Út Em chào các mẹ. Theo nhiều nghiên cứu:
Chỉ khoảng 4% trẻ được sinh ra đúng với ngày dự sinh.
Khoảng 20% trẻ ra đời ở tuần 41 hoặc sau đó.
Vì vậy hãy yên tâm rằng không chỉ có mình bạn phải lo lắng khi bé chuẩn bị hiện diện trong cuộc sống gia đình.
Liệu quá ngày dự sinh có là chuyện bình thường?
Đó là chuyện hết sức bình thường.
Phần lớn trẻ em ra đời trong khoảng 37 tuần đến 41 tuần của chu kỳ mang thai, thường trong vòng 1 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh.
Còn với những trường hợp sinh đôi, sinh ba thai nhi sẽ sinh sớm trước 37 tuần.
Ngày dự sinh chính là ngày tính toán bạn sẽ sinh; hay rơi vào 40 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Người phụ trách hộ sinh sẽ chẩn đoán ngày sinh của bạn theo hình ảnh siêu âm.
Một chu kỳ thai kéo dài hơn 42 tuần (294 ngày) là quá dài; chỉ khoảng 5% đến 10% phụ nữ mang bầu có chu kỳ thai tự nhiên dài như vậy.
Thực tế, nhiều đơn vị phụ trách vấn đề thai sản đã đưa ra chính sách kích thích chuyển dạ trước 42 tuần nên chỉ có khoảng 3% em bé được sinh ra sau thời hạn này (thống kê ở Vương Quốc Anh).
Có vấn đề gì không nếu mẹ bầu đã quá ngày dự sinh?
Nếu chỉ là một vài ngày sau ngày dự sinh, phần lớn các bác sĩ sẽ không khuyến khích bà bầu kích thích chuyển dạ mặc cho giai đoạn này có thể khiến các mẹ bị mất tinh thần.
Dù nhiều bé vẫn khỏe mạnh nhưng các bác sĩ sản khoa cũng không thể không lo lắng nếu chu kỳ thai tiếp tục vượt quá vài tuần so với ngày dự sinh. Nguyên do là, sau 42 tuần, một phần nhỏ các bé bị chết lưu bất ngờ khi vẫn còn đang trong tử cung hoặc ngay sau khi sinh.
Số lượng trẻ chết non hoặc tử vong ngay sau khi sinh gia tăng trong giai đoạn từ 39 đến 42 tuần. Nguy cơ suy thai và thai chết lưu tăng vọt sau 42 tuần, đặc biệt đối với những sản phụ sinh con lần đầu. Mặc dù tỷ lệ gia tăng nhưng rất hiếm trẻ tử vong ở giai đoạn 39 – 42 tuần.
Tỷ lệ thai chết lưu trong giai đoạn 39 – 40 tuần ít hơn 1/1000, tăng khoảng 1/1000 ở giai đoạn 41 tuần và 2/1000 đến 3/1000 lúc 42 – 43 tuần. Hầu hết các bệnh viện sẽ khuyên bạn kích thích chuyển dạ khi được 41 tuần. Bởi lúc này, các bé hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng cho kỳ sinh nở an toàn. Phương pháp này giúp làm giảm số ca phải mổ đẻ khẩn cấp.
Khi nào phụ nữ mang thai được khuyến nghị kích thích chuyển dạ?
Nếu quá trình mang bầu không có diễn biến phức tạp, các mẹ hoàn toàn được khuyến nghị kích thích chuyển dạ ở tuần 41. Thời gian này còn tùy thuộc vào chính sách của từng bệnh viện, một số nơi khác sẽ đề xuất thực hiện việc này trong vòng 7-10 ngày hoặc 2 tuần sau ngày dự sinh. Đó là vì không ai biết chắc chắn lúc nào là thời gian lý tưởng để kích thích chuyển dạ cho mẹ bầu quá ngày dự sinh.
Có những mẹ mong muốn chuyển dạ trong tuần 42 bởi ngần ấy thời gian cũng đủ cho việc mang thai. Hoặc nếu ai đó muốn chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra thêm, đặc biệt với phụ nữ đã có con trước đó vì tỷ lệ trẻ gặp nguy hiểm thấp hơn so với những người mang thai lần đầu.
Trong trường hợp bác sĩ sản khoa đề nghị kích thích chuyển dạ hoặc do hoàn cảnh cá nhân như độ tuổi, cân nặng, các biến chứng trong thời gian mang thai (bệnh tiểu đường, cao huyết áp…), bác sĩ sẽ sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc và gợi ý một ngày thực hiện việc kích thích chuyển dạ.
Nếu bạn quyết định không thực hiện phương pháp kích chuyển dạ, bạn hoàn toàn có thể chuyển dạ tự nhiên trước khi tròn 42 tuần. Tình hình sẽ dựa trên hình ảnh siêu âm và thời gian này, em bé vẫn ổn định và an toàn trong bụng mẹ.
[adinserter block=”12″]
Lựa chọn cho mẹ bầu là gì?
Nếu đã nói chuyện với bác sĩ nhưng vẫn không chắc chắn về việc sử dụng phương thức kích chuyển dạ, các bạn có thể để 1 – 2 ngày để cân nhắc. Suy xét lời khuyên từ người hộ sinh, đọc thêm thông tin về kích thích chuyển dạ với chồng hoặc nói chuyện với bạn bè những người đã từng thực hiện phương thức này. Nhưng nhớ rằng mỗi chu kỳ mang thai sẽ khác nhau đấy.
