nhập viện, điều trị bằng kháng sinh và tiêm steroid. Sau đó, tôi nằm viện và được theo dõi nghiêm ngặt đến tận khi được 30 tuần; khi đó, họ buộc phải cố gắng giúp tôi sinh bé này ra vì bị nhiễm trùng.
Đứa con trai Evan của tôi phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh đến khi được 3 tháng tuổi. Chị gái sinh đôi của Evan được trở về nhà sau 2 tháng và rất khỏe mạnh.
Evan là một đứa trẻ tuyệt vời, hay mang đến nhiều niềm vui nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức: bị giảm sản phổi, trào ngược dạ dày thực quản và vấn đề về tai. Tôi chỉ mong có một phép màu đến với con tôi.
Mẹ Kandy – Sinh non từ tuần 33 khi bị rò rỉ nước ối từ tuần 24
Đây là lần mang thai đầu của tôi và chỉ kéo dài 33 tuần. Trong khoảng tuần 24, tôi bị rò rỉ nước ối sớm.
Các bác sĩ yêu cầu tôi nghỉ ngơi ở giường bệnh trong 2 tuần. Họ tiêm steroid cho tôi và đến tuần 26, tôi được cho về nhà. Ngoài ra tôi còn cấy thuốc progesterone qua âm đạo vào tử cung để giữ cho cổ tử cung tạm thời không mở ra.
Đến tuần 31, tôi phải thực hiện siêu âm và nó cho thấy túi ối đã bị vỡ. Ngay khi siêu âm thấy túi ối bị vỡ, bác sĩ đã phải bổ sung erythromycin và steroid để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp phổi của thai nhi phát triển.
Bên cạnh đó họ cho biết tôi cần phải chuyển dạ và sinh con mặc dù tôi cũng đã được tiêm thuốc để hạn chế việc chuyển dạ trước đó. Bé nhà tôi vẫn được sinh ra một cách khỏe mạnh khi gần đến tuần 34.
(Theo Newkidscenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
Bác Sỹ ơi, giúp Em với. Vợ em bị rỉ ối khi mới 23 tuần tuổi. Bác sĩ đã truyền nước muối và Ringer lactate . Nhưng 2 ngày rồi chưa tiến triển, vẫn bị rỉ ối. Có cách nào ko bác sĩ ạ??
Bên mình không phải bác sĩ đâu, chỉ có các bài viết để các bạn tham khảo thôi. Những vấn đề như thế này bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ đã thăm khám xem như thế nào nhé. Chúc mẹ con bạn mạnh khỏe.
Tu nhien sang nay dang ngu co cam giac nuoc nong nong ra . Giat minh tuong mau ra sau khi kem tra thi thay uot giong nhu nuoc tieu nhug k co mui . Hien tai mminh dag mang bau tuan 31 minh lo qua vi trc day minh da tung sinh con be dau bi sinh nnon o tuan 36 bi vo oi nnon . Vay bay gio minh phai lam sao day
Sinh non như vậy bé có khỏe mạnh không bạn??
Thai mih nay 31tuan oi 6cm.va be nang dc 1kg8.di kham bs noi neu oi 5cm la phai nhap vien.hom 30tuan bs da tim 2 mui ngua phoi cho thai nhi.e van uong ngay 3trai dua va sua lam sao cho du 3_4lit nc.
E mang thai tuan thu 33 ma bi ro ri oi e fai lam gi ?
chi oi cho em hoi la hom qua em moi di kham thai duoc 34 tuan nhung ma sieu thi nuoc oi cua em bi thieu chi con co 7cm co phai nhap vien ko
Em dang mang thai o tuan 38 nhung bi ro ri nuoc oi em phai lam sao
Chào em, bên mình không tư vấn các vấn đề y khoa. Nếu em lo lắng nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra nhé.