Dù không có bất cứ nguy hại gì cho thai nhi và không muốn kích thích chuyển dạ, các mẹ vẫn có thể tiến hành theo dõi 2 – 3 ngày mỗi tuần để kiểm tra sức khỏe của trẻ. Điều này nên được thực hiện nếu quá trình mang thai đã vượt xa 42 tuần.
Người hộ sinh sẽ đến tận nhà để lắng nghe những vấn đề về bé hoặc mẹ bầu được yêu cầu đến bệnh viện để kiểm tra tim thai bằng máy CTG, siêu âm để xem những cử động của bé cũng như tình trạng nước ối của mẹ.
Cuối cùng, quyết định có sử dụng thủ thuật kích chuyển dạ hay không là ở bạn và cần dựa trên cơ sở thông tin bạn rút ra được từ hoàn cảnh của chính mình hoặc trò chuyện với người hộ sinh nếu cần thêm lời khuyên.
Phụ nữ mang thai nên làm gì trong thời gian chời đợi bé chào đời?
Lời khuyên tốt nhất trong tình huống này là khiến mình bận rộn để không ngồi một chỗ lo lắng xem điều gì sẽ xảy ra. Cố gắng lên kế hoạch hàng ngày hoặc là đi ra ngoài, hoặc nghĩ đến nhiều chuyện vui khác:
- Lúc này là thời gian tốt để đi mua sắm, tích trữ chút đồ ăn chuẩn bị cho các bữa cơm ngon. Ngay sau khi bé nhà bạn ra đời, thật là tuyệt vời nếu trong nhà luôn có nhiều đồ ăn ngon. Hãy cố gắng thử những công thức nấu ăn ngon chuẩn bị cho việc trở thành cha mẹ.
- Đi ra ngoài gặp bạn bè bởi sau khi sinh, việc này sẽ rất khó khăn đấy.
- Nghỉ ngơi: nếu bạn cảm thấy khó ngủ vào buổi tối, chỉ chợp mắt được một chút trong suốt cả ngày thì hãy gác chân mình lên đâu đó, nghe nhạc và đừng bứt rứt khi không thể ngủ, dù là giấc ngủ ngắn cũng khiến bạn thấy khỏe hơn, mang đến nhiều năng lượng khi làm việc.
- Nếu cảm thấy cơn đau đẻ sắp đến nhưng chính bản thân không chắc chắn thì hãy gọi ngay cho người hộ sinh và hỏi. Đừng ngại gọi cho họ một cuộc gọi khi quá lo lắng. Trong thời gian đó, xem lại những đồ cần mang đến viện để chắc chắn mình có mọi thứ cần thiết. Hoặc nghĩ xem mình nên mặc gì trong suốt quá trình chuyển dạ, liệu có nên wax trước khi sinh không?
Phương pháp kích chuyển dạ phổ biến như thế nào?
Tại vương quốc Anh, bạn có khoảng 25% cơ hội thực hiện phương pháp kích thích chuyển dạ. Ngoài ra điều này còn phụ thuộc vào nơi bạn sống. Tỷ lệ tại Anh, xứ Wales và Scotland là 23% trong khi ở bắc Ireland là 30%.
Tại Anh, tỷ lệ dao động từ 41% đến mức thấp là 9% các ca sinh trong một bệnh viện bất kể bệnh viện có tình huống thai sản nguy hiểm cao hay thấp. Họ sử dụng tiêu chí nơi sinh dựa vào những người phụ nữ mang bầu để thống kê số liệu cho đơn vị phụ trách thai sản trong khu vực.
(Theo Babycentre – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
Mk 41 tuần ruj mà chưa có dấu hiệu mk lo lắm phải làm sao
Oi chan qua troi luon minh bi lo 2ngay roi van chua co dau hieu gi het . di kham bs bao no dc 1phan xoa 40% roi , ko biet chug nao sanh day moi nguoi oi . be trong bung thi 3kg3 roi to qua ko biet sanh thuong dc ko nua .ai tu van giup minh nhe
Minh cug 40 tuan zui chua co dau hieu j ca lo qua nếu tinh theo ki kinh Cuoi nếu tinh theo siêu am thu dc 41 tuan zui co me nao tinh theo ki kinh Cuoi k
Mìh đủ 41 tuần rồi! Ktra dư ối, canxi hóa độ 1! Mà bụg tụt 2 tuần nay rồi bé vẫn chưa muốn ra! Ai cũg lo! Mìh k muốn vào viện chờ trog cái thời tiết oi bức này! Mai là sag tuần 42 rồi! Mìh nên chờ hay sag viện kích chuyển dạ đây? Ai có kinh nghiệm cho mìh biết với!
minh mang thai lan2 ui.hom nay la du 40tuan ui nhung chang thay dau hieu gi ca.co the tu van giup minh khong zay
Mjnh mang bau 40 tuan roi mjnh dang lo ko pit khi nao moi sanh, lan dau tien mang thai. Ko pit be trong bung khoe ko co anh huong gi ko con 2 ngay moi toi ngay du sinh ma lo wo di thoi
Mình đọc các phần trên rất hay và rất bổ ích có rất kinh nghiệm để làm
Mình đang mang bầu mà lên tuần 42 rồi cho mình hỏi mình phải làm sao